Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/03/2024, 09:49 AM

Bớt dính mắc bao nhiêu là bớt đau khổ bấy nhiêu

Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một cậu chăn bò thường đến nghe khi Đức Phật thuyết pháp cho hàng Phật tử mỗi buổi chiều. 

Bẵng đi một dạo, khoảng gần hai tháng, cậu không đến nữa. Sau đó, cậu trở lại nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp. 

Khi Ngài hỏi cậu vì sao bấy lâu nay không đến, cậu giải thích:    

- Bạch Đức Thế Tôn, đó là vì con gặp một người bạn gái con rất thương. Rồi chúng con kết hôn. Do đó con bận bịu lắm. Hôm nay đã rảnh rỗi con mới đến nghe pháp được.    

Nhưng không bao lâu sau, chỉ bảy ngày, Đức Phật thấy cậu bứt tóc bứt tai, vừa đi vừa khóc. 

Ngài hỏi:    

- Vì sao con khóc?    

Cậu trả lời:    

-  Rồi, rồi, không còn. Ôi mất rồi!

Đức Phật hỏi:    

-  Cái gì mất?    

-  Người yêu con mất rồi. Cô ấy chết rồi.    

-  Cô ấy chết, vì sao con khóc? Nếu cách đây hai tháng cô ấy chết, con có khóc không?    

-  Thưa không, không liên quan gì đến con, đâu phải là vợ của con.    

-  À, con khóc vì là vợ của con.    

Chấp. Vì chấp đây là của tôi mà khổ. Nếu thương mà không chấp, nếu lòng thương là lòng từ bi không phân biệt, không chấp đối tượng, thì không khổ vì thương.   

Chấp hay chấp thủ là trạng thái tâm dính mắc vào ngũ uẩn. Đây là một chướng ngại tâm. Ngũ uẩn (khandha) có năm khối - sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn - bao gồm tất cả các hiện tượng vật lý và tâm lý.  Uẩn đầu tiên thuộc về sắc pháp (thân), bốn uẩn còn lại thuộc về danh pháp (tâm). 

Bớt dính mắc bao nhiêu là bớt đau khổ bấy nhiêu.

Bớt dính mắc bao nhiêu là bớt đau khổ bấy nhiêu.

Sắc uẩn là khối vật chất, là thân tứ đại. 

Thọ uẩn là cảm giác. Tưởng uẩn là ghi nhận để nhớ lại, nhận biết lại. 

Hành uẩn là tạo tác, bao gồm nhiều tâm sở - tâm sở thiệnnhư niệm, huệ… và tâm sở bất thiện như, tham, sân, si - nhưng mỗi thời điểm chỉ có một số tâm sở hoạt động mà thôi. 

Thức uẩn là nhận biết đơn thuần về sự có mặt của đối tượng. Thủ (upādana) là tham ái mạnh mẽ, chấp giữ thật chặt các đối tượng. Ngũ uẩn thủ là ngũ uẩn trở thành đối tượng cho sự chấp thủ của tâm.    

Vì vô minh và tham ái cùng với nghiệp quả lâu đời lâu kiếp, ta hiểu sai về ngũ uẩn nên chấp giữ nó.  Sở dĩ ta dính mắc vào ngũ uẩn là vì ta không thấy được sự thật về sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ta không thấy chúng như từng pháp hay thành phần riêng biệt với những đặc tính riêng và đặc tính chung, không thấy chúng sanh khởi hay hiện hữu tùy thuộc vào điều kiện hay nhân duyên.   

Xưa nay ta chấp sắc uẩn là tôi, là của tôi như tay của tôi, đầu của tôi, tóc của tôi… Trong khi đó sắc uẩn gồm 32 thể trược như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy…  Nếu chia thân thành từng phần như vậy, ta còn chấp chúng là tôi, là của tôi nữa không? Tương tự như vậy, ta cho cảm giác này, buồn vui này là tôi, là của tôi; suy nghĩ này là tôi, là của tôi. Nếu tách cảm giác ra, suy nghĩ ra, ta có chấp nhận từng phần đó là tôi, là của tôi nữa không?   

Khi quán thân bất tịnh, ta thấy từng phần thân ô trược hay không được trong sạch để bớt dính mắc màthôi. Chỉ khi hành thiền Minh Sát Niệm Xứ, ta mới phân biệt được thân và tâm, thấy rõ liên hệ nhân quả giữa hai hiện tượng này, và kinh nghiệm được các đặc tính riêng cùng ba đặc tánh chung của chúng là vô thường, khổ và vô ngã thì ta mới không còn chấp giữ chúng là tôi, là của tôi nữa.    

Làm sao để không còn chấp nữa?    

Có kỹ thuật tu niệm, có trí nhớ chánh niệm ghi nhận những hiện tượng đang sanh khởi ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Khi thở vào, biết thở vào; khi thở ra, biết thở ra; khi bụng phồng, biết bụng phồng; khi bụng xẹp, biết bụng xẹp. Không có tôi ở phồng hay xẹp hay phồng xẹp không phải là tôi, là của tôi. Chỉ có sự phồng sự xẹp ở nơi đó và sự hay biết ở nơi đó. Sắc chỉ là sắc thôi, không là gì khác.  Cứ như vậy mà chánh niệm ghi nhận thân hay quán thân trong thân.    

Rồi cảm thọ phát sinh vì có sự chuyển động của sắc uẩn, như cảm giác đau khi ngồi thiền. Nếu chấp, ta sẽ cho cảm giác đau là ta, là của ta. Nhưng nếu hành giả biết chánh niệm ghi nhận thì đau chỉ là đau, tê chỉ là tê, ngứa chỉ là ngứa thôi.  Không có tôi ở trong sự đau, tê, ngứa… hay đau, tê, ngứa… không phải là tôi, là của tôi. Chỉ có sự đau ở nơi đó và sự hay biết ở nơi đó. Thọ chỉ là thọ, không là gì khác. Cứ như vậy mà chánh niệm ghi nhận cảm thọ hay quán thọ trong thọ.Trong khi ghi nhận, nếu suy nghĩ, phán đoán, tưởng tượng, dự phóng… sanh khởi trong tâm, hành giả chánh niệm các trạng thái tâm này như chúng là vậy. Suy nghĩ… chỉ là suy nghĩ… thôi, có sao ghi nhận như thế không thêm không bớt. Không có tôi trong sự suy nghĩ…, hay sự suy nghĩ… không phải là tôi, là của tôi.  Chỉ có sự suy nghĩ… xảy ra và sự hay biết suy nghĩ…mà thôi. Tâm chỉ là tâm, không là gì khác. Cứ như vậy mà chánh niệm ghi nhận tâm hay quán tâm trong tâm.    

Nếu trong khi ghi nhận mà các chướng ngại tâm như tham lam, sân hận, hôn trầm, trạo cử, hoài nghi hay thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm xảy ra… hãy chánh niệm ghi nhận các hiện tượng này một cách khách quan, có sao ghi nhận là vậy. Thấy chỉ là thấy thôi; nghe chỉ là nghe thôi…, không là gì khác. Tham, sân, hôn trầm, trạo cử, hoài nghi, thấy, nghe… không phải là tôi, không phải là của tôi.  Chỉ có hiện tượng sanh khởi và tâm hay biết mà thôi. Các đối tượng của tâm hay pháp chỉ là pháp thôi. Cứ như vậy mà chánh niệm ghi nhận pháp hay quán pháp trong pháp.   

Khi sự ghi nhận được liên tục, chánh niệm trở nên vững vàng. Nhờ chánh niệm vững vàng, định tâm phát triển mạnh mẽ. Khi tâm định mạnh mẽ, tâm không suy nghĩ, không có tưởng để cộng tôi, ta vào thân tâm, chỉ có tâm lặng thinh đơn thuần nhận biết đối tượng mà thôi. Không có tôi, ta nào trong đó cả.

Chừng nào thấy rõ và thuộc nằm lòng luật thiên nhiên là như vậy, sự thật là như vậy, hành giả sẽ không còn chấp ngũ uẩn là tôi, là của tôi nữa. Sự nằm lòng đó như một cuốn tự điển lớn ở trong tâm. Nhờ nó mà hiểu rõ ý nghĩa của thân, tâm nên bớt dính mắc. Bớt dính mắc bao nhiêu là bớt đau khổ bấy nhiêu. Với nó, trí tuệ phát sinh. Trí tuệ là minh soi sáng để khắc phục, chiến thắng vô minh, chấm dứt được dòng sinh tử luân hồi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Xem thêm