Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/01/2024, 17:47 PM

“Biểu tượng thần thoại về Chư thiên và Linh vật Phật giáo”

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình thì nhìn chung, tập hợp chư thiên và linh vật Phật giáo được các dân tộc tiếp nhận không giống nhau mà tùy thuộc vào ngữ cảnh phong hóa từng cộng đồng cư dân. Và việc sùng bái, tôn thờ các đối tượng này cũng đậm nhạt khác nhau tùy tộc người, tùy vùng văn hóa.

Thời đi học, tôi có đọc câu nói của Einstein: “Càng học thật cao càng thấy mình ngu dốt”, và cũng đôi lần cùng bạn bè trao đổi chẳng đâu vào đâu, nhưng tới khi bướcvào bậc đại học mới thấy… chí lý! Kiến thức thu nhặt được từ sách vở, thầy, bạn và mười mấy năm sống ở đời chẳng là gì đối với thực tế cuộc sống. Chẳng thà cứ u u minh minh thì chẳng cần nghĩ ngợi nhiều, chứ càng cầu tiến càng thấy mình như lạc giữa biển khơi không thấy bờ bến ở đâu, phải định hướng, phải tìm đường, phải nỗ lực với quyết tâm cao… Nhưng như thế vẫn chưa thấy đủ, cần phải có tín niệm, tức là phải có sự tin tưởng vào việc làm của mình. Tín niệm này không phải ở ba tấc lưỡi, bởi chỉ dựa vào ba tấc lưỡi thì cả đời cũng không làm được việc gì ra hồn.

Bìa cuốn sách “Biểu tượng thần thoại về chư thiên & linh vật Phật giáo”

Bìa cuốn sách “Biểu tượng thần thoại về chư thiên & linh vật Phật giáo”

Khai thị cho chúng sinh con đường giải thoát

Nói dài dòng như vậy, vì khi đọc cuốn “Biểu tượng thần thoại về Chư thiên và Linh vật Phật giáo” (NXB Tổng hợp TP.HCM, 2018) của nhà nghiên cứu trẻ Huỳnh Thanh Bình, tôi mới thấy lỗ hổng kiến thức về Phật giáo của mình khá lớn, dù gần hai mươi năm qua, tôi đọc không ít kinh sách Phật giáo. “Biểu tượng thần thoại về Chư thiên và Linh vật Phật giáo” là tập hợp 30 bài viết đã được công bố chủ yếu trên Nguyệt san Giác Ngộ.

Trong Tiểu Bộ kinh (Udàna), Phật dạy: “Này chư tỳ kheo, đại dương chỉ có một vị duy nhất là vị mặn, cũng vậy giáo pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất là vị giải thoát”. Giáo lý của Ngài có một mục đích rõ rệt là giác ngộ. Tất cả những cố gắng phi thường của Ngài từ khi khước bỏ đời sống đế vương trở thành một đạo sĩ khổ hạnh cho đến lúc chiến thắng Ma vương trở thành bậc Toàn giác chỉ nhằm một mục đích duy nhất là khai thị cho chúng sinh con đường giải thoát ra khỏi vô minh ái dục và đem lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc an lạc. Nhưng trên thế gian này có mấy người theo Phật, học Phật mà chỉ có mục đích duy nhất là giải thoát?

Đã là người Phật tử, ai cũng quy y Phật, Pháp, Tăng, không quy y ngoại đạo tà giáo, không quy y trời, thần, quỷ, vật. Nhưng ở xứ ta, lắm chùa thờ Phật, còn thờ các vị Bồ tát, các vị La hán, kể cả thờ Thánh, thờ Mẫu… Các vị thần của đạo Bà la môn mà người Chăm thờ cúng từ xa xưa cũng được không ít chùa biến thành Phật, thành hộ pháp. Tại sao?

