Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 16/11/2022, 10:20 AM

Biết sai để không còn chấp niệm đó chính là đạo giác ngộ giải thoát!

Thật ra con đã quá sai với mình rồi phải không thầy ơi?

Câu hỏi:

Thầy ơi, con là đứa học trò lầm lạc từ lâu cho đến khi gặp thầy mới thấy một điểm đến ạ. Từ khi con học lớp 9, trong một khắc nào đó con đã từ bỏ việc học trong vô thức, nói từ bỏ vì con không hề cố gắng nữa, con vẫn học giỏi, đỗ cao nhưng trong tận sâu xa có 1 điều gì thật sự đã chết, như không còn niềm tin, hi vọng, chỉ sống thế thôi ạ. Lười biếng, dễ duôi...
Thực ra từ bé con đã vô cùng sung sướng, ăn mặc chưa từng thiếu gì, cả nhà chiều chuộng nhưng con bị mẹ ghét thầy ạ. Sau con mới hiểu, mẹ con vì ác cảm với nhà nội đã trút mọi điều bằng lời nói lên con, con lại quá nhạy cảm nên tổn thương vô cùng. Luôn 1 mình trong góc, chỉ vùi đầu vào sách. Mẹ con tuy ghét con nhưng không cho con làm gì, con học rất giỏi nên lại càng khép mình, đến mức đi lao động với lớp con cũng không được đi thầy ạ. Đối với 1 đứa trẻ mà nói thì đó là bất hạnh, mỗi khi bị chửi con đều bịt tai, nghĩ đến 1 thế giới khác, không có mẹ và trong tưởng tượng của con thôi. Bố con thì công tác xa nhà đằng đẵng chỉ có vật chất là đầy đủ vô cùng so với xã hội ngày đó thầy ạ. Có lẽ thế nên năm con học lớp 9 con không học thật sự nữa, khi đó con cũng biết 1 phần trong con đã chết. 15 tuổi con vào trường chuyên của tỉnh học, rồi từ đó con xa nhà luôn. Xa cũng là 1 cách giải quyết mọi khúc mắc giữa con và mẹ. Thực ra năm lớp 9 con bỏ nhà ra đi 1 ngày với 1 bức thư hỏi mẹ: con có phải con đẻ của mẹ không? Sau việc đó mẹ và con kính nhi viễn chi, không ai động chạm vào ai cả về lời nói. 3 năm cấp 3 là 3 năm vui tươi nhất của con nhưng con cũng k hề học, chỉ học để đỗ đại học, k phấn đấu, không ý chí không yêu đời thầy ạ.
Bi kịch bắt đầu khi con học đại học, con chán đời nhưng k yêu ai, đến khi ra HN thì con ở nhà bà con họ hàng và bước vào cuộc hôn nhân thứ 1 khi 20 tuổi, dấu bố mẹ vì sợ bị mắng do con trót mang bầu. Gia đình họ rất tốt, tạo điều kiện cho con đi học tiếp, bàn cưới nhưng con k chịu vì con trẻ con. Chính ở đây con học được bài học khiêm tốn, bỏ được sự cao ngạo về cái sự học giỏi vì tuy con k cố gắng nhưng việc học vẫn chưa khi nào kém cỏi. Họ cũng dạy con được học bài học về chấp niệm, con nhận ra sống thế thật khổ khi giữ khư khư sự thù hằn trong lòng. Con học thêm được cách giải quyết vấn đề gọn ghẽ khi họ cứ có chuyện là không lối thoát... Con học nhiều thứ nhưng con lại bỏ mất tốt nghiệp đại học. Rồi chồng con ngoại tình, con hiểu ra tình yêu không có giá trị vĩnh cửu, chấp nhận từng khoảnh khắc đó nhưng không có tính bất biến ạ.

Khi đó 22 tuổi, con đã tự hứa không khi nào ngoại tình, vì lúc đó con nghĩ như thế này ạ: mình không phải vì quá yêu mà trả thù, không phải chán đời mà lựa chọn giống họ, đơn giản là mình tôn trọng mình và sợ lăng nhăng bệnh tật thôi chứ không phải đạo đức cao siêu gì hơn họ cả. Rồi con cố gắng ra đi, nhưng không đi được, rồi con chấp nhận không đi, sinh thêm 1 bé nữa. Trong suốt 10 năm đó, bố mẹ con chắc giận con mất 3 năm rồi cũng bình thường. Nhưng lại 1 lần nữa chồng con ngoại tình với người thứ 2, nói như thế nào nhỉ, con rất đau đớn, nhưng rồi cũng qua thầy ạ. Cho đến khi bé thứ 2 của con 1,5 tuổi, trong 1 khoảnh khắc con nhận ra rằng, à thì ra tha thứ lớn nhất chính là tha thứ cho chính mình, buông ra chấp niệm của chính mình. Khoảnh khắc đó con như đc giải thoát và chính thức từ trong tâm tư thoát ra khỏi mối quan hệ ấy, mặc dù trên danh nghĩa vẫn là vợ chồng ạ.

