Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/07/2023, 08:00 AM

Bình tâm đối diện với nghịch cảnh

Làm sao học Phật cho hiệu quả và đúng cách để có năng lực bình tâm tĩnh trí đối diện và chuyển hóa khổ đau?

Bất kỳ ai sống trên đời đều sẽ phải đối diện với những nghich cảnh, bịnh tật, trái ngang, phiền não, kể cả những người giàu sang quyền quý.

Học cách đối diện với nghịch cảnh, dịch bịnh là rất cần thiết cho tất cả mọi người,

Phật pháp dạy cho chúng ta những bài học quý giá về cách bình thản chấp nhận và đối diện với hiện thực khổ đau, bệnh tật, bằng tâm thế tích cực chủ động, vững chãi

Bản chất của Phật giáo là nhận diện rõ ràng, như thật về khổ đau, chuyển hóa và đoạn trừ hoàn toàn những nỗi khổ niềm đau của bản thân và mọi người, hướng đến một cuộc sống an vui, tích cực, tự tại và giải thoát.

Một trong những điều cốt yếu, quan trọng của việc học Phật pháp là học cách bình tâm, tĩnh trí đối diện với những hiện thực phũ phàng của cuộc sống hằng ngày; học cách xử lý mọi tình huống, dù là tình huống xấu nhất với sự nhẫn nại, bao dung mạnh mẽ và vị tha.

Đừng để nghịch cảnh nhấn chìm ta

11

Làm sao học Phật cho hiệu quả và đúng cách để có năng lực bình tâm tĩnh trí đối diện và chuyển hóa khổ đau? 

Trước hết, ta cần hiểu được, đức Phật giác ngộ cái gì, thành tựu năng lực gì mà vượt ra ngoài mọi nỗi khổ đau, sợ hãi.

Bản chất sự giác ngộ của đức Phật là thấy biết đúng như thật về tất cả mọi thứ, mọi sự vật, mọi hiện tượng. Đức Phật biết đúng như thật về cuộc đời và con người.

Thấy rõ cuộc đời vô thường, phù du và mộng ảo. Mọi thứ luôn biến chuyển đổi thay từng giây, phút, sát na. Dịch bịnh, thiên tai,...khó tránh

Thấy rõ con người do đất nước gió lửa giả hợp, luôn bị quy luật vô thường chi phối, sẽ già bịnh chết; bản chất con người là do tập hợp của năm thứ sắc thọ tưởng hành thức, vốn không có tự thể, không có tự tánh.

Vì thấu rõ như vậy nên ta không vướng mắc không tham chấp, đắm nhiễm đạt được an vui tự tại, vượt ngoài mọi sự ưu sầu khổ não.

Chúng ta không thấy biết đúng như thật về con người, về cuộc đời, mãi mê chạy theo, đeo đuổi theo những thứ phù phiếm hư ảo và vô thường nên chúng ta có nhiều buồn phiền khổ đau, thất vọng, không như ý.

Ví dụ như cả đời ta bị tham dục chi phối, mãi mê chạy theo tiền tài danh vọng không lúc nào ngừng nghỉ, mà không phải lúc nào cũng toại nguyện. Dù cho có lúc toại nguyện đi chăng nữa thì ta sự hơn thua, ích kỷ, bám víu và cố chấp cũng đủ làm ta khổ não dài dài, chứ chưa nói đến sự khắc nghiệt của quy luật vô thường không chừa một ai, dịch bịnh đau ốm già yếu đã kề sát bên ta.

Trong bài kinh Tứ thập nhị chương, đức Phật mô tả rõ điều này: Con người thường vì tham dục mà truy cầu danh lợi, khi đã có danh lợi thì thân thể cũng già yếu suy kiệt. Giống như đốt nhang, khi mọi người nghe được mùi thơm của cây nhang tỏa ra cũng là chính là lúc cây nhàng đã tàn. Điều này sâu sắc và chí lý khiến ta phải tỉnh giác ghi nhớ.

Cho nên học Phật là học cách sống tỉnh giác, trí tuệ, tích cực và từ bi, quan sát rõ bản chất vô thường của cuộc đời và giá trị chân thật và bền vững của trí tuệ và từ bi.

- Ta hãy chuyển hướng suy nghĩ: thay vì suy nghĩ theo cách hơn thua, sân si của thế gian, thì suy nghĩ theo hướng từ bi hỷ xả bao dung độ lượng theo lời Phật dạy

- Thay vì cứ mong việc gì cũng thành công, thắng lợi thì học cách bình thản đối diện với thất bại

- Thay vì buồn chán tuyệt vọng khi gặp khó khăn thì tích cực phấn chấn mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh trái ngang.

- Thay vì sống quá vội vàng, hấp tấp thì học cách sống bình thản, an nhàn đơn giản và chậm lại

- Thay vì chỉ lấy tiến và quyền làm mục tiêu thì lấy trí tuệ và đạo đức tình thương làm mục tiêu hướng đến

- Thay vì cứ ảo tưởng lo cho tương lai xa vời thì biết sống tỉnh giác và trọn vẹn trong giây phút hiện tại

- Thay vì cứ cố chấp từ chuyện nhỏ nhất thì học cách buông xả dần dần

- Thay vì phung phí thời gian vào những chuyện vô ích thì trân quý thời gian, dành thời gian vào việc tích cực ý nghĩa.

- Thay vì lệ thuộc và vướng mắc vào hoàn cảnh thì ta học cách tích cực và tự tại trong mọi hoàn cảnh, kể cả nghịch cảnh trái ngang, dịch bịnh.

Tin Phật, học thiền, niệm Phật, học Phật, làm phước, sống lương thiện, đơn giản và tích cực là nền tảng vững chãi giúp ta tự tin ung dung, bình thản đối diện với mọi khó khăn nghịch cảnh trong đời. 

Nhìn cuộc đời

Thật bình thản

Duyên sanh, vô thường

Năm uẩn vô ngã

Vui hướng thượng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thiền là nơi tìm lại sự cân bằng và bình an bên trong mình

Sống an vui 09:45 04/05/2024

Thiền không phải là một cuộc đua, nơi ta phải cố gắng vượt qua bản thân hay đạt được điều gì đó. Thiền không phải là việc ép buộc tâm trí yên bình hay kiểm soát những suy nghĩ.

Chúng ta đều xứng đáng được thanh thản

Sống an vui 08:45 03/05/2024

Tỉnh táo một chút, điềm tĩnh một chút, nghĩ thoáng một chút thì trên đời này không có gì là không thể nhẹ buông. Và chúng ta đều xứng đáng được thanh thản!

Để thực sự hiểu về hạnh phúc, cần nhìn vào bên trong

Sống an vui 08:00 02/05/2024

Trong cuộc sống hiện đại, khát vọng hạnh phúc không phải là điều xa lạ với bất kỳ ai. Mỗi người đều khao khát được sống trong niềm vui, sự an ấm và hạnh phúc đích thực. Nhưng liệu chúng ta đã thấu hiểu đúng nghĩa của hạnh phúc hay chỉ là theo đuổi những cảm giác thoải mái, thoả mãn tạm thời?

Hãy vỗ về trái tim và tự nói rằng bạn yêu thương bản thân mình

Sống an vui 18:00 01/05/2024

Bạn có thể an ủi bạn bè, chia sẻ những gánh nặng cuộc sống và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Nhưng đôi khi, chính bạn lại quên đi việc quan tâm đến bản thân mình. Đó là lúc cần phải nhớ rằng, việc yêu thương và chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng.

Xem thêm