Thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh gợi cảm hứng cho bộ lịch truyền đăng
Những câu nói ngắn nhưng mang đầy chất liệu nuôi dưỡng từ Hiểu và Thương được viết dưới dạng thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ lâu vẫn luôn được đông đảo Phật tử trong và ngoài nước đón nhận với sự trân quý và biết ơn.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Giữa cuộc sống ồn ào và hối hả cuốn trôi đi nhiều thứ, bất giác gặp một câu thư pháp với nét vẽ giản dị, dễ đọc dễ hiểu chứa trong một vòng tròn ý vị, tâm hồn mỗi người thường lắng dịu hơn, soi lại mình qua mỗi câu từ trong đó để sống chậm lại, học cách hòa mình vào với thiên nhiên và nhưng niềm an lạc giản đơn trong hiện tại.
Vừa qua, một bộ lịch Xuân 2020 với chủ đề “Xuân về lòng đất đơm hoa” theo phong cách thư pháp Làng Mai đã được Thái Hà Book xuất bản, mang đậm tinh thần Phật giáo từ hình thức đến nội dung khiến cộng đồng Phật tử trong và ngoài nước vô cùng hào hứng đón nhận.
Lấy ý tưởng từ hoạt động “truyền đăng” trong nhà Phật, những tờ lịch đã được thiết kế theo hình dáng của một cây đèn – biểu tượng trao truyền, với ý nghĩa “nhất đăng truyền chiếu bách thiên đăng”. Một cây đèn truyền xuống sẽ trở thành trăm cây đèn khác, cùng thắp ánh sáng của Pháp, ánh sáng của thư thái, an nhiên… soi chiếu cho mọi người.
Những câu thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong bộ lịch giúp mọi người có thêm cơ hội thực tập, nuôi dưỡng sự tiếp nối trong mình, trong gia đình và với những người yêu thương xung quanh, như: “Con đã về từng bước chân thanh thản”, “Hạnh phúc của ba má là gia tài quý nhất mà ba má để lại cho chúng con”, “Buông bỏ được thì có hạnh phúc tức thì”, "Con trân quý những tháng năm còn lại”, “Sen nở trên mi Bụt sen nở trong tâm người”, “Con biết ba còn đó con rất biết ơn”, “Có bùn mới có sen”, “Con về nương tựa đất mẹ”, "Nghe bằng tâm từ bi”, “Con là sự tiếp nối của Thầy”…
Hòa quyện cùng các câu thư pháp là 13 bức tranh màu nước của Họa sĩ Trương Văn Ngọc, tái hiện các loài hoa đặc trưng của 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông để gửi gắm tinh thần tiếp nối tới mọi người. Trải theo dòng thời gian biến đổi, mỗi loài hoa có một sắc thái riêng nhưng tiếp nối nhau mang sắc đẹp dâng đời. Và tâm hồn con người cũng đẹp tựa như hoa, là hoa, đang chảy trong mình vô vàn sự tiếp nối.
Con là sự tiếp nối của Thầy, con là sự tiếp nối của cha mẹ, con là sự tiếp nối của ông bà, tổ tiên…Thầy có trong con, cha mẹ có trong con, ông bà, tổ tiên có trong con, con được tiếp xúc qua từng hơi thở, từng bước chân, từng thao thức, hoài vọng, mong mỏi...Sự tiếp nối luôn có trong con và con tiếp tục mang sứ mệnh tiếp nối ấy trên cuộc đời này.
Mời quý vị cùng chiêm ngưỡng những câu thư pháp mang cảm hứng về sự tiếp nối, an lạc và giác ngộ từ bộ lịch Phật giáo đặc biệt này:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngôi chùa 650 năm tuổi, nằm trên ngọn đồi cao nhất Phnom Penh
Ảnh 11:55 26/10/2024Wat Phnom là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nằm trên đỉnh đồi cao nhất thành phố này.
Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh
Ảnh 08:20 20/10/2024Tối 19/10, trong khuôn khổ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học VN, Hội đồng Quản trị Viện, môn phái tổ đình Tường Vân (Huế) và thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM) đã tổ chức Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Viện trưởng sáng lập Viện.
Nhiều bạn trẻ vượt đường xa đến ngôi chùa đặc biệt để cầu an cho cha mẹ
Ảnh 10:43 11/10/2024Nhiều bạn trẻ vượt hàng chục thậm chí hàng trăm cây số từ khắp các tỉnh thành đổ về chùa Bửu Long (toạ lạc tại TP Thủ Đức, TP.HCM), không chỉ là chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tuyệt mỹ mà còn để cầu an cho cha mẹ nhân mùa dâng y Katina.
Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế
Ảnh 17:30 10/10/2024Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày 3/10.
Xem thêm