Bốn hạng người ở đời và con đường đi đến ánh sáng

Đức Phật dạy có bốn hạng người: “Này các Tỳ kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Sống trong bóng tối, hướng đến bóng tối; sống trong bóng tối, hướng đến ánh sáng; sống trong ánh sáng, hướng đến bóng tối; sống trong ánh sáng, hướng đến ánh sáng.

Tất cả chúng ta không ai có quyền được lựa chọn cha mẹ cũng như nơi mình sinh ra, nhưng lại có thể làm chủ cuộc đời phía trước của mình bằng sự nỗ lực của chính mình. Ta sinh vào nhà ai, nơi nào, điều kiện như thế nào, bản thân ta ra sao là do nghiệp lực dẫn dắt. Nhưng cuộc sống là một quá trình đấu tranh liên tục giữa cái thiện và cái ác, từ trong nội tâm của chúng ta đến những hành động và lời nói bên ngoài. Mỗi người cần tự nỗ lực chuyển hóa nghiệp lực của chính mình, tích cực hướng thiện để đời sống hướng thượng và thăng hoa, đồng thời có thể giúp đỡ cho kẻ khác. Có người thành công, cũng có kẻ thất bại, nhưng quan trọng hơn hết, đừng bao giờ bỏ cuộc.

Kinh Tăng Chi Bộ, Phật dạy có bốn hạng người: “Này các Tỳ kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Sống trong bóng tối, hướng đến bóng tối; sống trong bóng tối, hướng đến ánh sáng; sống trong ánh sáng, hướng đến bóng tối; sống trong ánh sáng, hướng đến ánh sáng.”(1)

Đức Phật dạy có bốn hạng người là Sống trong bóng tối, hướng đến bóng tối; sống trong bóng tối, hướng đến ánh sáng; sống trong ánh sáng, hướng đến bóng tối; sống trong ánh sáng, hướng đến ánh sáng.

Đức Phật dạy có bốn hạng người là Sống trong bóng tối, hướng đến bóng tối; sống trong bóng tối, hướng đến ánh sáng; sống trong ánh sáng, hướng đến bóng tối; sống trong ánh sáng, hướng đến ánh sáng.

Có ba hạng người thờ Phật

“Bóng tối” và “ánh sáng” là những từ tượng trưng cho môi trường, hoàn cảnh của mỗi người. Người gieo trồng nhiều hạt giống lành, cội phước vững bền thì sinh ra trong điều kiện, hoàn cảnh tốt. Ngược lại, người gieo tạo nhiều nhân xấu, gốc tội sâu dày thì sinh ra trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, gặp nhiều khổ đau, ta hay nói họ rất “tội nghiệp”, tức là cái “nghiệp” của họ phải chịu cái tội đó. Đó là cách hiểu nôm na thông thường. Trồng dưa ai cũng nghĩ tất nhiên sẽ ra quả dưa. Đúng rồi, trồng dưa không thể ra xoài. Nhưng nếu trồng dưa mà thời tiết nhân duyên không thuận, ta chẳng có quả dưa nào cả. Vì vậy, chúng ta đừng nên chỉ hiểu “nghiệp” theo kiểu đường thẳng ấy, để có thái độ tiếp thọ nghiệp một cách tích cực hơn, đưa đời sống hướng đến ánh sáng cho dù hiện tại chúng ta đang ở bất cứ chỗ nào.

“Nghiệp”, tiếng Phạn là Karma, hay Karman, tiếng Pali là Kamma, có nghĩa là một “hành động”, một “hành vi”. Vần “Kar” trong chữ “karma có nghĩa là hành động, tác động, gây ra, tạo ra.

Khái niệm “Nghiệp” đã có trong các hệ tư tưởng, tôn giáo của Ấn Độ từ trước thời đức Phật còn tại thế. Trong kinh Vệ đà, nghiệp chủ yếu chỉ là hành động tế thần, do cái gọi là “Rta” (trật tự vũ trụ) dẫn đến lợi ích được ban cho bởi thần linh, nếu làm trái sẽ bị trừng phạt. Còn vì không biết mà lỡ phạm phải luật tắc “Rta” thì phải cầu nguyện, sám hối một cách chân thành, tha thiết nhất mới mong có thể thoát khỏi sự trừng phạt, bị tiêu diệt.

