Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/11/2022, 18:00 PM

Bị điếc hơn mười năm, chỉ nghe được tiếng niệm Phật

Ngày nào ông cũng nghe thấy tiếng niệm Phật. Mới bắt đầu cũng tưởng rằng là bệnh ở đầu, nhưng tại sao ông lại không nghe được những tiếng khác mà chỉ nghe thấy tiếng khánh và tiếng niệm Phật?

Audio

Quân Thiết Thiều là vị tiền bối về phái cải cách đông y. Sau khi tốt nghiệp ở trường Nam Dương Công Học, từng làm giáo sư hạng ưu, dạy Anh văn, sau làm Biên tập ở Thường Vụ Ấn Thư Quán, nghiên cứu y học, nhất là đối với Thương Hàn Luận của Trùng Cảnh rất là tinh tường, chữa bệnh rất là hiệu nghiệm.

Vì đọc nhiều bài viết của ông ấy cho nên tôi thường viết thư qua lại thăm hỏi nhau, nên chúng tôi thành đôi bạn tốt.

Ông thường khuyên mọi người học Phật, tuy nhiên ông không bắt buộc thường phải viết thư biện luận với nhau.

Mùa Thu năm thứ 23 (1934) tôi gửi tặng ông cuốn “Tịnh Độ Thánh Hiền Lục”, ông gửi thư trả lời rằng:

“Mới đọc trang đầu vẫn còn chưa tin tưởng, sau tự suy nghĩ lại càng không tin. Do là tại mình cố chấp, thôi thì cứ thử tin xem sao”.

Rồi ông lại tiếp tục đọc trang hai, trong lòng vẫn do dự. Sau lại đọc “Địa Tạng Bản Nguyện Kinh” do tôi gửi gửi tặng ông ấy, sau mười ngày sau thì ông không còn hoài nghi gì nữa...

Vào tháng 09 âm lịch là ngày đản sinh của đức Quán Thế Âm, lúc bốn giờ sáng Quân Thiết Thiều bỗng nghe tiếng khánh, rồi nghe tiếng niệm Phật, câu nào cũng rất rõ ràng.

Niệm Phật 3 năm, cư sĩ Thiện Căn vãng sanh lưu xá lợi

2

Quân Thiết Thiều tai bị điếc hơn mười năm nay, dù lớn tiếng ở bên tai cũng không nghe thấy gì. Nay nghe được tiếng niệm Phật liên tục hơn mười câu, âm thanh thật kỳ diệu. Trong đời chưa nghe lần nào. Mới đầu ông nghĩ là do phu nhân đọc kinh tại gia, nhưng lúc đó bà đang còn nằm bên cạnh ông chưa dậy, ông rất kinh ngạc, người run lên.

Bốn giờ sáng hôm sau, ông lại nghe tiếng niệm Phật như hôm trước. Buổi chiều hôm đó đang ngồi dưới lầu, cũng lại nghe thấy tiếng đọc kinh... Trước nghe tiếng khánh trổi lên, sau nghe tiếng niệm Phật.

Một hôm ông ăn Cua, sáng hôm sau ông không còn nghe thấy tiếng niệm Phật nữa, bèn tự nguyện rằng: "Nguyện từ nay suốt đời không ăn cua nữa!”

Rồi Ông niệm Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát bảy lần. Tiếp đó khánh lại trổi lên, tiếp theo là tiếng niệm Phật vang theo...

Từ đó về sau trong khoảng nửa năm, ngày nào ông cũng nghe thấy tiếng niệm Phật. Mới bắt đầu cũng tưởng rằng là bệnh ở đầu, nhưng tại sao ông lại không nghe được những tiếng khác mà chỉ nghe thấy tiếng khánh và tiếng niệm Phật? Cuối cùng thì ông mới biết đó là Linh Cảm của Bồ Tát Địa Tạng, hướng dẫn cho niệm Phật.

Tháng 3 năm 24 (1935) ông gửi người mang hai trăm bạc nhờ in kinh Địa Tạng, dặn người này thuật lại chuyện của ông để báo ân Phật. Lúc đó, ông đã nhiều lần gửi thư tự thuật lại chuyện kỳ diệu này...

Tháng 6 mùa Hạ ông tạ thế. Phu nhân và con cái thuật lại tình hình trước khi chết và ghi lại như sau:

"Tiên sinh trước khoảng ba hay bốn ngày, tự biết là sắp ra đi, dặn dò mọi việc rất rõ ràng, lại ra lệnh cho người nhà đừng khóc. Mọi người cùng đọc kinh niệm Phật. Buổi sáng trước khi mất, ông ngóc đầu nhìn bốn phía xung quanh, hỏi người nhà rằng:

- Các người có thấy cuốn sổ cái của ta không?

Gia nhân hỏi rằng:

- Trong cuốn sổ viết những gì?

Ông lại ngẩng đầu nhìn quanh chậm rãi nói rằng:

- Viết rất nhiều, nhưng những chữ nhìn không rõ.

Và nói tiếp:

- Ta đi đến chỗ đất lành, các người đừng buồn bã.

Lại nói tiếp:

- Ta đã biết chuyện quá khứ và mai sau...

