Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tại sao sống ở đời chúng ta cần bố thí?

Phật tử đều biết theo nhân quả hữu lậu, người hay bố thí sẽ được hưởng quả giàu sang phú quý, nếu gian tham keo kiệt thì phải chịu nghèo đói khó khăn...

Nhưng cũng tùy tâm lượng của chúng ta khi bố thí mà quả hưởng được có khác nhau; nếu trước khi bố thí mà còn đắn đo toan tính, hoặc sau khi bố thí lại tiếc rẻ, thì có thể cũng được hưởng quả giàu sang nhưng phải làm lụng khó khăn cực nhọc lắm.

Nói cho cùng, mọi khổ sở đau thương trên cuộc đời này đều do lòng tham lam ích kỷ của con người mà ra. Từ tham lam đưa đến sân hận, khi lòng tham không được thỏa mãn, rồi có thể gây ra hậu quả khôn lường. Cho nên, nếu chúng ta chỉ biết bo bo giữ lợi ích cho riêng mình thì ngay bản thân mình, và cả gia đình, xã hội sẽ mãi chìm đắm trong khổ đau. Chỉ khi nào chúng ta mở lòng ra để lo cho người có hòan cảnh khó khăn hơn mình, thì không những người khác bớt khổ mà chính mình cũng được an vui. Nhiều người đã kể, trước khi biết Phật pháp, họ thường xuyên buôn bán thua lỗ, chỉ vì ham tranh hơn tranh thua, gây hiềm khích với người khác. Khi đã quy y, biết cách xử sự, không còn quá tham lam, họ được cảm tình với mọi người nên công việc làm có kết quả hơn, chứ không phải nhờ sức gia trì của vị thần thánh nào cả.

Empty

Ở đây, chúng ta cũng cần phân biệt bố thí với cúng dường. Bố thí có ý nghĩa đem những gì mình có san sẻ cho người có hoàn cảnh, điều kiện sống khó khăn hơn mình, bất phước hơn mình. Cúng dường - nguyên nghĩa là cung dưỡng, tức cung kính cấp dưỡng, là dâng phẩm vật, tài vật lên những người có địa vị, đạo dức cao hơn mình. Vì sao Đức Phật lại khuyên chúng ta nên thực hành hạnh bố thí? Là để trong vòng luân hồi chúng ta có một đời sống kinh tế sung túc, dễ dàng hơn cho việc tu hành. Khi có điều kiện chúng ta lại tiếp tục bố thí cúng dường, và như vậy trong những kiếp về sau, chúng ta lại càng thuận lợi trong việc tiến tu hơn nữa.

Đối với các vị Bồ Tát, một trong những hạnh nguyện của các Ngài là giúp đỡ chúng sanh bằng tinh thần hay vật chất tùy nhu cầu của họ. Đến lúc gần gũi được họ, làm cho họ tin tưởng và cảm mến, Bồ tát mới thu nhiếp họ để đưa họ đến với Phật pháp. Đó gọi là Bố thí nhiếp. Con người thường sống bằng tình cảm hơn là lý trí, nên nếu chỉ dùng lời nói đạo lý, đôi khi thất bại. Vì vậy Bồ tát phải dùng bố thí như một phương tiện để nhiếp phục chúng sanh.

Bố thí có ý nghĩa đem những gì mình có san sẻ cho người có hoàn cảnh, điều kiện sống khó khăn hơn mình, bất phước hơn mình. Cúng dường - nguyên nghĩa là cung dưỡng, tức cung kính cấp dưỡng, là dâng phẩm vật, tài vật lên những người có địa vị, đạo dức cao hơn mình.

Trong một bản Kinh Phật là Đại Niết Bàn, phẩm Phạm hạnh thứ 15, Phật dạy : “Này Thiện Nam! Bồ tát lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng thương tưởng như con. Lại nữa, lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng xót xa giốnh như cha mẹ săn sóc đứa con đang bệnh. Lúc thực hành bố thí, tâm Bồ tát vui mừng như Cha Mẹ thấy con lành bệnh. Sau  khi bố thí, tâm Bồ tát buông xả như cha mẹ thấy con đã lớn khôn, có thể sinh  sống tự tại".

Đọan kinh này đã diễn tả một cách chính xác tấm lòng của Bồ tát đối với chúng sanh, khi thực hành hạnh bố thí, các vị xem chúng sanh như con đẻ của mình. Chúng ta khi có con lo cho máu mủ của mình một cách chu đáo từ lúc nhỏ đến lúc lớn, tâm chúng ta thương con như thế nào thì Bồ tát thương chúng sanh như thế ấy. Tuy nhiên, tình thương của chúng ta đôi khi chan rải không đều giữa đứa con này với đứa con khác, còn Bồ tát thì bình đẳng. Các Ngài thương muôn loài chúng sanh không hạn cuộc, không phân biệt, còn chúng ta lại quên các Ngài như những đứa con hoang, bỏ cha mẹ ra đi lang thang trong ba cõi sáu đường.

