Bốn thời kỳ kết tập kinh điển
Bốn tháng sau khi Ðức Phật nhập niết-bàn, Ngài Ma Ha Ca Diếp (MaHa Kasypa) thay Phật thống suất tăng-chúng đã triệu-tập một hội nghị gồm khoảng 500 đại đệ-tử của Phật, ở thành Vương-Xá ( Rajagrika) để giảng tụng lại những giáo-lý mà Ðức Phật đã dạy.
Trong hội-nghị đầu tiên này, Ngài Ma Ha Ca Diếp được suy tôn ngồi ghế chủ-tọa; Ngài A-Nan, là Vị đệ-tử thường theo Phật nghe nhiều và nhớ lâu, được cử ra tụng lại những lời dạy của Phật; còn Ngài Ưu-Ba-Ly (Upali) là vị đệ-tử thông-suốt và nghiêm-trì giới luật nhất, được cử ra tụng giới-luật.
Hội nghị này đã kết-thúc sau bảy tháng làm việc và 500 vị đại đệ-tử đều công nhận đó là những lời chân thật của Phật.
Ðại-hội này được mệnh-danh là “Kỳ kết-tập thứ nhất“.
Kỳ kết-tập thứ hai.
Khoảng một trăm năm sau khi Phật nhập- diệt , vì có sự bất đồng về giới-điều, nên tăng chúng chia làm hai nhóm, họp riêng ở hai thành Vaisaly và Vàjji.
Nhóm tăng-sĩ họp ở thành Vaixaly do sự triệu tập của Ngài trưởng-lão Yasa thọ 165 tuổi, gồm có 12.000 Tăng-sĩ, nhưng trong số ấy chỉ có 700 vị lão-thành mới có quyền biểu- quyết .
Hội-nghị này họp dưới quyền chủ-tọa của Ngài Revala và đồng-thanh biểu-quyết:
“Không nên sữa đổi chổ sai những điều luật của Phật đã truyền đạo mặc dù Ðức-Thế-Tôn đã có di-huấn rằng nếu chư Tăng đồng ý cùng nhau là thấy điều-luật nào của Như-Lai đã chế-định là ít quan-trọng và không thể thụ-trì được nữa, thì được phép sữa chữa”.
Trong khi ấy thì nhóm Tăng-sĩ ở thành Vajji họp dưới quyền chủ-tọa của đại-đức Vajjiputra lại chấp-thuận.
Trong kỳ kết-tập thứ hai này chỉ đặt trọng tâm trong việc giải-quyết về giới-luật mà thôi.
Tuy thế, Tăng-đồ cũng chia thành hai phái rõ rệt.
Phái do Ngài Yasa triệu-tập và giữ đúng giới-luật của Phật, thì gọi là phái nguyên thủy (Théravadins) hay thượng-tọa bộ.
Phái do Ngài Vajjiputra sữa đổi mười điều luật của Phật thì gọi là phái Tiến-thủ, hay là Ðại-chúng bộ (Mahasanghikas).
Từ đấy, Phật Giáo chia ra hai phái rõ rệt và là cội rễ cho hai mươi tôn-phái sau này.
Kỳ kết-tập thứ ba:
Hơn hai thế-kỷ sau ngày Phật nhập-diệt (274 năm trước tây lịch), Hoàng-Ðế A-Dục lại triệu-tập 1000 vị Ðại-trưởng-lão Uyên-thân để kết-tập kinh điển tại thành Pataliputra ( tức là Bihar và Patra ngày nay ) duới quyền chủ tọa của Ngài Mục-Kiền-liên Tu-Ðế (Mogaliputta Tissa).
Sau chín tháng làm việc, hội nghị đã hòan thành công tác kết tập kinh điển, ngoài ra lại còn chỉnh đốn Tăng giới, bài trừ những hạng Tu-sĩ phạm trai, phá giới, vô kỷ -luật.
Kỳ kết-tập thứ tư.