Bộ luật Manu nói nhiều đến hành động tạo nghiệp, và kết quả của hành động tạo nghiệp ấy là chủ nhân tạo nghiệp thu được những kết quả tương xứng với những phẩm chất mà người ấy đã tạo ra bằng ý nghĩ, lời nói và hành động. Và bộ luật này từ lâu đã khẳng định con người tạo ra đời sống của chính mình thông qua những hành động do chính mình tạo ra. “Nghiệp là cái nảy sinh ra từ tư tưởng, lời nói và thể xác; nó tạo ra những kết quả tốt hay xấu tùy thuộc vào tư tưởng, lời nói và thể xác tốt hay xấu; vì vậy nghiệp đã tạo ra những địa vị khác nhau của con người gồm: cao, trung bình, và thấp kém.”(2)

Ta sinh vào nhà ai, nơi nào, điều kiện như thế nào, bản thân ta ra sao là do nghiệp lực dẫn dắt.

Ta sinh vào nhà ai, nơi nào, điều kiện như thế nào, bản thân ta ra sao là do nghiệp lực dẫn dắt.

Theo tập Bhagavad Gita, Nghiệp (Karma) có ba nghĩa: một là hành động, hai là kết quả (hệ quả của hành động), ba là quy luật nhân quả. Những hành động, sự kiện xảy ra trong thế giới đều bị chi phối bởi nghiệp (quy luật nhân quả). Chúng ta trong từng giây phút tạo ra tính cách của chúng ta và từ đó hình thành nên số phận của mỗi người. “Không có sự mất mát của bất cứ hoạt động nào từ lúc chúng ta khởi đầu cũng như không có bất cứ một chướng ngại vật nào cản trở sự chín mùi của nó. Ngay cả một điều thiện nho nhỏ mà chúng ta làm cũng sẽ có thể bảo vệ chúng ta khỏi những nguy hại lớn.”(3)

Phái Du già (Yoga) rất chú ý tới hành động mà họ xem là có thể giúp họ giải thoát khỏi nghiệp báo, luân hồi. Họ thực hành phép luyện yoga rất phức tạp, khổ hạnh và trải qua nhiều giai đoạn để cuối cùng linh hồn cá thể (tiểu ngã) hòa nhập hoàn toàn vào cái “Ta” (đại ngã) vũ trụ (Brahman). Họ cho rằng có tái sinh, luân hồi là do tạo nghiệp. Nghiệp là cái cột chặt linh hồn vào các thân xác, bắt nó phải tái sinh liên tục. Muốn thoát được sự luân hồi này thì phải hành động tích cực, tu luyện kỉ luật, khắt khe.

Kỳ Na giáo (Đạo Jain) có một quan điểm cơ giới về nghiệp, với họ thì “tuy không cố ý sát, những cũng phải chịu quả báo sát sinh”. Tức là nhân biểu hiện ra như thế nào thì quả biểu hiện ra như thế ấy, cho dù động cơ tâm lý hay dụng tâm của đương sự ra sao. Đó là lí do đạo Jain lại chủ trương tu ép xác, khổ hạnh. Tu khổ hạnh ép xác thì có thể bù cho nghiệp ác tạo ra từ đời trước, triệt tiêu nghiệp ác, đồng thời kiên trì không làm gì hết để không còn tạo ra nghiệp mới nữa.

Đức Phật đã hiểu rất rõ những quan điểm, tư tưởng của các trường phái, tôn giáo khác về “nghiệp”, từ đó Ngài tiếp nhận, chọn lọc những cái đúng đắn và phát triển quan điểm của mình bằng trí tuệ thấu suốt của bậc giác ngộ. Trong Phật giáo, nghiệp là hành động tạo tác có tác ý. Nếu không có tác ý (cetana) thì không kết thành nghiệp. Nghiệp thiện hay ác chỉ có thể hình thành trên cơ sở động cơ tâm lý của đương sự, tức là phải có dụng tâm, khác hẳn với quan điểm của đạo Jain.

Phật dạy 10 điều thiện đó là: Thân không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; miệng không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời thô ác; ý không tham lam, sân hận, si mê.