Lúc thực hành bố thí, tâm lượng Bồ tát lo cho chúng sanh như cha mẹ săn sóc đứa con đang bệnh. Tình thương của cha mẹ bao la như biển cả, bất tận như suối nguồn, và đôi khi chúng ta cũng hiểu được, cảm nhận và biết ơn đối với tình thương đó. Nhưng rất ít người hiểu được tình thương của Bồ tát giành cho chúng sanh. Nếu cha mẹ chỉ lo được cho cái thân vật chất hữu hình hữu hoại của con, thì Bồ tát rất chú trọng đến đời sống tinh thần. Mà đời sống tinh thần thì vô vàng quý giá hơn so với đời sống vật chất, vì đó là hành trang cho tất cả chúng sanh đi suốt lộ trình đến giải thoát viên mãn. Bồ tát biết rõ, có rất nhiều người thiếu thốn, đau khổ về tinh thần, dù họ đang ở địa vị nào, hòan cảnh nào và chỉ có thuốc chánh pháp mới điều trị được bệnh khổ cho chúng sanh.

> Kinh Phân biệt bố thí

Diễn viên này đã học cách 'cho đi' với tấm lòng thiện nguyện.

Diễn viên này đã học cách "cho đi' với tấm lòng thiện nguyện.

Khi hành hạnh bố thí và nhiếp phục được chúng sanh, hướng dẫn họ đi theo chánh đạo để được giác ngộ và giải thoát, tâm Bồ tát vui mừng như cha mẹ thấy con lành bệnh. Và sau đó tâm các Ngài buông xả như cha mẹ thấy con lớn khôn, đã vững bước trên đường đời. Sự buông xả này rất phù hợp với tinh thần Balamật, tức vô trước, vô trú, vô nhiễm. Dù làm tất cả mọi việc để được lợi ích cho chúng sanh, tâm các Ngài vẫn thênh thang như hư không, không thấy có người ban ơn, có kẻ chịu ơn và có một pháp để làm ơn. Đó gọi là “Tam luân không tịch”. Nhìn chung bố thí được chia ra làm ba loại:

Tài thí:

Gồm nội tài thí và ngoại tài thí.

- Nội tài thí : Dùng cả thân mạng hoặc một vài bộ phận trong cơ thể để bố thí. Đây là hạnh động buông xả lớn của Bồ tát. Hiện nay, có phong trào hiến máu nhân đạo, hiến tặng cơ quan hoặc hiến xác cho khoa học, đều thuộc về lọai này.

- Ngọai tài thí : Dùng tài sản của mình kiếm được một cách lương thiện, san sẻ cho những người thiếu thốn, khó khăn về vật chất hơn mình.

Một điều chúng ta cần lưu ý: Ai cũng biết, nỗi khổ của chúng sanh thì vô hạn, nên sự bố thí cũng phải vô biên. Nhưng trong sự bố thí, ngoài lòng từ bi, chúng ta còn phải có trí tuệ. Nếu chúng ta nhẹ dạ, giúp người một cách mù quáng, như giúp tiền cho người nghiện hút, bài bạc … thì vô tình chúng ta càng làm hại cho họ. Mỗi người Phật tử phải là một chiến sĩ trong mặt trận đạo đức, chống lại những tệ nạn, những cái xấu ác, làm trong sạch hóa xã hội. Đó là giúp ích cho mọi người và cho cả bản thân mình.

Pháp thí:

Sự thiếu thốn khó khăn về vật chất làm cho con người đau khổ, nhưng sự nghèo nàn mất mát về tinh thần càng làm họ thấy bất hạnh hơn. Cái khổ về tinh thần gay tổn hại nhiều hơn cái khổ về vật chất, nhiều khi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cả tính mạng con người. Y học đã chứng minh rất nhiều trường hợp loét dạ dày, tá tràng, bệnh tim mạch, và đặc biệt là hội chứng kích động thần kinh (stress) là hậu quả của sự căng thẳng, lo nghĩ hay buồn phiền lâu ngày.

Các vị tu hành đem Phật pháp giảng dạy cho chúng sanh, mục đích làm chúng sanh bớt khổ, đó gọi là pháp thí, nhưng cũng tùy trình độ căn cơ của từng người mà lập phương tiện giáo hóa, cũng như tùy bệnh mà cho thuốc (khế cơ), và những lời giảng dạy phải phù hợp với chánh pháp, phải có giá trị bất di bất dịch (khế lý). Khi Phật pháp được truyền bá rộng rãi theo tinh thần khế cơkhế lý, chúng sanh nương vào đó tu hành, cuộc đời sẽ được an lạc, xã hội nhờ đó cũng yên bình thịnh vượng.

> Đọc tiếp: Vì sao pháp thí quan trọng hơn tài thí?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Xem thêm