Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/03/2019, 11:30 AM

Bộ ảnh mô tả cuộc đời Đức Phật Thích Ca

Đức Phật giáng sinh vào năm 624 TCN, tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), cách thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ) khoảng 15 km (ngày nay là nước Nepal), làm Thái tử con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maha Maya (Ma Da). Phatgiao.org.vn xin giới thiệu đến quý Phật tử bộ ảnh mô tả cuộc đời Đức Phật Thích Ca.

 >>Đức Phật

Vì muốn tìm con đường giải thoát, cứu giúp nhân loại khỏi khổ đau của sanh, già, bệnh, chết, Thái Tử đã xuất gia, tìm cầu con đường giác ngộ. Trải qua biết bao gian lao thử thách, cuối cùng, dưới cội cây Tất Bát La (cây Bồ Đề), Ngài cũng giác ngộ được con đường giải thoát khổ đau cho mình và tất cả chúng sanh. Ngài đã tìm được quy luật của cuộc đời, tức là chân lý: thế giới này vận động theo quy luật của nó mà không có sự can dự của bất cứ loại thần thánh nào (duyên khởi), kể cả nguyên nhân hạnh phúc và khổ đau của mọi chúng sinh (nhân quả). Ngài đã trở thành một vị Phật vô tiền khoáng hậu trong Hiền Kiếp này.

Với tâm định tỉnh, nhu nhuyến, trong sáng như gương, Ngài suy tư về lẽ sống chết, về những nguyên nhân tích tập dẫn tới luân hồi sanh tử và con đường giải thoát, dẫn tới Niết bàn, Ngài nhớ lại, thấy rõ các kiếp sống trước đây của mình, một kiếp, hai kiếp cho tới hàng trăm ngàn kiếp.

Suốt 45 năm hoằng hóa lợi sanh, Đức Phật và hàng Đệ tử đã đem an vui thật sự đến cho mọi tầng lớp nhân dân Ấn Độ lúc bấy giờ. Những lời dạy của Ngài được tập hợp thành Tam tạng kinh điển.

Phạm Thiên và Tứ Thiên Vương thỉnh cầu Bồ-tát Hộ Minh (tiền thân Phật Thích Ca) từ cung trời Ðâu-suất hiện thân giáo hóa cõi Ta-bà.

Phạm Thiên và Tứ Thiên Vương thỉnh cầu Bồ-tát Hộ Minh (tiền thân Phật Thích Ca) từ cung trời Ðâu-suất hiện thân giáo hóa cõi Ta-bà.

Hoàng hậu Mahamaya (Ma-ha-ma-da) mộng thấy bạch tượng sáu ngà dâng đóa hoa sen lúc bà mang thai thái tử.

Hoàng hậu Mahamaya (Ma-ha-ma-da) mộng thấy bạch tượng sáu ngà dâng đóa hoa sen lúc bà mang thai thái tử.

Hoàng hậu đản sanh thái tử dưới gốc cây vô ưu trong vườn Lumbini (Lâm-tỳ-ni), thành Kapilavatsu (Ca-tỳ-la-vệ), xứ Ấn Độ.

Hoàng hậu đản sanh thái tử dưới gốc cây vô ưu trong vườn Lumbini (Lâm-tỳ-ni), thành Kapilavatsu (Ca-tỳ-la-vệ), xứ Ấn Độ.

Trong lễ đặt tên của hoàng tộc, thái tử được đặt tên là Siddharta Gautama (Tất-đạt-đa Cồ-đàm).

Trong lễ đặt tên của hoàng tộc, thái tử được đặt tên là Siddharta Gautama (Tất-đạt-đa Cồ-đàm).

Ẩn sĩ Kaladevila (A-tư-đà) đến thăm và đoán tướng thái tử, cho rằng ngài sẽ thành vị Chuyển Luân Thánh Vương nếu xuất gia tu hành.

Ẩn sĩ Kaladevila (A-tư-đà) đến thăm và đoán tướng thái tử, cho rằng ngài sẽ thành vị Chuyển Luân Thánh Vương nếu xuất gia tu hành.

Thái tử ngồi thiền định dưới gốc cây trong lần xuất du cùng vua cha dự buổi lễ Hạ Điền chàng nhìn thấy cảnh khổ vì tranh dành sự sống của chúng sanh.

Thái tử ngồi thiền định dưới gốc cây trong lần xuất du cùng vua cha dự buổi lễ Hạ Điền chàng nhìn thấy cảnh khổ vì tranh dành sự sống của chúng sanh.

Không chỉ giỏi văn chương, thi phú, nhạc, họa… thái tử còn kiêm toàn trong các bộ môn võ nghệ, cưỡi ngựa, bắn cung…

Không chỉ giỏi văn chương, thi phú, nhạc, họa… thái tử còn kiêm toàn trong các bộ môn võ nghệ, cưỡi ngựa, bắn cung…

Trong những khác lần dạo chơi ngoài cửa thành, thái tử thấy cảnh khổ vì già, bệnh, chết và trạng thái tự tại an vui đối nghịch với cảnh khổ của một Sa-môn

Trong những khác lần dạo chơi ngoài cửa thành, thái tử thấy cảnh khổ vì già, bệnh, chết và trạng thái tự tại an vui đối nghịch với cảnh khổ của một Sa-môn

Tuân lệnh phụ vương Sudhodana (Tịnh Phạn), sau nhiều cuộc thi tài toàn thắng, thái tử kết hôn cùng công chúa Yasodhara (Da-du-đà-la).

Tuân lệnh phụ vương Sudhodana (Tịnh Phạn), sau nhiều cuộc thi tài toàn thắng, thái tử kết hôn cùng công chúa Yasodhara (Da-du-đà-la).

Lo ngại thái tử sẽ xuất gia, vua Tịnh-phạn cho kiến tạo các “Cung Vui” với 3 lâu đài khác nhau dành cho 3 mùa, trong cung không lúc nào ngớt yến tiệc, múa hát.

Lo ngại thái tử sẽ xuất gia, vua Tịnh-phạn cho kiến tạo các “Cung Vui” với 3 lâu đài khác nhau dành cho 3 mùa, trong cung không lúc nào ngớt yến tiệc, múa hát.

Sống hạnh phúc bên vợ trong nhung lụa và thú vui, thái tử không đắm mình trong hoan lạc, ngày đêm ưu tư về những xấu xa, đau khổ ẩn đằng sau vẻ tốt đẹp bề ngoài.

Sống hạnh phúc bên vợ trong nhung lụa và thú vui, thái tử không đắm mình trong hoan lạc, ngày đêm ưu tư về những xấu xa, đau khổ ẩn đằng sau vẻ tốt đẹp bề ngoài.

Chí xuất trần đã quyết, một thời gian sau khi hoàng nam Rahula (La-hầu-la) chào đời, một đêm, thái tử lặng lẽ vào nhìn lại vợ con lần cuối trước khi rời bỏ hoàng thành.

Chí xuất trần đã quyết, một thời gian sau khi hoàng nam Rahula (La-hầu-la) chào đời, một đêm, thái tử lặng lẽ vào nhìn lại vợ con lần cuối trước khi rời bỏ hoàng thành.

Rời khỏi hoàng cung, thái tử cùng người hầu Chandaka (Xa-nặc) cỡi con ngựa Kanthaka (Kiền-trắc) âm thầm vượt dòng sông Anoma (A-nô-ma) trong đêm khuya vắng vẻ.

Rời khỏi hoàng cung, thái tử cùng người hầu Chandaka (Xa-nặc) cỡi con ngựa Kanthaka (Kiền-trắc) âm thầm vượt dòng sông Anoma (A-nô-ma) trong đêm khuya vắng vẻ.

Bên kia bờ sông Anoma, với một nhát gươm cắt phăng mái tóc, trao lại cho Xa-nặc mang về cùng y phục hoàng triều, thái tử quyết chí xuất gia lên đường tìm đạo.