Phật dạy 10 điều thiện đó là: Thân không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; miệng không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời thô ác; ý không tham lam, sân hận, si mê.

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Trong kinh Trung Bộ, Phật dạy: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa.” Con người là kẻ thừa tự của nghiệp, nhưng nghiệp không phải là định mệnh. Những gì chúng ta tạo tạo tác mới là “Nghiệp nhân”. Những quả báo chúng ta thụ hưởng khi nó chín muồi thì gọi là “Nghiệp quả”, từ “Nghiệp nhân” (gọi tắt là Nhân) đến “nghiệp quả” (gọi tắt là Quả) phải trải qua một quá trình, có tác động và chi phối của các Duyên (điều kiện). Vì vậy, quá trình đầy đủ phải gọi là Nhân – Duyên – Quả. Tuy Nhân quá khứ đã tạo không thể thay đổi, nhưng chúng ta có thể tạo ra những Nhân mới và tạo những Duyên mới để có những Quả báo tốt đẹp hơn. Có nhiều người hay than trời trách đất rằng đời này tôi không làm gì nên tội nên tình tại sao lại phải chịu nhiều đau khổ như vậy. Thực ra, mọi sự ở đời không có cái gì là không có nhân duyên của nó. Con mắt phàm phu chúng ta chỉ nhìn và thấy được những cái bề nổi, những cái trước mắt, còn phần chìm và phần túc nghiệp chúng ta chưa có con mắt tuệ, mắt Phật để thấu suốt được.

Cho nên, dù một người phải sinh ra trong bóng tối, như đức Phật đã nói “sinh ra trong một gia đình hạ tiện, gia đình một người đổ phân, hay gia đình một người thợ săn, đan rổ, hay gia đình người đan tre, làm bẫy sập, hay gia đình người đóng xe, hay gia đình người quét rác, hay trong một gia đình một người nghèo đói, ăn uống thiếu thốn, sinh kế khó khăn, khó tìm cho được đồ ăn, đồ mặc. Và người ấy lại xấu xí, khó ngó, còm lưng, nhiều bệnh hoạn, đui một mắt, quẹo tay bại chân, hay đi khấp khểnh, hay nửa thân tê liệt, không có được đồ ăn, đồ uống, đồ mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở hay đèn”(3), người ấy vẫn có thể hướng đến ánh sáng bằng việc sống với thân làm việc lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ lành. Ngược lại, nếu thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác thì sau khi thân hoại mạng chung phải sinh về cảnh giới đau khổ, phải chịu đọa lạc.

Còn người sinh ra trong ánh sáng: “được sinh trong một gia đình cao quý, trong gia đình Sát- đế-lỵ giàu có, hay trong gia đình Bà-la-môn giàu có, hay trong gia đình gia chủ giàu có, phú hào có tài sản lớn, có của cải lớn, có nhiều vàng và bạc, có nhiều tài sản, vật dụng, nhiều tiền của, ngũ cốc. Người ấy lại đẹp trai, dễ nhìn, dễ thương, với màu da tuyệt đẹp, xinh xắn. Người ấy lại nhận được đồ ăn, đồ uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ trú, đèn đuốc”(5), nếu thân làm việc ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ ác thì những phước đức cũ dần mất hết, và sẽ đi từ ánh sáng đến bóng tối. Nhưng nếu họ tiếp tục biết tận dụng điều kiện của mình để tạo nghiệp thiện thì sẽ tiếp tục đi lên trên con đường sáng, hưởng an vui, hạnh phúc.

Tất cả chúng ta không ai có quyền được lựa chọn cha mẹ cũng như nơi mình sinh ra, nhưng lại có thể làm chủ cuộc đời phía trước của mình bằng sự nỗ lực của chính mình.

Tất cả chúng ta không ai có quyền được lựa chọn cha mẹ cũng như nơi mình sinh ra, nhưng lại có thể làm chủ cuộc đời phía trước của mình bằng sự nỗ lực của chính mình.

Hạng người nào có đầy đủ phước báu nhất để niệm Phật?

Căn bản của việc thay đổi đời sống hướng về bóng tối hay ánh sáng là do hành vi tạo tác thiện hay ác của ba nghiệp. Thế nào là thiện, thế nào là ác?