Đã có người từng hỏi tôi như thế và tôi trả lời chung chung cho qua chuyện. Nay đọc “Biểu tượng thần thoại về Chư thiên và Linh vật Phật giáo” của nhà nghiên cứu trẻ Huỳnh Thanh Bình, kiến thức của tôi được dày thêm một lớp. Nói thật, trong thời buổi này, có người tỉ mẩn đọc và tìm hiểu về những “Biểu tượng thần thoại về Chư thiên và Linh vật Phật giáo” như thế không nhiều. Rất đáng trân trọng.

Quỷ thần cũng là một dạng chúng sinh

Để có cuốn “Biểu tượng thần thoại về Chư thiên và Linh vật Phật giáo”, Huỳnh Thanh Bình cho rằng: “Đặc trưng khác biệt lớn nhất của Phật giáo so với các tôn giáo khác là ở tính chất vô thần. Phật giáo xem xét thế giới từ góc độ nhân duyên, nhânquả, phủ nhận uy quyền của quỷ thần hoặc linh hồn chủ tể vĩnh hằng. Song đồng thời Phật giáo lại khẳng định sự sống là liên tục, không bao giờ chấm dứt, chẳng qua sự sống liên tục biến đổi vô thường, không ngừng tái diễn dưới sự chi phối của luật nhân quả. Mặt khác, tuy phủ nhận sự tồn tại của một đấng chủ tể tối cao của vũ trụ, nhưng Phật giáo vẫn thừa nhận sự hiện hữu của quỷ thần ở bên ngoài cõi người. Có điều Phật giáo cho rằng quỷ thần cũng là một dạng chúng sinh như loài người, cũng là loài hữu tình mà không có quyền uy chủ tể, có tác động quyết định đến số phận con người” (sđd, trang 9). Ý kiến này khá thú vị và giải đáp được phần nào việc thờ phụng ở một số chùa hiện nay.

Trong phần lớn kinh sách Phật giáo, tôi thấy nhắc nhiều đến nhân vật Phạm Thiên, và tôi hiểu như kinh sách đã nói. Nhưng qua “Biểu tượng thần thoại về Chư thiên và Linh vật Phật giáo”, tôi mới biết đây là thần sáng tạo Brahma trong “Tam vị nhất thể” của Ấn Độ. Và cũng từ đó biết thêm thần Brahma (Hán dịch: Phạm Thiên) trong tín niệm Hindu như thế nào, rồi Brahma – Thần Bốn Mặt do đâu mà có và trở thành đối tượng thờ tự của các quốc gia châu Á rasao, rồi Phạm Thiên trong tín niệm Phật giáo như thế nào… Hoặc thần Vishnu – một trong “Tam vị nhất thể” của Ấn Độ vì sao lại đảmnhận chức năng Hộ pháp trong Phật điện, trong khi đó Hindu giáo lại xác định đức Phật là một hóa thân của thần Vishnu.

Chúng ta thường thấy tượng đức Phật ngồi thiền định được rắn thần Naga Mucilinda che chở, nhưng với tôi thì chỉ hiểu lơ mơ. Qua những khảo sát của riêng mình từ những tài liệu có được, Huỳnh Thanh Bình cho rằng về mặt tạo hình này có mối quan hệ với tượng Vishnu dựa trên rắn Sesha. “Tượng đức Phật thiền định trên đài tọa là những cuộn tròn của thân rắn Mucilinda (còn gọi Muchalinda/ Mucalinda; âm Hán Việt: Mục Chân Lân Đà) và được Mucalinda vươn những chiếc đầu phủ che từ phía sau lưng trước kia vốn không có trong tập thành mỹ thuật Phật giáo Đại thừa truyền thống ở xứ ta và chỉ thấy trong mỹ thuật Phật giáo Nam truyền Khmer Nam bộ. Đến những thập niên 30 của thế kỷ XIX, các hình tượng Phật – Rắn Mucilinda của dòng gốm mỹ nghệ Biên Hòa đã đưa dạng tượng này, có kích cỡ nhỏ đến với côngchúng. Đồng thời, cùng với sự phát triển của tông phái Phật giáo Nam truyền trong cộng đồng người Việt, tượng Phật – Rắn càng lúc trở nên phổ biến hơn và đến nay đã thấy xuất hiện ở nhiều tuviện, cả tu viện Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền (…)

Nói chung, so với các thần linh/ chư thiên gốc từ Hindu giáo được Phật giáo hóa, thần Vishnu/ Tỳ Nữu Thiên có phần ít phổ biến; song đặc điểm đồ tượng của Vishnu lại có những biến tấu đặc dị trong tượng thờ Phật giáo” (sđd, trang 85-86).