Đời con bắt đầu sai khi năm 2011 con đi học đại học tiếp. Con đã gặp 1 người và ngoại tình với người đó, họ và con đều đã có gia đình. Rồi con ra ngoài sống cùng họ, sinh thêm 2 em bé, con thì bỏ chồng nhưng họ k bỏ vợ. Tuy từ ngày sống cùng con thì họ không còn quan hệ gì với vợ nữa nhưng con biết, thật ra đó chính là bi kịch thật sự của con. Con rơi vào nợ nần đổ vỡ, nói chung là khổ cực trăm đường thầy ạ. Con tự hỏi mình và nghĩ có thể con đã phạm phải quy tắc sống tự mình đề ra, không tránh đc tai kiếp. Nếu ông chồng cũ của con chơi bời, gái gú, cờ bạc thì ông này tuyệt nhiên không, nhưng con nghĩ về mặt nhân tính thì ông chồng cũ con hơn thầy ạ. Con choáng váng vì độ thô tục của người này, lâu dần cũng bị quen. Con bỏ cũng nhiều lần mà không dứt điểm được. Thực ra người này họ có bi kịch rất lớn (xảy ra trước khi gặp con) và con nghĩ họ không thoát ra đc nên sự ẩn ức càng ngày càng lớn mà bản thân không biết ạ.
Bọn con đã cùng nhau lập 2 xưởng ở Lào, 1 xưởng ở VN nhưng con không hiểu sao đều làm rất chật vật. Rồi 2 năm covid mọi việc lại tệ hơn, con dùng những đồng tiền bán xe để họ mở xưởng riêng ra nhưng rồi mọi việc vẫn nát bét, người giỏi không ở lại, người lợi dụng thì lợi dụng rồi đi, người dốt ở lại vì không có lựa chọn cũng bởi cái tính chửi bới tùy ý nhân danh cơn giận của họ ạ. Còn con thì xây dựng công việc riêng của con, con luôn gặp may trên đường đời nên cũng sống qua được 2 năm covid. Rồi người này bị đối tác góp vốn tìm cách đẩy ra khỏi công ty, khi đó con mới nhìn nhận lại, thấy rõ, thật ra đây là sự hành hạ nhau, làm đau khổ nhau thầy ạ. Nhưng không còn cách nào khác, con khôi phục lại xưởng ở Lào để họ làm mảng thuốc, con làm nguyên liệu công nghiệp ạ.

Giờ mới là điều con thật sự mong muốn, con xin thầy chứng giám cho sự sám hối của con trong sự lầm lạc của mối quan hệ bất chính này. Xin thầy hãy rải tâm từ cho họ, để họ quay về làm cha, làm chồng với gia đình họ, để con được tu sửa lại những gì đã sai trái. Con còn nuôi 4 đứa con và với sự hành hạ, sự bất ổn của họ thì thật sự con chỉ muốn trốn. Mà trốn không được vì con phải kiếm tiền nuôi con, nói nặng, nhẹ đều không được. Gần 50 tuổi mà con thật sự thấy xấu hổ vì mình là người không ra gì, họ k bỏ vợ nhưng k bỏ con, tết nhất thì về nội với vợ con, còn con của con chưa từng đc ăn tết nhà nội. Thật lòng con vô cùng hối hận và thương xót con cái, bản thân và chính họ nữa. Con cầu xin thầy chứng minh cho sự sám hối của con, xin thầy rải tâm từ giải thoát cho họ ạ. Con biết thầy nhiều việc nhưng con hết cách rồi. Giờ con quyết định làm nhà máy tại Lào nhưng con rất sợ những cơn nóng giận và cái tôi của họ dành cho mình. 
Con kính chúc thầy dồi dào sức khỏe, trụ thế lâu dài ạ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Những lầm lạc và những nỗi đau trong đời đôi khi lại là yếu tố giác ngộ hơn là đạo đức giả mà tưởng mình thánh thiện. Điều quan trọng là học ra bài học thực tế của chính mình để thấy đâu là đúng sai, tốt xấu trong đời sống đầy thăng trầm nghiệt ngã hơn là chỉ sống trong ảo tưởng của những kiến thức từ chương. Biết sai để không còn chấp niệm đó chính là đạo giác ngộ giải thoát.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024

Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.

Hội đủ 5 yếu tố tạo nên nghiệp sát

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 19:40 19/11/2024

Hỏi: Con muốn hỏi Thầy về giới, Thầy cho con hỏi sử dụng xà bông, nước rửa chén, kem đánh răng hay bột giặt có phải là phạm giới sát sanh? Hồi xưa thời của đức Phật không có những thứ này nên các vị thời đó nếu muốn giữ giới đều có thể hoàn hảo có phải không Thầy?

Hiểu rõ hai chữ "căn tu"

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:46 16/11/2024

Thưa Thầy, làm thế nào để nhận biết một người có “căn tu” ạ?

Xem thêm