Kinh Thập thiện, Phật dạy 10 điều thiện đó là: Thân không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; miệng không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời thô ác; ý không tham lam, sân hận, si mê. Ngược lại là 10 điều ác. Còn về bản chất thì nghĩ, làm, và nói điều gì có lợi cho mình, cho người là thiện. Cái gì mà hại mình, hại người là việc ác. Tùy mức độ nặng nhẹ của nghiệp thiện ác mà tạo ra nghiệp lực dẫn dắt ta đi về nẻo đường nào trên xa lộ cuộc đời, đời này và những đời sau. Xuất phát điểm của chúng ta ở trong bóng tối hay ánh sáng đương nhiên vô cùng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là thái độ chúng ta tiếp thọ nghiệp như thế nào để được tự tại cho dù hiện báo chúng ta đang chịu đau khổ hay đang hưởng an vui. Có khổ, nhưng tu là chuyển nghiệp. Người biết tu tập thì trong hoàn cảnh nào cũng tự tại vì họ biết chấp nhận nghiệp và biết cách giải quyết (chuyển nghiệp).

Nhưng đó đều là lý thuyết. Áp dụng thế nào? Chúng ta thử quán chiếu xem hiện tại chúng ta đang ở đâu và đang đi về đâu, bóng tối hay ánh sáng? Nếu chúng ta được sinh ra và lớn lên trong một điều kiện tốt, được giáo dục đường hoàng, lại được gặp các bậc thiện tri thức dẫn dắt, chúng ta rất dễ để tiếp tục thăng hoa trên con đường ánh sáng. Kém phước hơn, chúng ta sống đủ đầy về vật chất, nhưng lại nghèo thiếu về tri thức và hướng đi, hay vướng phải những gian lao của danh dự lợi dưỡng, kết duyên với thầy tà bạn xấu, thì chuyện bị sa đọa và đi vào nẻo tối tăm thật không dễ gì tránh khỏi nếu bản thân không tự thức tỉnh hay được người khác dẫn lối.

Còn phúc mỏng nghiệp dày, sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn trăm bề, quanh năm cơ cực chỉ mong có đủ miếng ăn, có khi lại tật ách, tai ương… thì biết đi đâu, về đâu để thoát khỏi chiếc mê cung cuộc đời. Đau khổ, nghèo khó, túng quẫn thì con người ta dễ sinh tâm ích kỉ, tham lam, bỏn sẻn, lại ít có điều kiện để tạo phước, giúp đỡ người khác, nên đôi khi đã ở bóng tối lại cứ mãi quẩn quanh trong bóng tối, tất nhiên không phải là tất cả vì đâu đó chúng ta vẫn thấy những tấm gương vượt khó, vượt lên hoàn cảnh, thành công và sống có ý nghĩa cho đời, nhưng chỉ là số ít. Còn lại, họ là những người rất cần được giúp đỡ, cả về vật chất lẫn tinh thần và nhận thức, để vươn mình lên, chuyển hóa nội tâm, biết tu tập, hướng thiện và hướng đến ánh sáng.

Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa.

Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa.