Phật thoại có kể nhiều về chuyện rắn thần Naga Mucilinda này, từ lúc Phật đản sinh, đến việc che chở cho đức Phật, bảo vệ các di vật Phật giáo, chứng đắc sự thành đạo của đức Phật…Theo Huỳnh Thanh Bình, “trong kinh văn Phật giáo, các mô típ Naga thuộc truyền thống Hindu được tiếp nhận và biến cải ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, sự thống thuộc Naga vào Bát bộ chúng/ Thiên long bát bộ – các vị thần bảo hộ Phật pháp là có phần hoàn bị. Đức Phật đã dùng oai đức cảm hóa cả 8 bộ chúng [Thiên (Deva/ Trời), Long (Naga/ Rồng), Dạ xoa (Yaksa/Quỷ, Chằn), Càn Thát Bà (Gandhava/ Hương thần/ Nhạc thần), Atula (Asura), Ca Lâu La (Garuda/ Kim xí điểu), Khẩn na la(Kimnara/ Phi nhân/ Ca nhân), Ma hầu La già (Mahoraga/ Đạimãn thần)] quy y trở thành quyến thuộc của Phật, hộ trì Phật và Phật pháp (…) Ở đó, nổi bật lên hàng đầu là tín niệm: dù bất cứ loài chúng sanh nào, kể cả loài hung dữ, độc hại như Naga/rắn, nếu biết phát khởi thiện tâm và chí nguyện theo thiện đạo thì chắc chắn sẽ đạt được giác ngộ” (sđd, trg 356-360).

Nhìn chung, “Biểu tượng thần thoại về Chư thiên và Linh vật Phật giáo” là cuốn sách khá thú vị, cung cấp cho tôi nhiều kiến thức “cũ người mới ta”. Hy vọng cũng có người đọc có suy nghĩ giống tôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bộ sách tỉnh thức của bác sĩ Nguyễn Bảo Trung

Sách Phật giáo 17:31 21/03/2024

Bác sĩ Nguyễn Bảo Trung (sinh năm 1980) đang công tác tại một bệnh viện ở TP.HCM, là tác giả của các tựa sách được nhiều bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt, khởi đầu là tác phẩm Vô Thường (2016), với những câu chuyện đời thường nhưng phảng phất tinh thần Phật giáo sâu sắc.

Theo dấu chân Phật

Sách Phật giáo 22:10 20/03/2024

Tôi đã hai lần thăm viếng đất Phật trước khi viết bộ đại sử Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt. Tôi chỉ đến những địa danh lịch sử quan trọng để tạo cảm xúc cho trang viết của mình.

Trưởng lão Hòa thượng Giới Đức nói về "Trọn vẹn từng khoảnh khắc"

Sách Phật giáo 14:00 05/03/2024

Dưới đây là bài viết nhận xét về nội dung cuốn sách "Trọn vẹn từng khoảnh khắc" - tác giả Thy Lâm, Nxb Công Thương - của Trưởng lão Hòa thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh).

Tất cả đều trống rỗng

Sách Phật giáo 10:30 04/03/2024

Một bà lão mộ đạo từ một tỉnh kế cận đến chùa Pah Pong (Thái Lan) hành hương. Bà thưa với Thiền sư Ajahn Chah rằng bà chỉ có thể ở đây một thời gian ngắn thôi vì bà còn phải trở về chăm sóc mấy đứa cháu của bà.

Xem thêm