Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/03/2024, 20:39 PM

Gieo hạt giống bố thí cúng dường – Cội nguồn phúc đức vô tận

“Làm phúc bồi thêm phúc, hưởng phúc phúc sẽ cạn”. Người Phật tử chúng ta nếu hiểu sâu sắc về lý nhân quả này thì sẽ cố gắng gieo thật nhiều hạt giống bố thí cúng dường, giúp đỡ và đem Phật pháp chuyển hoá tha nhân.

Đây mới chính là cội nguồn phúc đức vô tận giúp chúng ta luôn sống an vui, có ý nghĩa giữa cuộc đời này. 

Bất kể tu sĩ hay thường dân

Ai hay giữ giới hạnh thanh bần

Khéo vượt khổ ải sang bờ giác 

Cúng dường người ấy phúc bội phần 

(Kinh Người áo trắng)

Trong bài kệ này, Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta về sự thực tập hạnh bố thí cúng dường để vun trồng phúc đức một cách đúng đắn, bền vững. Từ “cúng dường” nghĩa là cung cấp hoặc dâng cúng, đồng nghĩa với các từ bố thí, biếu, tặng, dâng, hiến, cho,… đều có nghĩa là lấy những vật thuộc sở hữu của mình đem cho người khác. Riêng đối với chư Tăng, chúng ta dùng từ “cúng dường”, còn đối với cha mẹ, những bậc tôn kính thì dùng từ “biếu”, “dâng”. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Mục đích cúng dường Tam bảo của người Phật tử là để hỗ trợ chư Tăng có đủ điều kiện tu học, xây dựng được cơ sở tự viện, góp phần hoằng dương Phật pháp. Tuy rằng phân định người tại gia, người xuất gia, nhưng tất cả chúng ta đều là đệ tử Phật, đều phải có trách nhiệm đóng góp cho sự nghiệp tu học và hoằng truyền chính pháp. 

Người tại gia lo về ngoại hộ Phật pháp, tức phần cơ sở về vật chất. Người xuất gia lo về hoằng pháp, tức phần nền tảng tâm linh. Tăng là ruộng phúc, cho nên ta hãy nhìn vào phẩm chất của Tăng thân để lựa chọn vị thầy hướng dẫn ta tu học. Người thầy ấy hội tụ nhiều yếu tố căn bản như: nghiêm trì tịnh Giới, đức hạnh vẹn toàn, thực học thực tu đủ vững chãi cho chúng ta trở về nương tựa. Vậy nên giá trị của một tu sĩ là nằm ở những phẩm hạnh tốt đẹp của giới hạn và giải thoát chứ không phải nằm ở nguồn gốc giai cấp, địa vị, học thức. Những vị xuất gia chuyên trì tịnh Giới, thực chứng giải thoát chính là ruộng phúc cho chúng ta gieo trồng hạt giống bố thí cúng dường. 

Về mặt tu dưỡng thân, việc bố thí cúng dường là cách giúp chúng ta buông bỏ bớt tâm tham lam, ích kỷ, bỏn sẻn cố hữu, mở rộng lòng từ. Trong kinh Tăng chi bộ, Đức Phật có dạy rằng, sự bố thí có năm lợi ích như sau:

1. Được nhiều người ưa thích

2. Được thân cận với bậc đức hạnh

3. Tiếng đồn tốt được truyền đi

4. Không có sai lệch pháp của người gia chủ

5. Khi thân hoại mạng chung được sinh lên cõi lành. 

Người Phật tử chúng ta nếu hiểu sâu sắc về lý nhân quả: “Làm phúc bồi thêm phúc, hưởng phúc phúc sẽ cạn” thì sẽ cố gắng gieo thật nhiều hạt giống bố thí cúng dường, giúp đỡ và đem Phật pháp chuyển hoá tha nhân. Đây mới chính là  cội nguồn phúc đức vô tận giúp chúng ta luôn sống an vui, có ý nghĩa giữa cuộc đời này. 

Phật dạy bố thí cúng dường 

Để ta gieo phúc và thương muôn loài

Tham, sân, si bỏ ra ngoài 

Bình an giải thoát chẳng hoài kiếp tu.    

Nguồn: Đại Tùng Lâm Hoa Sen

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa cúng Rằm tháng 10

Kiến thức 15:04 15/11/2024

Rằm tháng 10 là một ngày lễ mang nhiều ý nghĩa tâm linh và truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để mọi người không chỉ tri ân tổ tiên mà còn tạo cơ hội tích phước lành, sống hướng thiện và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Thiền trong mỗi phút giây 

Kiến thức 14:37 15/11/2024

Chúng ta nên đưa sự thực tập trong thiền đường vào trong đời sống hàng ngày. Thực tập như thế nào để hiểu được cảm thọ, tri giác của mình. Chúng ta không chỉ xử lý cảm thọ, tri giác trong lúc ngồi thiền mà phải xử lý chúng suốt ngày.

Hóa nhân thuyết pháp

Kiến thức 10:52 15/11/2024

Vua Đường Văn Tông rất thích ăn sò ốc, dân chúng ven biển ngày nào cũng bắt dâng nộp triều đình. Có một lần, người đầu bếp đang luộc ốc, thấy có một con ốc hả miệng ra, trong vỏ có hình dáng giống như Bồ-tát Quán Âm, đầy đủ tướng thanh tịnh, hết sức trang nghiêm.

Một lần nổi giận, ba ngày chưa hồi phục

Kiến thức 10:30 15/11/2024

Có người ra bên ngoài nói lời thị phi hủy báng tôi, có đồng tu đến nói với tôi, người đó nói xấu thầy, hủy báng thầy. Họ vừa mở lời, tôi liền không cho họ nói thêm nữa, họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc! Họ hỏi, vì sao vậy?

Xem thêm