Bí mật của sinh mệnh nằm ở sự sợ hãi
Hỏi: Làm sao con có thể vượt qua lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi trong con? Con luôn suy nghĩ về những chuyện tương lai và tự đau buồn, hoặc lo lắng và tiêu cực khi mọi thứ thay đổi, thay vì chấp nhận sự thay đổi vì con sợ sự mất mát... Con phải làm sao để vượt qua đây ạ?
Đáp:
Không cần vượt qua, vì nhờ nó mà con thấy ra bản chất của lý trí và ảo tưởng. Đó chính là bài học mà con cần trải nghiệm và chiêm nghiệm để giác ngộ sự thật hơn là cố gắng loại bỏ...
Đừng để ý đến đối tượng làm con sợ mà quay về cảm nhận nỗi sợ đó mỗi khi nó đến. Mặt khác con nên chú tâm vào hiện tại, rõ biết từng hoạt động của thân tâm. Rõ biết sự thở, rõ biết từng diễn biến khi đi, đứng, ngồi, nằm, khi làm công việc v.v...
Hỏi: Dạ thưa Thầy, con không hiểu tại sao sợ hãi lại thuộc tâm sân ạ?
Đáp: Sân và Sợ đều muốn loại trừ điều mình không thích, chỉ khác một tí là sân thì sấn tới, sợ thì lùi lại.
Hỏi: Thầy ơi Thầy cho con hỏi là lo lắng và sợ hãi khác nhau như thế nào ạ?
Đáp: Lo lắng sinh sợ hãi và ngược lại. Giống như gà sinh trứng, trứng sinh gà vậy.
Hỏi:
Kính thưa Thầy, con mới xem xong bộ phim nói về cuộc đời của Đức Phật. Con nhớ trong phim Đức Phật có nói một câu là "bí mật của sinh mạng nằm ở sự sợ hãi". Con hiểu rằng khi gặp bất cứ khó khăn trở ngại nào, mình cần định tĩnh-sáng suốt-trong lành để xử lý thì vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp. Ngược lại nếu mình quá sợ hãi có thể dẫn đến việc mất bình tĩnh-sáng suốt và gây ra hậu quả xấu đúng không ạ?
Đáp:
Con hiểu đúng. Nếu sự sợ hãi đến từ vô thức, không do một tác nhân hiện tại, thì đó có thể là do nghiệp quá khứ hoặc một điềm báo việc sẽ xảy ra như một linh tính. Dù là sợ hãi loại hữu thức hay vô thức thì vẫn cần sáng suốt, định tĩnh, trong lành.
Có hai loại sợ:
1. Thứ nhất là sợ những điều nguy hiểm như bom đạn, thú dữ, chất độc hại, sợ bị nhiễm covid rồi lây lan cho người khác v.v... là bản năng sinh tồn cần thiết cho sự sống.
2. Thứ hai là sợ mất đi hoặc không đạt được ý đồ tham vọng tài tình danh lợi, sợ người khác biết tội lỗi của mình v.v... mới là nỗi sợ của cái "Ta" ảo tưởng. Đây là nỗi sợ hãi tâm lý vốn bất thiện.
Không có sợ hãi nào không do tưởng tượng cả...Biết sợ để tự vệ, vì bản năng sinh tồn là tốt, nhưng không thể nói là không có tưởng tượng trong đó.
Trải nghiệm, chiêm nghiệm đời sống thực tế để rõ biết sự thật. Khi rõ biết sự thật thì không còn ảo tưởng về sự thật đó. Không còn ảo tưởng cũng sẽ không còn nỗi sợ ảo.
Hỏi:
Thưa Thầy hôm nay con mới đối diện cái chết ạ! Tối nay con đậu xe ôtô ở ven đường để chỉnh cái đèn (con trai 4 tuổi của con ngồi trong xe), thì một người xăm trổ đầy người đi xe máy tới chửi bới con vì đậu xe ở đó dù con đỗ không sai. Sau đó hắn lấy khẩu súng kíp đeo trên người chĩa vào con và chửi bới!
Con rất sợ hãi, chỉ biết van xin rối rít. Một lúc sau hắn cất súng lại gần con và xin lỗi con. Kiểu như hắn say và đang đi tìm người gây chuyện thì phải. Con không bình tĩnh nổi ngay lúc đó, theo phản xạ chỉ biết van xin và không biết làm gì và rất lo lắng cho đứa bé ngồi trên xe!
Con cũng thấy được sự sợ hãi của mình, rồi một lúc thì bình tĩnh hơn... Rồi hắn đi là hết chuyện! Có lẽ tâm con còn yếu phải không Thầy? Con đã hoảng loạn mất mấy phút sợ hắn bắn và làm hại con của con. Sau khi hết chuyện thì con biết pháp đã giúp con toàn mạng...
Đáp:
Sợ chết là bản năng sinh tồn tự nhiên, nỗi sợ đó không sai. Nếu không có cái sợ này thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên phản ứng khi sợ mới tạo nghiệp thiện hay bất thiện tuỳ theo trình độ mỗi người.
Con van xin trong trường hợp đó là khôn ngoan, không phải phản ứng bất thiện đâu. Sợ kiểu ảo tưởng tâm lý mới là bất thiện...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.
Hội đủ 5 yếu tố tạo nên nghiệp sát
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 19:40 19/11/2024Hỏi: Con muốn hỏi Thầy về giới, Thầy cho con hỏi sử dụng xà bông, nước rửa chén, kem đánh răng hay bột giặt có phải là phạm giới sát sanh? Hồi xưa thời của đức Phật không có những thứ này nên các vị thời đó nếu muốn giữ giới đều có thể hoàn hảo có phải không Thầy?
Hiểu rõ hai chữ "căn tu"
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:46 16/11/2024Thưa Thầy, làm thế nào để nhận biết một người có “căn tu” ạ?
“Chỉ khi nào không mong cầu gì thì vạn sự mới như ý”
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 11:00 15/11/2024Hỏi: Kính thưa Thầy, thật sự thì pháp đang muốn chỉ ra cho con bài học gì vậy Thầy?
Xem thêm