Bên kia bờ sông Anoma, với một nhát gươm cắt phăng mái tóc, trao lại cho Xa-nặc mang về cùng y phục hoàng triều, thái tử quyết chí xuất gia lên đường tìm đạo.

Ròng rã 6 năm tự ép xác theo phép tu khổ hạnh đến tiều tụy vẫn không giác ngộ, một hôm chợt nghe Phạm Thiên Indra gãy một khúc đàn, Sa-môn Cồ-đàm nghĩ ra con đường Trung Đạo.

Ròng rã 6 năm tự ép xác theo phép tu khổ hạnh đến tiều tụy vẫn không giác ngộ, một hôm chợt nghe Phạm Thiên Indra gãy một khúc đàn, Sa-môn Cồ-đàm nghĩ ra con đường Trung Đạo.

Quyết định bỏ lối tu hành xác khổ hạnh sau một lần gục ngã do thể lực suy kiệt, Sa-môn Cồ-đàm nhận bát cháo sữa với mật ong do Sujata (Tu-xà-đề) đi cùng người hầu gái Punna dâng cúng.

Quyết định bỏ lối tu hành xác khổ hạnh sau một lần gục ngã do thể lực suy kiệt, Sa-môn Cồ-đàm nhận bát cháo sữa với mật ong do Sujata (Tu-xà-đề) đi cùng người hầu gái Punna dâng cúng.

Dùng bát cháo sửa của Tu-xà-đề xong, Sa-môn Cồ-đàm thả bát xuống dòng sông Nairanjana (Ni-liên-thuyền) phát nguyện, rồi bắt đầu ngồi thiền định dưới gốc cây asvattha (bodhi, bồ đề) bên bờ sông.

Dùng bát cháo sửa của Tu-xà-đề xong, Sa-môn Cồ-đàm thả bát xuống dòng sông Nairanjana (Ni-liên-thuyền) phát nguyện, rồi bắt đầu ngồi thiền định dưới gốc cây asvattha (bodhi, bồ đề) bên bờ sông.

Sa-môn Cồ-đàm quán tướng “Duyên khởi” trong thời tham thiền.

Sa-môn Cồ-đàm quán tướng “Duyên khởi” trong thời tham thiền.

Long Vương hộ pháp trong lúc Sa-môn Cồ-đàm nhập định.

Long Vương hộ pháp trong lúc Sa-môn Cồ-đàm nhập định.

Chiến thắng sự mê hoặc, quyến dụ của các Ma Nữ trong đêm trước giờ thành đạo.

Chiến thắng sự mê hoặc, quyến dụ của các Ma Nữ trong đêm trước giờ thành đạo.

Sa-môn Cồ-đàm khuất phục Ma Vương Vasavatti quấy nhiễu; một Nữ Thần từ lòng đất xuất hiện thay ngài chiến đấu với quần ma.

Sa-môn Cồ-đàm khuất phục Ma Vương Vasavatti quấy nhiễu; một Nữ Thần từ lòng đất xuất hiện thay ngài chiến đấu với quần ma.

Chứng Vô Thượng Chánh Giác

Chứng Vô Thượng Chánh Giác

Phạm Thiên thỉnh Phật chuyển pháp luân trong khi ngài còn phân vân sau khi thành đạo, Đức Phật quán sự sinh hóa của hoa sen, hoan hỷ truyền giảng giáo pháp cho nhân loại và Chư Thiên.

Phạm Thiên thỉnh Phật chuyển pháp luân trong khi ngài còn phân vân sau khi thành đạo, Đức Phật quán sự sinh hóa của hoa sen, hoan hỷ truyền giảng giáo pháp cho nhân loại và Chư Thiên.

Ðức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên, thuyết giảng cho 5 anh em Kondanna (Kiều Trần Như) tại Lộc Uyển (vườn Nai), ở Sarnath gần Varanasi (Ba-la-nại).

Ðức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên, thuyết giảng cho 5 anh em Kondanna (Kiều Trần Như) tại Lộc Uyển (vườn Nai), ở Sarnath gần Varanasi (Ba-la-nại).

Ngày lễ Magha (Maghapùjà, kỳ lễ hội đánh dấu một lần vào ngày trăng tròn của tháng Màgh, tương đương tháng giêng VN), Đức Phật truyền Đại Giới Bổn cho đại chúng 1.250 vị Tỳ-kheo.

Ngày lễ Magha (Maghapùjà, kỳ lễ hội đánh dấu một lần vào ngày trăng tròn của tháng Màgh, tương đương tháng giêng VN), Đức Phật truyền Đại Giới Bổn cho đại chúng 1.250 vị Tỳ-kheo.

Đức Phật Về Cung Thăm Người Thân

Đức Phật Về Cung Thăm Người Thân

Đức Phật trở về thành Ca-tỳ-la-vệ thăm vua cha và hoàng thân, quyến thuộc.

Đức Phật trở về thành Ca-tỳ-la-vệ thăm vua cha và hoàng thân, quyến thuộc.

La Hầu La Bái Xá Lợi Phất làm Thầy

La Hầu La Bái Xá Lợi Phất làm Thầy

Nanda (Nan-đà), con của di mẫu Mahaprajapati (Ma-ha-ba-xà-ba-đề) được đức Phật truyền giới xuất gia và cho đi xem các cung trời sau khi miễn cưỡng theo ngài về tịnh xá trong ngày kết hôn. Về sau, Nanda đắc quả A-la-hán.

Nanda (Nan-đà), con của di mẫu Mahaprajapati (Ma-ha-ba-xà-ba-đề) được đức Phật truyền giới xuất gia và cho đi xem các cung trời sau khi miễn cưỡng theo ngài về tịnh xá trong ngày kết hôn. Về sau, Nanda đắc quả A-la-hán.

Đức Phật về thăm và thuyết pháp cho phụ vương lúc lâm chung. Sau đó trong lễ trà tỳ vua cha, Đức Phật giảng giải cho tứ chúng về đức hiếu thảo.

Đức Phật về thăm và thuyết pháp cho phụ vương lúc lâm chung. Sau đó trong lễ trà tỳ vua cha, Đức Phật giảng giải cho tứ chúng về đức hiếu thảo.

Ðức Phật hiện ứng thân giảng Thắng Pháp Vi Diệu cho thân mẫu Ma-ha Ma-da và Chư Thiên tại cung trời Tettimsa (Ðao-lợi) trong 3 tháng.

Ðức Phật hiện ứng thân giảng Thắng Pháp Vi Diệu cho thân mẫu Ma-ha Ma-da và Chư Thiên tại cung trời Tettimsa (Ðao-lợi) trong 3 tháng.

Từ cung trời Ðao-lợi trở về, đức Phật dùng thần thông cho Chư Thiên và loài người đang tề tựu nghênh đón ngài thấy được tất cả các thế giới hiện hữu.

Từ cung trời Ðao-lợi trở về, đức Phật dùng thần thông cho Chư Thiên và loài người đang tề tựu nghênh đón ngài thấy được tất cả các thế giới hiện hữu.

Phật Hiện Tướng Bệnh Sắp Nhập Diệt

Phật Hiện Tướng Bệnh Sắp Nhập Diệt

Ðức Phật nhập Niết-bàn (Nirvana, Nibbàna) trong rừng cây Sala, gần thành Kusinara (Câu-thi-na) sau 80 năm trụ thế và 45 năm hoằng pháp độ sinh.

Ðức Phật nhập Niết-bàn (Nirvana, Nibbàna) trong rừng cây Sala, gần thành Kusinara (Câu-thi-na) sau 80 năm trụ thế và 45 năm hoằng pháp độ sinh.

Cuộc Đời Vĩ Đại Của Đức Phật

Cuộc Đời Vĩ Đại Của Đức Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chuyến độc hành của một nhà sư Ấn Độ

Media 13:29 19/11/2024

Triển lãm "Solivagant" (Độc hành) trưng bày những tác phẩm được thực hiện bởi nhà sư, học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche trong những chuyến đi khắp thế giới.

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Media 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Media 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Media 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Xem thêm