Thứ, 28/10/2019, 10:07 AM

Bệnh viện xương khớp từ thiện trong chùa Vạn Thọ

Chùa Vạn Thọ ở số 247, đường Hoàng Sa, quận 1 (Tp. Hồ Chí Minh) được người dân ví như “Bệnh viện miễn phí”, là nơi chữa bệnh không phân biệt giàu, nghèo. Phòng khám do Hòa thượng Thích Thanh Sơn (trụ trì) lập ra để điều trị các bệnh về xương khớp và truyền dạy y thuật cho các đệ tử.

 >>Gieo mầm thiện

Không bảng hiệu, im lìm trong khuôn viên của chùa Vạn Thọ, trong suốt gần 40 năm qua phòng khám Trật Đả Cốt đã như một cứu cánh, một điểm tựa giúp rất nhiều người nghèo vượt qua cơn bạo bệnh. Dù là phòng khám nhưng người dân lại quen gọi là “bệnh viện” của người nghèo.

Mỗi ngày, lượng bệnh nhân đến trung bình từ 60 -70 người, cao điểm vào đầu tuần có khi hơn 150 người đến phòng khám này.

Mỗi ngày, lượng bệnh nhân đến trung bình từ 60 -70 người, cao điểm vào đầu tuần có khi hơn 150 người đến phòng khám này.

Phòng khám Trật Đả Cốt (chuyên trị các chứng bong gân, trật khớp, gãy xương...) do Hòa thượng Thích Thanh Sơn (sinh năm 1929) trụ trì chùa khởi xướng thành lập từ những năm 1980.

Hòa thượng Thích Thanh Sơn

Hòa thượng Thích Thanh Sơn

Gọi là phòng khám, thế nhưng không gian chỉ vỏn vẹn gần 50m2 gói gọn tất cả các khâu: Chờ khám, bóc số, chẩn đoán và đắp, bó thuốc cho các bệnh nhân. Hằng ngày, phòng khám này chỉ thăm khám, chữa bệnh từ 13h – 16h nhưng lại đón từ 120 - 150 bệnh nhân mỗi buổi. Người đến sau phải chờ đợi hàng giờ đồng hồ mới đến lượt, vậy mà chẳng ai thấy phiền hà. Thậm chí còn vui vẻ giúp nhau lăn thuốc khi thấy có người cần.

Đều đặn vào chiều thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, phòng khám

Đều đặn vào chiều thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, phòng khám "trật đả cốt" nằm trong khuôn viên chùa Vạn Thọ lại mở cửa, đón nhiều người đến chữa các bệnh về xương khớp, bong gân.

Gần 40 năm trước, Hòa thượng Thích Thanh Sơn ngoài là tu sĩ còn là một lương y, chuyên khoa trật đả, bấm huyệt. Với suy nghĩ nhà sư không thể chỉ lo việc cầu nguyện, truyền bá Phật pháp mà còn phải tích cực làm việc xã hội, giúp đỡ mọi người. Hòa thượng đã thành lập phòng khám Trật Đả Cốt, chia sẻ với những khó khăn khi các bệnh viện ngày càng quá tải.

Thông tin người bệnh cũng được ghi lại để các thầy tiện theo dõi việc điều trị.

Thông tin người bệnh cũng được ghi lại để các thầy tiện theo dõi việc điều trị.

Khi vào khám bệnh tại phòng khám, mỗi nười sẽ được phát thẻ để lấy số thứ tự và được ghi rõ họ tên, nơi ở, dấu hiệu bệnh lý để tiện việc khám chữa và theo dõi. Các sư thầy tận tình hỏi thăm về tình trạng của bệnh nhân, chẩn đoán, đưa ra phương án điều trị rồi lưu thông tin bệnh nhân vào sổ. Sau đó bệnh nhân sẽ được nằm trên một chiếc bàn dài gần đó và ngồi chờ có người đến đắp thuốc, băng bó.

Các sư thầy xem ảnh chụp X-quang để chẩn đoán, chữa trị cho bệnh nhân.

Các sư thầy xem ảnh chụp X-quang để chẩn đoán, chữa trị cho bệnh nhân.

Trong quá trình chữa bệnh, thầy Thích Thanh Sơn sử dụng những loại thuốc tự nghiên cứu, pha chế theo công thức y học dân tộc cổ truyền, kết hợp với phương pháp nắn giúp bệnh nhân hồi phục khi bị chứng bong gân, trật khớp, gãy xương ở những vị trí không quá nghiêm trọng.

Các bệnh nhân đến khám và chữa bệnh chủ yếu là người nghèo, người lao động từ nhiều địa phương khác.

Các bệnh nhân đến khám và chữa bệnh chủ yếu là người nghèo, người lao động từ nhiều địa phương khác.

Ngoài thầy Thích Thanh Sơn, phòng khám Trật Đả Cốt còn có hai  lương y Đức Nguyên và Đức Hòa là những người trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân.

Các sư thầy thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.

Các sư thầy thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.

Ngoài những kiến thức về y học được sư phụ Thích Thanh Sơn trao truyền, các vị sư trực tiếp làm công tác khám chữa bệnh ở đây đều được gửi đi học các trường học chính quy và đều có bằng cấp lương y điều trị y học cổ truyền được ngành Y tế công nhận.

Bệnh nhân được nhà chùa cấp phát thuốc chữa và băng bó cẩn thận.

Bệnh nhân được nhà chùa cấp phát thuốc chữa và băng bó cẩn thận.

Phụ giúp trong phòng khám còn có những Phật tử tình nguyện vào chùa làm việc như những “y tá, điều dưỡng”. Mỗi ngày, công việc của họ là cắt lá thuốc, nấu thuốc, phụ giúp các sư thầy đắp thuốc cho bệnh nhân.

Chi phí khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí, bệnh nhân vẫn có thể công đức tùy tâm cho chùa.

Chi phí khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí, bệnh nhân vẫn có thể công đức tùy tâm cho chùa.

Những phật tử làm công quả tại chùa phụ trách việc bốc thuốc, băng bó vết thương và đón tiếp các bệnh nhân.

Những phật tử làm công quả tại chùa phụ trách việc bốc thuốc, băng bó vết thương và đón tiếp các bệnh nhân.

Trong suốt 40 năm qua, phòng khám Trật Đả Cốt đã tiếp nhận và thăm khám cho hàng vạn bệnh nhân bị bệnh xương khớp, bong gân…Nơi đây đã thực sự mang lại hạnh phúc cho những bệnh nhân nghèo đến từ mọi miền quê của cả nước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm