Bí quyết thăm viếng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Tôi học Chánh niệm từ lúc thời còn làm Tăng sinh tại Huế. Tôi đã thấm nhuần những lời dạy từ Thiền sư, vị “Thiền sư quốc dân” dung dị, bao dung, tình yêu đại đồng. Lúc Thiền sư đang còn hoằng dương tại Nước Pháp, cho những Tăng thân do chính Thiền sư Thích Nhất Hạnh khai lập pháp môn Làng Mai.
Nói pháp môn Làng Mai để chúng ta dễ dàng phân định, đó là những phương pháp sống, phương pháp thực hành của Đạo Bụt, còn giúp chúng ta nhận biết rõ hơn về việc cần bắt đầu ứng dụng Phật pháp vào con đường chuyển hoá, thời đại mới, ngày nay. Chứ chưa bao giờ Thiền sư có khái niệm tách rời gốc rễ hoặc chuyển mình thành một đạo mới. Qua việc thế độ cho các hàng ngũ xuất sĩ khắp Châu Âu và Mỹ Quốc, Thiền sư vẫn giữ lại bài pháp kệ truyền trao, truyền thừa của Tổ sư Liễu Quán. Kể cả những lễ nghi truyền thống Phật giáo, Thiền sư đã nhắc nhỡ Tăng thân và Sư Cô Chân Không chọn các mùa lễ quan trọng thuần tuý trong Đạo Phật như Lễ Phật Đản sanh, Lễ Vu Lan, Lễ Tết, Lễ Cúng Tổ Tiên, Lễ truyền giới, Đại giới đàn thường niên thuộc các Đạo tràng Mai thôn. Đặc biệt các ấn ký, mộc triện cũng được Thiền Sư lưu ký công phu.
Sau khi tâm nguyện giáo dục, độ đời tại xứ Tây đã đến lúc thu xếp lại, giao phó mọi việc cho các đệ tử tin cậy như các chức vụ trụ trì các xóm, các trung tâm cũng được Thiền sư dặn do bằng chính kim ngôn của mình. “ con nhớ làm thay cho Thầy”. Thế rồi, sau bao ngày tin tưởng vào tương lai của Đạo Bụt tại các nước phương tây và các học trò chất lượng, chịu dấn thân, phụng sự theo tinh thần Tiếp Hiện. Thiền sư tự tại nhập bịnh, về lại chùa Tổ, săn sóc khí mạch, ươm dưỡng tình huynh đệ, thiết lập lại đại chúng, gầy dựng cho lịch đại Bổn sư thêm một thế hệ “ Đầu tròn áo vuông” chính ngay trong khu vườn Tổ đình Từ Hiếu. Có nghĩa là, nhờ Thiền sư thân lâm bỏ đất Tây, về Đất Huế mới có thêm, nuôi dưỡng ra thêm gần trăm vị sư cô, và Tăng thân. Việc làm ấy của Thiền sư trong đạo Phật rất coi trọng vì có thể nói việc độ người xuất gia là lớp kế thừa kim chỉ nam Phật học. Không có một vị Tăng sĩ nào có thể quên đi bản hoài “ Tiếp Tăng độ chúng, giáo hoá quần sanh”.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, lúc này, sau Tang lễ cố Hoà Thượng Thích Trí Quang, chùa Từ Đàm. Sư cô Chân Không cho hay, sức khỏe Thiền sư rất tốt, và luôn cảm nhận được hết mọi chuyển biến xung quanh và bằng thân giáo của Người. Thiền sư đã truyền đạt nhiều tín hiệu an lành, tự chữa cho mình trong nội tại. Tôi đã được Đại đức Chân Pháp Thuỷ và Sư cô Chân Không hướng dẫn lên “thất An dưỡng” để có thể trực tiếp kính thăm Đại Thiền sư Khả kính bao năm. (Từ sau ngày đích thân qua diện kiến tu tập một khoá thiền Làng Mai với Thiền sư tại Pháp). Sư cô Chân Không là vị Trưởng ni của Tăng thân đã tận tình, chỉ cho tôi nhìn rõ ràng Thiền sư Thích Nhất Hạnh hơn, và Sư cô cũng giản dị, từng bước cho tôi và Phật tử Phạm Nghĩa ngắm các góc sách, ô cửa trực diện đảnh lễ Thiền sư. Người trong đang lúc nằm yên, để truyền nước ( lời kể của thị giả) dáng của Người đang nằm nghiêng nghiêng như một “con sư tử chúa” bảo vệ đàn con.
Năng lượng từ bi, đôi mắt ngời sáng, một thế thiền Sơn cốc. Tôi đã chấp đôi tay thành đóa sen, quỳ xuống bên cạnh Người! Và đọc thầm tên bồ tát Avalokitesvara và tên của Người...
“ Đã về, đã tới
Bây giờ, ở đây
Vững chãi, thảnh thơi
Quay về nương tựa”
Đi một vòng tròn, chiêm lễ Thiền sư, xin cuối đầu trước mắt Người ba lần, rồi ra trước thất Lắng nghe, nghe sư cô Chân Không chia sẻ về những giai thoại, nhật ký và về những cuốn đại truyện, đánh dấu hành trình đúng “60 năm theo chân Thầy học đạo và phụng sự”. Sư cô từng lời một, như muốn đưa chúng tôi trở về quá khứ, thời gian để ngước nhìn, chiêm nghiệm và tận hưởng những sự thật của đất nước vào thời chiến tranh và Sư cô cũng chính là người thầm lặng của bao biết mảnh đời cơ cực và chu cấp rất nhiều cho các văn nghệ sĩ và nhà trí thức yêu nước lúc bấy giờ, cưu mang về tinh thần, vật chất và sự hy sinh, chịu tiếng mang lời (phỏng theo truyện sư cô).
Qua những câu chuyện dài, trong đó có những câu chuyện bí mật một thời đóng kín trong sách lẫn những kỷ niệm một thời gầy dựng chùa Lá ( Pháp Vân Tự) và đón rước anh chị em thân hữu vào học Đại học Vạn Hạnh (đường Trương Minh Giảng), do chủ trương của Thiền sư là Đạo Phật nhập thế, đạo Phật đi vào đời, khai sáng ra phong trào Phụng sự xã hội cần một quỹ đất khá rộng, khá thoáng, khá an nên Thiền sư và Sư cô Chân Không mới dời sinh viên, các phụng sự viên đất nước về khởi dựng một chốn riêng, nằm ngoài vành đai của Saigon. Nay thuộc Đường Lê Thúc Hoạch quận Tân phú. Trong lời mở đầu giới thiệu cho tập Hồi ký đầu tiên của tác giả, chính là Sư cô Thích Nữ Chân Không. Thiền sư đã chứng nhận rằng: “Điều khiến tôi khâm phục nhất ở Sư cô là khả năng sống an lạc và hạnh phúc. Niềm tin vững chắc của Sư cô đối với giáo pháp ngày càng được củng cố khi sự tu tập không ngừng mang lại cho Sư cô hoa trái của chuyển hóa, chữa trị và niềm vui….
Nguồn vui của Sư cô là làm việc giúp người và giúp chuyển hóa xã hội. Nằm sâu bên trong những công tác của Sư cô là một tình thương lớn và sự quan tâm sâu sắc. Chân Không cũng có nghĩa là tình thương đích thực. Câu chuyện cuộc đời Sư cô vượt xa những gì ngôn từ có thể diễn tả, đó là cả một bài pháp sống.
- Trích lời phát biểu của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
Tôi còn biết Sư cô Chân Không qua những dự án lớn về quỹ thiện nguyện bảo trợ Cô nhi viện, người già neo đơn, và các quỹ cứu đói cho Việt nam sau thời hoà bình lập lại, song song bên cạnh đó “Sư cô quê Bến Tre” đã khai sinh ra chương trình mang tên “ Hiểu Và Thương” dành cho từ thiện hàng tháng cho người vùng sâu vùng xa, người già, bệnh tật, vùng dân tộc thiểu số. Chương trình ghi đậm dấu ấn về giáo dục học đường mầm non, Sư cô và tổ chức H &T đã bảo trợ từ bảo mẫu đến giáo viên, tài trợ miễng phí các bữa ăn cho học sinh, trẻ em nội trú ,xây trường, đào giếng, làm đường, phát học bỗng, cứu trợ thiên tai tại các tỉnh Việt Nam, con số quy ra kinh tế có thể lên đến hàng chục tỷ đồng vào lúc đất nước vẫn còn trong giai đoạn khó khăn và kinh tế mới bắt đầu mở cửa.
Đó là tinh thần của nhà sư quốc dân Thích Nhất Hạnh tuy ra đi, ở tận mãi chân trời Tây, Mỹ nhưng tấm lòng, trái tim của Thiền sư không bao giờ quên vì tiền đồ Dân tộc, Đạo Pháp cùng thời dốc lòng vì đạo với H.T Thích Thiện Hoa, H.T Thích Minh Châu, H.T Thích Trí Quang, H.T Thích Trí Thủ, H.T Thích Thanh Từ, H.T Thích Đôn Hậu, H.T Thích Mãn Giác, H.T Thích Huyền Quang...
Trong nền pháp trị và xã hội Phật giáo lúc bấy giờ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã cho ra đời, xuất bản nhiều tác phẩm báo chí như Liên Hoa, Viên Âm, Học Phật, An Nam Phật, Hiện Đại Hoá Phật Giáo... rất thuần tuý của người phật tử và Thiền sư cũng là nhà cách mạng Phật giáo thế kỷ 20, những đề nghị công tâm của Thiền sư luôn được mọi thời đại ghi nhận và sáng suốt lựa chọn hướng đi. Tôi xin nhắc lại lời nhắn nhũ từ Thiền sư đang ngự tại chùa Từ Hiếu, Huế. “Hành động bất bạo động được sinh ra từ nhận thức về đau khổ, được nuôi dưỡng bởi tình thương, chính là cách hiệu quả nhất để đối đầu với nghịch cảnh."
"Nonviolent action, born of the awareness of suffering and nurtured by love, is the most effective way to confront adversity."
Theo: vedepphatphap.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”
Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.
Xem thêm