Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 18/07/2023, 09:25 AM

Bí ẩn về nguồn gốc và thời gian xuất hiện Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa

Theo nhiều nhà nghiên cứu Phật học, nguồn gốc và thời điểm của sự xuất hiện của bộ Bát Nhã Ba La Mật Đa mang nhiều điều bí ẩn.

Theo đa số nhà Phật học, bộ kinh này phát xuất từ miền Trung và miền Nam Ấn Độ.

Nhà nghiên cứu Phật giáo người Bỉ là Etienne Lamotte cho rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa khởi đầu từ miền Tây Bắc và Trung Á, do ảnh hưởng của nền văn minh Địa Trung Hải và Hy Lạp trong giai đoạn nảy sinh ra Đại Thừa. Nhưng theo Edward Conze, người Anh, một trong những học giả uyên thâm nhất về Bát Nhã Ba La Mật Đa, điều này chỉ chứng tỏ rằng bộ kinh này được thịnh hành tại miền Tây Bắc trong triều đại Kouchan (thế kỷ I sau Công Nguyên), chứ không phải là nảy sinh tại đây.

Kinh Kim Cang là bộ kinh được thêu bằng chỉ ngũ sắc từ thời vua Cảnh Thịnh dưới triều đại nhà Tây Sơn. Đây là bộ kinh thêu dài nhất Việt Nam, có giá trị văn hóa lịch sử thuộc hàng quốc bảo.

Kinh Kim Cang là bộ kinh được thêu bằng chỉ ngũ sắc từ thời vua Cảnh Thịnh dưới triều đại nhà Tây Sơn. Đây là bộ kinh thêu dài nhất Việt Nam, có giá trị văn hóa lịch sử thuộc hàng quốc bảo.

Theo ông, sự phát triển của Bát Nhã Ba La Mật Đa kéo dài hơn 10 thế kỷ và có thể chia ra làm 4 thời kỳ:

1) Từ 100 trước CN tới 100 sau CN là giai đoạn hình thành phần cơ bản của kinh.

2) Trong 200 năm sau, phần cơ bản này được tăng cường mạnh mẽ.

3) Trong 200 năm tiếp theo, cho tới 500 sau CN, các ý tưởng căn bản được đúc kết lại thành những bài kinh ngắn (trong đó có Kinh Kim Cương), đồng thời những bài tóm tắt có vần điệu.

4) Trong giai đoạn cuối (năm 600 đến năm 1200 sau CN), ảnh hưởng của Mật Tông bắt đầu thấy rõ, với sự thâm nhập bởi các câu thần chú và làm giảm bớt ảnh hưởng của bộ Kinh.

Tuy nhiên, có một số học giả (đa số người Nhật) không đồng ý với quan điểm này và cho rằng Kinh Kim Cương xuất hiện sớm hơn.

Nói tóm lại, thời điểm của sự xuất hiện của Kinh Kim Cang vẫn chưa được xác định một cách rõ rệt. Nhưng người ta có thể phỏng đoán rằng bài Kinh này, dưới một hình thức này hay một hình thức khác, xuất hiện vào một thời kỳ rất sớm trong bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức là vào khoảng thế kỷ I – II sau CN.

> Xem thêm các bài Kinh Phật khác tại đây.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm