Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bí quyết biến "rác" thành "hoa"

Trong đời sống, có cả niềm vui và nỗi buồn. Cả 2 khái niệm khổ đau và hạnh phúc vốn từ tâm sinh ra, và cũng từ tâm diệt đi. Vậy nên Phật mới dạy tâm là vô thường, tâm ở đây là những dòng tâm tư cảm thọ của con người, khi tiếp xúc với những khoái lạc do sáu giác quan mang lại.

Phật không phủ định những niềm vui trong cuộc sống bình thường, khi người nói cuộc đời có khổ đau. Người công nhận rất nhiều những hạnh phúc về vật chất và tinh thần có trong đời sống của mọi người sống tại gia, cũng như các tu sĩ xuất gia.

Đức Thế Tôn dạy rằng: “Sự hưởng thụ các khoái lạc giác quan là sự hưởng thụ, sự bất toại nguyện là sự bất toại nguyện, sự giải thoát khỏi chúng là sự giải thoát”.
   
Sống trên đời, ai cũng mong cuộc đời mình có nhiều hạnh phúc hơn nỗi khổ, hạnh phúc theo quan niệm thông thường của người đời là sự toại nguyện, thỏa mãn về mọi mặt trong cuộc sống, hay hạnh phúc có thể là cảm giác vui vẻ bên những người mình yêu quý, hay ở những kỉ niệm đẹp trong đời.

Thông thường, ai cũng muốn những điều tốt đẹp như thế sẽ ở lại càng lâu dài càng tốt. Vì thế ta mới sinh lòng bám chấp vào cuộc đời vô thường, gây ra biết bao khổ đau, phiền não cho mình cũng như cho người khác.
 Vẻ đẹp của tự nhiên
Muốn thoát khỏi khổ đau, ta cần đối diện với khổ đau và sự thật về cuộc sống vô thường:
                               
“Đừng buồn nhìn xơ xác
Đời cần chút đổi thay
Hoa xưa rồi thắm lại
Vườn cũ ngát hương bay”
     
Nếu mùa đông không lạnh lẽo, thì ta đâu biết trân quý chút nắng ấm khi xuân về? Nếu đời ta chưa bao giờ phải trải qua một nỗi mất mát nào, thì chắc gì ta nhận ra rằng mình đang rất giàu có?
     
Cuộc đời cần lắm những đổi thay, để ta nhận ra những yêu thương vẫn vẹn nguyên ở đó, nhưng bấy lâu nay mình đã vô tình lãng quên để chạy theo những ảo tưởng phù du của tham vọng?
     
Vô thường biến hoa thành rác, vô thường cũng có thể biến rác hóa thành mùn để bón cho cây nở hoa. Cũng vậy, cái tâm vô thường của ta cũng có thể chuyển hóa nỗi đau thành hạnh phúc. Bằng cách nào?
     
Suy cho cùng, xét cho tận, thì chúng ta phải biết cảm ơn khổ đau. Bởi khổ đau vừa giúp ta ý thức được cái gì hạnh phúc, vừa giúp khả năng chịu đựng trong ta lớn mạnh, để ta có thể phát huy được hết khả năng sinh tồn tiềm ẩn của mình, cũng như hoa đào phải nhờ cái rét mùa đông mới tung cánh tỏa ngát hương khi nắng xuân về.
     
Thật vậy, nếu không có những người đi ngang qua đời ta để lại cho ta những bài học đầy nước mắt về cuộc sống, thì chắc gì ta nhận ra, bên mình, là cha mẹ là bạn bè không bao giờ muốn ta phải buồn khổ vì họ; càng đau khổ vì người xa lạ đi qua đời ta đó, ta lại càng thương mến trân trọng những người thân của mình biết bao, ta thương họ vì ta cũng đang thương chính ta, họ và ta là một. 
   
Nếu không bị lạc đường, ta sẽ có biết mình sợ hãi, nếu không bị xúc phạm, ta sẽ khó biết mình nóng giận, nếu không bị dối gạt, ta sẽ khó biết mình dễ bị tổn thương, nếu không bị bỏ rơi, ta sẽ khó biết mình yếu đuối.
   
Thông qua bản năng sinh tồn, mà ta thấy rõ từng ngõ ngách sâu kín của phiền não tạo nên khổ đau. Từ đó, ta biết cách điều chỉnh lại tâm thức và nếp sống sao cho hài hòa với vũ trụ, để sự hiểu biết và tình thương trong ta bừng nở, để ta có thể nắm tay nhau đi giữa thăng trầm cuộc đời một cách ung dung tự tại.
   
Vậy nên tâm ta như thế nào, thì ta sẽ cảm nhận khổ đau – hạnh phúc như thế ấy: Hoa tươi cũng thành rác, và rác cũng có thể biến thành hoa:
                             
“Dù trái tim có muôn ngàn mảnh vụn
Những vần thơ vẫn bay bổng không gian
Vẫn tha thiết hòa đồng trong cuộc sống
Vẫn vui tươi lành mạnh, vẫn yêu đời
Ta hãy sống bằng tấm lòng nhân ái
Trái tim mình sẽ dịu bớt niềm đau
Vui với thơ cho đời thêm trẻ mãi
Lấy ngọt bùi ta xóa hết chua cay”
                                                               
Diệu Hòa

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm