Bốn nguyên tắc vàng chuyển nghiệp nghèo
Người nào chẳng may đang nghèo thì hãy yên tâm “nghèo cho sạch, rách cho thơm”, giữ gìn phẩm giá thanh cao, không cầu cạnh, không đua đòi, không bao giờ vì cần tiền mà làm chuyện bậy. Thực hiện theo 4 nguyên tắc vàng rồi cuộc đời sẽ ấm êm.
Nguyên nhân của những dằn vặt, đau khổ mà người nghèo phải trải qua đó là luôn khát khao được giàu có. Phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền. Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có. Không mong cầu, không mong giàu chính là đạo lý.
Nguyên tắc thứ hai, biết mình nghèo là do sai lầm gì đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ điều này đồng nghĩa với việc đang sám hối nghiệp xưa.
Chúng ta phải hiểu thêm một điều là ranh giới giữa việc "không cần tiền" và "ra vẻ" không cần tiền rất mong manh. Từ không cần lên đến ra vẻ chỉ cách nhau một chút xíu nên chúng ta phải hết sức cẩn thận.
Đừng để việc không cần tiền tiến dần thành thái độ tự thấy mình ngon lành vì đã không cần giàu, không thèm giàu rồi vênh mặt lên coi thường tất cả. Cái ‘ra vẻ’ đó sẽ khiến chúng ta nghèo mãi.
Vì sao cuộc đời có nhiều người nghèo khổ?
Cách cư xử đúng đắn ở đây là: chúng ta biết chắc chắn là trong quá khứ mình đã có một sai lầm nào đó, bây giờ không tự nhìn ra được. Chính cái biết này là một sự sám hối âm thầm giúp chúng ta nhanh thoát khỏi nghiệp cũ, nhờ đó sẽ nhanh thoát nghèo hơn.
Nguyên tắc thứ ba là biết rằng nhờ cảnh nghèo này mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên cuộc đời, điều mà nếu giàu chưa chắc đã có.
Người sinh ra đã sống trong cảnh giàu có thường không thể thấu hiểu và cảm thông được với nỗi khổ của người nghèo, bởi vì họ chưa từng nghèo, chưa phải trải qua cảnh nghèo. Cho nên ai nghèo thì hãy vui mừng vì nhờ nghèo mà mình thương yêu được rất nhiều người bị những người khác bỏ quên. Thương yêu được mọi người là chất liệu, là nền tảng của những việc thiện lành, những việc tạo ra phước đức, mà từ đó chúng ta vượt lên.
Có thể thấy những nhạc sĩ, những thi sĩ tài năng, có những sáng tác chạm được đến trái tim khán giả hầu hết đều nghèo. Vì nghèo nên họ dễ có những rung động sâu sắc trước nhân tình thế thái, có những tình cảm thương yêu cao thượng. Thương từ ánh trăng, ngọn cỏ, thương cái dáng liêu xiêu của người gánh hàng rong trong đêm, thương đứa trẻ đi học đến trường trong bộ quần áo cũ rách... thương hết cả những thân phận thấp hèn, nghèo khổ. Bởi vậy người giàu nhiều khi rất thiệt thòi vì không có được những xúc cảm cao đẹp như thế.
Nguyên tắc thứ tư là sống trong cảnh nghèo nhưng vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh.
Người giàu làm việc phước rất dễ dàng, họ có thể bỏ cả triệu đồng ra bố thí nhưng vẫn không quý bằng người nghèo giúp được một người qua cơn đói với bữa cơm đạm bạc. Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên.
Trên đây là 4 nguyên tắc vàng để chuyển nghiệp nghèo, là ‘bí kíp, bí mật, bí truyền’ mà chúng tôi truyền trao lại cho những người cùng nghèo như chúng tôi. Kiên trì thực hiện đúng và đủ 4 nguyên tắc trên giúp chúng ta thoát nghiệp nghèo rất nhanh, không bao lâu sau cuộc sống sẽ khá lên.
Tuy nhiên, khi cuộc sống được cải thiện thì phải đề phòng sự kiêu mạn, hưởng thụ xuất hiện.
Vậy nên người nào chẳng may đang nghèo thì hãy yên tâm “nghèo cho sạch, rách cho thơm”, giữ gìn phẩm giá thanh cao, không cầu cạnh, không đua đòi, không bao giờ vì cần tiền mà làm chuyện bậy. Thực hiện theo 4 nguyên tắc vàng rồi cuộc đời sẽ ấm êm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm