Giết người do tâm trí điên loạn, ảo giác có bị nghiệp quả như người bình thường không?
Hỏi: Một người đang bình thường sống thiện lương biết rõ đúng sai tốt xấu nhưng bỗng nhiên người đó vì nhân duyên nào đó nên bị bệnh tâm thần không biết rõ đúng sai không biết tốt biết xấu không biết thiện biết ác, nếu vô tình họ giết người do tâm trí điên loạn không biết mình giết người, giết do ảo giác thì họ có bị nghiệp quả tương đương với người bình thường hay không?

Hiểu đầy đủ về giới “không sát sanh”
Đáp:
Con chỉ cần hiểu rõ giáo pháp, biết “nghiệp" là gì và thế nào là “phạm tội sát sanh” thì tự con sẽ có lời giải:
- Đức Phật dạy: Này chư tỳ-khưu! Như Lai tuyên bố tư tác (cetanā) là nghiệp. Tư tác là chủ ý, cố tình…Vậy nếu có một hành động do không chủ ý, không cố tình… thì không tạo nghiệp.
- Đầy đủ 5 chi phần này mới thật sự phạm tội sát sanh: 1, Có một con vật; 2, Con vật kia đang sống; 3, Khởi tâm (tư tác) giết con vật ấy; 4, Con vật đã bị giết do nổ lực kia; 5, Con vật chết rồi.
Hội đủ 5 điều trên mới phạm tội sát sanh. Còn nếu chỉ có 2,3 hay 4 chi thì có thể gọi là giới rách, giới lủng…thôi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Có phải con người thường tái sinh trở lại kiếp người không?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Có phải con người thường tái sinh trở lại kiếp người không?

Những ràng buộc bên ngoài không ngăn được một tâm hồn tự do, giải thoát
Phật giáo thường thức
Hỏi: Con thưa Sư ông làm sao để con được tự do trong cuộc sống. Con thấy đâu đâu cũng ràng buộc, cũng kiểm soát khiến con đau khổ và hoang mang vô cùng. Con nên làm sao đây?

Tạo nhân thì có quả
Phật giáo thường thức
Hỏi: Người đã có phước mới được giàu sang, vậy tại sao trong số người giàu sang ấy vẫn có người ngu si, chết yểu, hoặc đui, điếc, ngọng, lịu v.v… (ngu, si, ám, á, gia hà phú). Trái lại, người vô phước mới nghèo nàn, vậy sao trong số những người này, vẫn có người thông minh, đẹp đẽ, trường thọ, v.v… (trí huệ, thông minh khước thọ bần).

Nhớ Phật nhớ tu
Phật giáo thường thức
Chúng ta là con Phật, nhớ Phật thì phải nhớ tu. Người thời nay yếu đuối hơn người thời xưa trong việc tu hành. Người xưa có thể khắc phục, vượt qua mọi trở ngại khó khăn để thành tựu sở nguyện của mình. Cũng vấn đề như vậy nhưng chúng ta không gắng gỗ, không vượt qua được.
Xem thêm