Người nhà yêu cầu nói đại khái, ông trả lời là:

- Chẳng thể nói hết! Các con phải chăm lo niệm Phật.

Nói rồi ông lại tự lẩm bẩm niệm Phật không ngừng. Trước khi chết không nói được nữa, nhưng môi ông vẫn mấp máy niệm Phật, rồi đi về Tây Phương Tịnh độ.

Căn cứ vào lúc còn sống, ông giữ chức Biên Tập ở Tiểu Thuyết Nguyệt San tại Thường Vụ Ấn Quán, trong các bài ông viết thường có những lời lẽ phỉ báng Phật pháp, khi nói chuyện thường có lúc chê bai, mỉa mai Phật. Nhất là phu nhân niệm Phật đã hơn mười năm, ông nói với bạn bè rằng:

"Bà ấy muốn sống nơi Tây Phương, tôi sẽ sống ở đông Phương”. Ông tự cho mình là người có trí thức, thường hay chế nhạo Phật giáo, cho là những kẻ mê tín. Nhưng ông có túc duyên thiện căn, trên những bài viết thì lại có nhiều phù hợp với ông, cuối cùng ông vẫn hướng về Phật pháp mà được hưởng lợi ích chân thực. Được Bồ Tát từ bi tiếp dẫn. Với hai tai điếc, hàng ngày Ông vẫn nghe tiếng Phật hiệu để ông được theo pháp môn niệm Phật mà vãng sinh, pháp môn không thể không khởi lòng tín ngưỡng Phật. Vả lại mấy tháng nay ông không ngừng nghe tiếng niệm Phật, nên không thể không cảm giác thấy Chư Phật, Bồ Tát thường ở bên gia hộ cho mình mà tự sinh lòng tin kính. Vì vậy nên ông càng thành kính sám hối, nhờ đó mà nghiệp xấu mất dần...

Những gì ông ghi trong sổ cái tức là những việc thiện ác cả đời của ông... Cuốn sổ đó mới đầu ông không để ai biết, do tâm niệm của mình động tâm, nên bèn tự mình ghi chép lại. Đó là tâm niệm của mình, thiên đường hay địa ngục đều do lòng mình biểu hiện ra. Tội lỗi hay hình phạt, Tịnh Độ hay Cực Lạc, mọi điều là do nghiệp của mình cảm ra.

Trong sách đó ghi giữa lúc thời khắc sống còn, đó là thiện ác của đời mình biểu lộ. Người thường cũng vậy, thần trí rối loạn, không thể tự chủ, cũng như ho suyễn, ta chỉ cố gắng trấn tĩnh, làm ra dáng như không có việc gì xảy ra cũng không thể được. Duy có những người tịnh tu tịnh nghiệp, khi chết nhẹ nhõm thư thái. Tuy có bệnh nặng nhưng lúc này cũng không cảm thấy đau khổ, cho nên mới được ung dung niệm Phật, không bị tục lụy nghiệp chướng làm trở ngại.

Độc giả đừng cho rằng khi sắp chết được niệm Phật một cách rõ ràng là chuyện dễ dàng, là bình thường mà coi nhẹ nó. Kinh A Di Đà thuyết:

"Không có thể thiếu thiện căn và nhân duyên phước đức mà được sang Phật Quốc”.

Ông Thiết Thiều này là người trung thực, dám can đảm đem thuật lại những việc thiện - ác, hay cứu nhân độ thế của ông... đó là tịnh nghiệp thành tựu của ông vậy.

Trích "Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục" - Ấn Quang Đại Sư Giám Định.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Truyền thuyết về Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tư liệu 13:45 13/04/2024

Truyện kể về Từ Đạo Hạnh lấy nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử làm đối tượng phản ánh. Tuy nhiên, khi đi vào trong trang truyền thuyết, nhân vật này một mặt được thần thánh hóa theo quan niệm của dân gian, một mặt lại được tôn giáo hóa theo quan niệm Phật giáo. 

Nghiệp giết hại

Tư liệu 10:36 09/04/2024

Có một vị vua luôn được xem là đức độ và tài giỏi nhất của Ấn Độ từ xưa đến nay, đó là vua A-dục. Ông có một hoàng tử tên là Câu-na-la. Hoàng tử Câu-na-la rất khôi ngô tuấn tú, tướng mạo như tranh vẽ, khuôn mặt như trăng rằm, vì thế có rất nhiều cô gái muốn được gần gũi với chàng.

Người dạy voi

Tư liệu 07:02 09/04/2024

Những người trong đại hội nghe Phật thuyết ai cũng đạt ngộ, người thì đắc được bốn thánh vị, người thì phát tâm đạo rộng lớn, người thì phát nguyện xuất gia, không ai là không hoan hỉ kính vâng theo lời Phật dạy.

Sân hận giết hại chịu quả báo tức thì

Tư liệu 17:59 08/04/2024

Tại Chiết Giang có người họ Thiệu, làm nghề giết mổ và bán rượu thịt. Ông nuôi mấy con lợn, một hôm đang chọn xem con nào béo mập để giết thịt, bỗng một con trong số đó quỳ mọp xuống mà rơi lệ khóc. Họ Thiệu không hề khởi tâm thương xót, ngược lại còn nổi giận mang con lợn ấy đi giết ngay.

Xem thêm