Hai hạng người 'Ngu' sẽ chịu khổ lâu dài

Còn nhiều trường hợp chúng ta phải chịu nhiều cái bất như ý, biết rõ nghiệp nhân quá khứ sâu dày, đang nỗ lực tu tập chuyển nghiệp nhưng vẫn chưa thoát ra ngay được, vẫn phải chịu những khổ đau, dày vò như thân mang tật bệnh hay các chuyện tai ương, làm việc gì cũng không thành tựu. Có khi chúng ta nản lòng, thối chí. Có khi chúng ta than rằng đã cố gắng hết sức rồi mà không thể thay đổi tình trạng, muốn bỏ cuộc. Nhưng Phật đã dạy rất hay trong kinh Tăng Chi: “Này các Tỳ kheo, ví như có người bỏ nắm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén ấy vì nắm muối trở thành mặn và không uống được. Nhưng có người bỏ nắm muối vào nước sông Hằng, khối nước ấy rất lớn không vì nắm muối này mà trở thành mặn và không uống được.”(6) Nắm muối dụ cho nghiệp xấu ác, nước dụ cho nghiệp thiện lành và khả năng tu tập của mỗi người. Cội phúc chưa sâu dày mà đã vội nản lòng thối chí thì có khác nào đem nắm muối bỏ vào chén nước, mặn chát. Nên, người biết tu tập tinh cần thực hành mười điều thiện, bố thí, cúng dàng, trì giới, phóng sinh… Nghe có vẻ lớn lao nhưng thực ra tất cả đều thâu trọn trong tam nghiệp. Trong tam nghiệp thì ý nghiệp làm chủ. Do vậy, căn cốt của việc tu tập là từ ngay nơi ý thức của mình, chuyển hóa nội tâm, quyết tâm chừa bỏ cho được những thói hư tật xấu, gạn đục khơi trong, chính niệm, tỉnh giác trong từng sát na tâm niệm để dòng sông thiện pháp nuốt trọn nắm muối như nắm muối chưa từng được tồn tại, dòng nước vẫn trong mát, ngọt thanh.

Kinh Pháp cú số 1 và 2, đức Phật dạy:

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo

Nếu với ý ô nhiễm

Nói lên hay hành động

Khổ não bước theo sau

Như xe chân vật kéo.

Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ ý tạo

Nếu với ý thanh tịnh

An lạc bước theo sau

Như bóng không rời hình.”

(HT. Minh Châu dịch)

Căn cốt của việc tu tập là từ ngay nơi ý thức của mình, chuyển hóa nội tâm, quyết tâm chừa bỏ cho được những thói hư tật xấu, gạn đục khơi trong.

Căn cốt của việc tu tập là từ ngay nơi ý thức của mình, chuyển hóa nội tâm, quyết tâm chừa bỏ cho được những thói hư tật xấu, gạn đục khơi trong.

Nghiệp của chúng ta do chính chúng ta tự tạo, nên muốn chuyển nghiệp cũng phải từ nỗ lực của bản thân ta. Không có ai làm cho chúng ta ô nhiễm, cũng không có ai làm cho chúng ta thanh tịnh, chỉ có chúng ta tự tịnh lấy tâm ý của mình. Nghiệp nằm trong tầm tay của chúng ta, quan trọng là chúng ta có dang tay ra chấp nhận và chuyển nghiệp trong từng sát na tâm niệm hay không. Tâm chuyển thì cảnh chuyển. Muốn giải thoát mọi trầm luân trước tiên phải gỡ những mối dây ràng buộc trong tâm, cho nó được tự do, tự tại. Khi đó, ta có thể thấy tự do là ung dung trong ràng buộc, và hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau. Trong 4 hạng người ở trên, nếu không thể là người đi từ ánh sáng đến ánh sáng thì hãy là người đi từ bóng tối đến ánh sáng, và đem ánh sáng lan tỏa, soi đường cho kẻ đang đi về bóng tối.

CHÚ THÍCH:

(1) Kinh Tăng Chi Bộ, (V) (85) Tối Tăm, Việt dịch HT. Minh Châu

(2) Kinh Văn Của Các Trường Phái Triết Học Ấn Độ, Doãn Chính chủ biên; NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2003, tr. 129-130.

(3) Bhagavad Gita, quyển III, trang 40, dẫn lại từ The Hindu View of Life (Quan Điển Ấn Độ Giáo về cuộc sống) của Radhakrisnan, trang 73.

(4) Kinh Tăng Chi Bộ, (V) (85) Tối Tăm, Việt dịch HT. Minh Châu

(5) Kinh Tăng Chi Bộ, (V) (85) Tối Tăm, Việt dịch HT. Minh Châu

(6) Đại tạng kinh Việt Nam, Tăng Chi Bộ I, Chương 3, phẩm Hạt muối, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1996, trang 451.

Thích Nữ Mai Anh – Lớp Thạc sĩ Phật học khóa I – Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 9/2020

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu

Nghiên cứu 23:14 20/12/2024

Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

Nghiên cứu 13:41 18/12/2024

Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.

Đời tu của tôi

Nghiên cứu 09:32 18/12/2024

Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Nghiên cứu 11:12 17/12/2024

Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Xem thêm