Bí quyết để tài vật luôn dư dả của Ngài Sivali
Thời Đức Phật còn tại thế, tại nước Koliya nằm bên bờ sông Rhoni, đã xảy ra một chuyện kỳ lạ. Công chúa nước Koliya tên Suppavasa, kết hôn cùng Mahali người xứ Licchavi, không bao lâu công chúa có thai. Điều đặc biệt là khi đã đủ chín tháng mười ngày nhưng công chúa không hề có dấu hiệu sinh nở.
Ngự y khám vẫn thấy thai phát triển bình thường nên tiếp tục chờ. Và công chúa cùng mọi người phải chờ mòn mỏi đến tận 7 năm 7 tháng sau, công chúa mới bắt đầu đau bụng đẻ. Cơn đau đẻ hành hạ công chúa đến chết đi sống lại, quằn quại khổ sở. Nghĩ mình sắp chết, công chúa Suppavasa đã thỉnh Đức Phật và chư Tăng đến để cúng dường trọng thể lần cuối. May sao, sau 7 ngày vật vã, cuối cùng công chúa cũng hạ sinh một người con trai, đặt tên là Sivali.
Một dịp cha mẹ Sivali đưa cậu đến gặp Đức Phật. Ngài nói:
- Đứa trẻ này cực kỳ đại phúc. Đến tuổi trưởng thành sẽ dẫn năm trăm đồ chúng cầu học với Ta. Sau khi xuất gia tu đạo sẽ chứng quả A-la-hán. Trong hàng thanh văn đệ tử của Ta là vị có phước lộc lớn nhất, không ai sánh bằng.
Khi đến tuổi trưởng thành, Sivali xin xuất gia theo Phật và được chấp thuận. Tu hành một thời gian ngắn, Sivali đã chứng quả vị A La Hán, đầy đủ tam minh và các thần thông, chính thức thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử. Từ đó trở đi, hễ Sivali xuất hiện ở đâu, dù đi qua làng mạc đông đúc hay khu vực hoang vu như thế nào, Ngài và các vị tỳ kheo đi cùng luôn được cúng dường đầy đủ mọi thứ cần dùng, và toàn là những món hảo hạng.
Một lần đức Phật cùng lên đường với năm trăm Tỳ-kheo đến một vùng xa. Ðược một đoạn ngắn, đến ngã ba, Trưởng lão A-nan bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, có hai đường đi. Một đường an toàn dài sáu mươi dặm, có người ở, và đường kia thẳng tắp, dài ba mươi dặm, có ác thần quấy nhiễu. Chúng ta sẽ đi lối nào?
Phật hỏi lại:
- Này, A-nan! Có Sìvali đi với chúng ta không?
- Dạ có, bạch Thế Tôn!
- Thế thì giá nào cũng phải đi đường thẳng.
Thay vì nói "Ta bảo đảm các ông sẽ được cung cấp súp và cơm, hãy đi đường ngắn", Phật lại bảo đi đường thẳng nếu có Sìvali, vì Ngài biết các Tỳ-kheo sẽ được cúng dường do phước báo từ một thiên nghiệp.
Ngay khi Thế Tôn đặt chân lên đường, thần rừng bảo nhau sẽ lễ kính Sìvali. Họ dựng nhà nghỉ ở mỗi dặm trên suốt con đường. Các Tỳ-kheo chưa đi xa hơn một dặm thì họ đã dậy sớm lấy súp, cơm và những thức ăn khác từ trời đếm tìm Trưởng lão Sìvali. Trưởng lão dâng lên Phật cùng chúng Tăng những món họ cúng dường cho Ngài. Như thế Phật cùng Tăng chúng hành trình suốt ba mươi dặm vừa xa vừa khó khăn, nhưng vẫn hưởng đủ vật thực nhờ phước báo của Trưởng lão Sìvali.
Một lần, các Tỳ-kheo bàn tán với nhau không hiểu tại sao Trưởng lão Savali ở trong bụng mẹ bảy năm, bảy tháng, bảy ngày. Tại sao Ngài được cúng dường đầy đủ như vậy.
Đức Phật nghe thế liền thuật lại:
" Này các Tỳ-kheo! Cách đây chín mươi mốt kiếp, đức Phật Vipassì (Tỳ Bà Thy) ra đời. Nhân chuyến du hành khất thực trong xứ, Ngài trở về thành của vua cha. Dân chúng được loan tin đều nô nức đến lễ bái Phật và thỉnh Phật cùng Tăng đoàn đến nhà cúng dường. Đức Phật Vipassì nhận lời.
Hôm sau, họ chuẩn bị mọi thứ rất thịnh soạn. Tuy nhiên thiếu mất một món là mật ong, mà xui xẻo là đúng lúc ấy, tìm khắp nơi không thấy ai bán. Họ phải sai người ra bốn cửa thành, mỗi người mang một ngàn đồng, kiếm mua cho bằng được.
Bấy giờ có một người dân quê, trên đường vào thành gặp thôn trưởng, thấy một tổ ong trên cây. Ðuổi ong đi, anh cắt nhánh cây lấy mật, định sẽ biếu thôn trưởng. Người tìm mật thấy anh liền gạ hỏi mua. Anh không bán.
Anh kia năn nỉ trả giá mãi, từ một xu lên dần. Anh dân quê nghĩ bụng ông này chắc có tiền nên càng neo giá, cuối cùng lên đến một ngàn đồng thì anh chịu bán, nhưng cũng không quên nói thêm một câu:
- Này ông bạn, ông có điên hay không biết gì về mật? Mật này không đáng giá một phần tư xu, mà ông trả đến một ngàn đồng nghĩa là sao?
Anh kia giải thích:
- Ðúng vậy. Nhưng vì tôi cần mật này để cúng dường đức Phật Vipassì với sáu mươi tám ngàn Tỳ-kheo.
- Nếu vậy tôi sẽ không bán với giá nào cả. Nếu tôi nhận được công đức cúng dường tôi sẽ trao không cho ông.
Anh kia mang mật trở về và thuật chuyện, dân chúng tin sâu vào sự bố thí cúng dường nên đều đồng ý dành một phần công đức cho anh nhà quê.
Ðến ngày trai tăng, Phật và Tăng chúng được dâng chỗ ngồi, súp và thức ăn cứng. Một bình bát đựng đầy mật được mang đến. Anh dân quê cũng mang một chai sữa dâng, rót vào bình, trộn với mật và dâng lên Phật và Tăng chúng.
Do làm một việc thiện như thế, anh dân quê tái sinh vào cõi trời. Sau một thời gian dài sau, anh sinh xuống nhân gian, làm hoàng tử xứ Ba-la-nại, nối ngôi khi vua cha băng hà. Tân vương đăng quang xong, quyết định đánh chiếm thành của nước láng giềng.
Vua bao vây thành, bắn tin với dân chúng hoặc chiến đấu hoặc trao vương quốc. Họ không chiến đấu cũng không trao vương quốc, mà cố thủ. Vua gác ở bốn cổng chính và bao vây thành suốt bảy năm, bảy tháng. Nhưng dân trong thành vẫn có thể ra vào bằng cổng nhỏ để kiếm củi, nước.v.v..
Mẹ vua biết chuyện bảo vua ra lệnh đóng hết cổng nhỏ và phong tỏa kín mít. Vua vâng lệnh, dân chúng không thể ra khỏi thành được nữa, và vào ngày thứ bảy họ giết vua dâng thành và vương quốc.
Vì phạm tội này, khi chết đi, vua bị đọa vào địa ngục A Tỳ đau đớn lâu dài, cho đến khi mặt đất được nâng cao lên một dặm. Vì đóng hết cổng nhỏ nên hết kiếp đó ông đầu thai vào bụng mẹ, ở đó suốt bảy năm, bảy tháng, nằm ngang tử cung bảy ngày.
Như thế, qua việc bao vây thành, Sivali phải chịu khổ ở địa ngục và nằm lâu trong thai mẹ; nhưng vì công đức cúng dường mật tươi ông được lợi dưỡng tột đỉnh và đắc quả A La Hán."
Và trong những lần khác, Đức Phật kể thêm về các tiền kiếp của tôn giả Sivali:
*Vào ba mươi mốt kiếp về trước, có Đức Phật Sikhī xuất hiện ở đời. Khi ấy, tiền thân Ssivali là một nhà buôn lớn với tên gọi Thiện Tài đã đảnh lễ cúng dường nhiều kim ngọc trên thân Như Lai với lời nguyện rằng:
Nguyện nhờ công đức này, nơi nào con sinh ra, tiền tài luôn đầy đủ, bảo vật luôn sum vầy, không vật gì thiếu thốn, trong tay con lúc nào, cũng đong đầy tiền của, cho đến trong thai mẹ, cũng nắm giữ tiền tài.47
*Ở thời Trung kiếp khi Đức Như Lai Vessabhū xuất hiện, tiền thân Ssivali tên là cư sĩ Thiện Giác lắm tiền nhiều của, đã tự tay mình thiết trai hiến cúng Đức Phật và Thánh chúng với lời phát nguyện:
Con nguyện nhờ công đức, nơi nào con sinh ra, thường được gặp Tam bảo, không vật gì thiếu thốn, có nhiều người phò trợ, ở trong đời tương lai, cũng gặp được Đức Phật, như đã gặp ngày nay48.
* Khi Đức Phật Kakusandha xuất hiện ở thế gian, tiền thân Ssivali tên là Đa Tài đã phát tâm hiến cúng Đức Phật và thánh chúng suốt bảy ngày với đầy đủ tứ sự cùng lời phát nguyện:
Nguyện nơi con thác sanh, tiền tài luôn đầy đủ, bảo vật luôn sum vầy, không sinh nhà bần tiện; khiến nơi con sinh ra, thường cúng dường tứ sự; khiến bốn chúng, quốc vương, và nhân dân tôn kính; khiến trời rồng quỷ thần, nhân loại hay phi nhân, đều hân hoan đón tiếp.
Do những nhân duyên công đức mà Tôn giả Sivali đã gây tạo và phát nguyện trong nhiều kiếp quá khứ, thế nên kiếp này Tôn giả Sivali xứng danh là bậc phúc lộc đệ nhất trong chúng đệ tử của Đức Phật Thích Ca.
Theo Kinh Tăng Nhất A Hàm & Kinh Nikaya.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Ăn chay hồi hướng cho cha mẹ được khỏi bệnh
Tư liệu 12:20 28/10/2024Thái Phúc là một nông dân sống Trong thị trấn Tân Trang, Đài Bắc, Đài Loan. Cha của anh tên là Thái Qua Tử, bị bệnh hen suyễn đã lâu, mỗi khi đến mùa đông, tiết trời se lạnh, bệnh cũ bắt đầu hành hạ, nhiều khi dường như đứt hơi.
Hành thiện sâu dày thoát nạn động đất
Tư liệu 10:50 28/10/2024Sau khi được cứu sống ông Tường mới biết toàn bộ tòa nhà nơi mình sinh sống đều bị vùi lấp trong đống gạch ngói, duy chỉ có một góc phòng khách của ông có khe hở, còn những gian phòng khác trong nhà ông đều bị san thành bình địa giống như cả tòa nhà.
Xem thêm