Vào khoảng 600 năm sau khi Phật nhập diệt , nghĩa là vào thế-kỷ thứ nhất Tây-Lịch, Vua Ca-Ni-Săc-Ca (Kaniska) một vị Ðại-Ðế Ấn Ðộ, có tâm hộ pháp chẳng thua gì Vua A-Dục, đã triệu tập 500 vị Bồ Tát, 500 vị Tỳ-kheo cùng 500 người tại-gia cư-sĩ, tại thành Ca-Thập-DiLa để kết-tập kinh-điển dưới quyền chủ-tọa của hai Ngài Hiếp-Tôn-Giả và Thế Hữu.
Kỳ kết-tập này gọi là kỳ kết-tập lần thứ tư.
Trong bốn kỳ kết-tập này thì hai kỳ đầu chưa cần đến sự biên chép, nghĩa là chỉ đọc tụng lại, xem lời lẽ nào là của Phật đã nói ra, hay xét những ý nghĩa nào là đúng với chánh-pháp.
Ðến thời kỳ thứ ba và thứ tư mới dùng đến văn-tự để biên chép thành sách -vở.
Trong sự biên chép này, chư Tăng chia làm hai phái:
Phái Nam thì ghi bằng văn Pali, còn phái Bắc thì ghi bằng văn phạn.
Như trên đã nói, vì kinh-điển được ghi chép bằng hai thứ văn: Pali và Phạn, nên những xứ nói tiếng Pali thì kinh-điển bằng Pali được truyền bá , còn những xứ dân-chúng nói tiếng Phạn thì kinh-điển bằng Phạn-văn được truyền tụng.
Nếu lấy Trung Ấn Ðộ là cứ-điểm, thì những xứ phía Nam Ấn Ðộ và lan ra đến những xứ Tích-lan, Miến-điện, Thái-lan, Ai-lao, Cao-mien…đều theo kinh điển Pali, nên cũng gọi là Nam-phương Phật giáo.
Còn những xứ thuộc Trung Ấn Ðộ, Bắc Ấn-Ðộ và lan ra đến Nêpal, Tây-tạng, Trung- hoa, Việt-nam, Cao-ly, Nhật-bổn…thì lại căn-cứ theo kinh điển chữ Phạn, và được gọi là Bắc-phương Phật Giáo.
Nam-phương hay Bắc-phương Phật Giáo đều thờ chung một đấng giáo-chủ là Ðức Phật Thích-ca và đều tuân theo những yếu điểm mà Phật đã dạy.
Tuy thế, tùy theo căn-cơ, tâm-lý và ảnh hưởng văn hóa cùng đời sống của dân chúng có khác nhau giữa Nam và Bắc-phương mà phương pháp tu hành và sự phát huy giáo lý có điểm dị và đồng.
Bắc-phương phần nhiều đi về lối tung-hoành, phát-triển, phóng-túng không câu nệ về hình thức.
Nam-phương thì lại có tánh-cách thủ-cựu, trung thành với Phật Giáo Nguyên-thủy, tôn-trọng hình-thức.
Do đó mà có hai phái: Tiểu-thừa Phật Giáo ở Nam-phương và Ðại-thừa Phật Giáo ở Bắc-phương.
Trích trong: Phật Học Phổ Thông.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bốn thời kỳ kết tập kinh điển
Phật giáo thường thức 14:00 12/12/2024Bốn tháng sau khi Ðức Phật nhập niết-bàn, Ngài Ma Ha Ca Diếp (MaHa Kasypa) thay Phật thống suất tăng-chúng đã triệu-tập một hội nghị gồm khoảng 500 đại đệ-tử của Phật, ở thành Vương-Xá ( Rajagrika) để giảng tụng lại những giáo-lý mà Ðức Phật đã dạy.
Niệm Phật vãng sanh có 30 lợi ích
Phật giáo thường thức 13:00 12/12/2024Năng lực niệm Phật vô cùng to lớn, người bị bệnh khổ niệm Phật đều được lành không thể kể xiết. Có người niệm Phật cảm được Xá lợi. Một số hạt Xá lợi vẫn còn giữ để cúng dường. Nên biết Niệm Phật lợi ích không thể nghĩ bàn.
Vì sao niệm Phật 10 niệm có thể diệt tội nhiều kiếp?
Phật giáo thường thức 11:05 12/12/2024Hỏi: Tạo tội chướng đã nhiều vì sao niệm Phật 10 niệm có thể diệt tội nhiều kiếp được?
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Phật giáo thường thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Xem thêm