Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/02/2019, 10:44 AM

Bụi siêu mịn là gì, bụi siêu mịn nguy hiểm cỡ nào? Cái giá đắt nếu chúng ta thờ ơ với bụi siêu mịn!

Sau khi thông tin trong không khí có thủy ngân, bụi siêu mịn lại được phát hiện có trong không khí làm cho mọi người hết sức lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số thành phố lớn. Theo lời cựu ngoại trưởng John Kerry: "Hà Nội ô nhiễm hơn Bắc Kinh, New Delhi". Bụi siêu mịn là gì?

Tên khoa học gọi là Bụi mịn PM 1.0 để phân biệt các chỉ số PM 10, PM2.5, PM 1.0 nhằm thể hiện hàm lượng tiêu chuẩn của các hạt dạng lỏng, rắn, trôi nổi trong 1m3 không khí. 

Bụi mịn PM 1.0 gây biến đổi ADN và nhiều vấn đề nhãn tiền. Mới đây, kết quả quan trắc bụi mịn đã phát hiện ra loại bụi mịn PM 1.0 (có kích thước 1 μm), thậm chí cả bụi nano (≤ 0,1µm) có thể vượt qua mọi hàng rào ngăn bụi của hệ hô hấp, bít các lỗ trao đổi oxy ở phế nang, tác động đến cấu trúc DNA. Bụi siêu mịn thực chất là gì và chúng nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời. 

Có những loại bụi siêu mịn nào trong không khí? Bụi siêu mịn có kích cỡ càng nhỏ, độ sát thương càng cao!

Nhỏ bằng 1/40 kích thước hạt cát, đây là "sát thủ âm thầm" lởn vởn trong không khí Hà Nội. Theo TS.BS Trần Bá Thoại, Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam: Bụi là những hạt vật chất trong không khí (atmospheric particulate matter, particulate matter, PM). Theo kích thước bụi được chia ra thành các loại khác nhau: PM 10 (từ 2.5 tới 10 micro mét), PM 2.5 (dưới 2.5 micro mét), PM 1.0 (dưới 1 micro mét) và PM 0.1 (nhỏ hơn 0.1 micro mét) còn được gọi là bụi nanomet, bụi NANO. Bụi có kích cỡ càng nhỏ, độ nguy hiểm sát thủ càng cao.

Hiện tại chúng ta mới hiểu về bụi siêu mịn 1.o, còn trong không khí Hà Nội đã xuất hiện bụi siêu mịn 2.5

Hiện tại chúng ta mới hiểu về bụi siêu mịn 1.o, còn trong không khí Hà Nội đã xuất hiện bụi siêu mịn 2.5

Bài liên quan

Bụi siêu mịn gây bệnh gì? Ưu tiên đề phòng cho trẻ em tránh bụi siêu mịn và các bà bầu!

- Bụi siêu mịn PM 1.0 gây bệnh về tâm lý: Nghiên cứu của giới khoa học còn chỉ ra rằng, bụi siêu nhỏ còn có thể là tác nhân gây ra bệnh rối loạn tâm lý. Đây là kết quả được công bố trên Tạp chí Khoa học Anh BMJ vào năm 2015. Ô nhiễm không khí, khói bụi... khiến môi trường thêm ngột ngạt, khó thở, từ đó khiến cho sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng, dẫn đến tâm lý thay đổi bất thường.

- Các bệnh về hô hấp: Chúng ta biết rằng, quá trình hô hấp là đưa oxy vào phổi, tại phổi, oxy tiếp xúc với máu, trong máu có chất hemoglobin, chất này kết hợp với oxy, mang oxy đến các tế bào. Bụi mịn cộng với khí CO hay SO2, NO2 nhiều sẽ cản hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu oxy. Đây là căn nguyên gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi... và những bệnh về hô hấp.

Không chỉ vậy, chất độc trong bụi đi vào cơ thể người sẽ gây khí phế thũng (tình trạng tổn thương thành phế nang phổi, phế nang mất tính đàn hồi và giữ không khí lại, gây ra phổi ứ khí). Đây là 1 trong những triệu chứng, biểu hiện của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).

- Nhồi máu cơ tim: Ngoài bệnh về hô hấp, bụi mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí - máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, thậm chí chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

- Vỡ mạch máu: Bụi mịn cũng có thể khiến chỗ tắc mạch máu bình thường không nghiêm trọng bỗng nhiên bị vỡ, tạo ra nghẽn mạch, gây nhồi máu cơ tim.

- Giảm trí nhớ nghiêm trọng:  Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm có thể đẩy nhanh sự suy giảm nhận thức.

Bụi 2.5, bụi siêu mịn 1.0, bụi có kích cỡ càng nhỏ, độ sát thương càng cao.

Bụi 2.5, bụi siêu mịn 1.0, bụi có kích cỡ càng nhỏ, độ sát thương càng cao.

Theo Giáo sư Sudha Seshadri - Trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess và Trường Y Đại học Boston, kết quả chụp MRI cho thấy, sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hoạt động não bộ, tăng nguy cơ đột quỵ và chứng mất trí nhớ và trầm cảm - đặc biệt là khi trung tuổi.

Để dễ so sánh kích thước, các nhà môi trường đã có hình mô phỏng sau

Để dễ so sánh kích thước, các nhà môi trường đã có hình mô phỏng sau

Một phần các hạt bụi mịn kích thước nhỏ này có thể sinh ra từ tự nhiên, nhưng đa phần là do hoạt động, sinh hoạt của con người. Trong tự nhiên, bụi không khí được tạo ra từ khói núi lửa, nạn cháy rừng, các cơn bão cát bụi, lốc xoáy, sản phẩm hay thải sinh vật như phấn hoa, bào tử nấm, nước thải côn trùng… Con người gây ô nhiễm bụi trong không khí qua việc đốt than củi, đốt nhiên liệu hóa thạch, bụi từ các công trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc…..

Tại hội thảo “Chất lượng không khí ở Hà Nội-Tình trạng và các biện pháp khoa học công nghệ” do TT Văn hóa Pháp và ĐH Khoa học Công nghệ tổ chức, bà Ngụy Thị Khanh, GĐ GreenID, cho biết chỉ số chất lượng không khí (AQI) trung bình của Hà Nội năm 2016 là 121, và lượng bụi PM2.5 trung bình lên tới 50,5µg/m3, gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị WHO (10µg/m3). Hà Nội chỉ đang đứng sau New Delhi, Ấn Độ (124µg/m3), một nơi ô nhiễm không khí nặng trên thế giới.

Theo kết quả của Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam, năm 2016, các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM đến 20% số ngày trong năm lượng PM10, PM2.5 vượt ngưỡng cho phép (50 microgram/m3 theo tiêu chuẩn Việt Nam và 25 microgram/m3 theo tiêu chuẩn WHO).

Đặc biệt, nước ta không chỉ ô nhiễm bụi PM10, PM2.5 mà từ vài năm trở lại đây đã có thấy sự xuất hiện của PM1.0 và bụi nano PM 0.1

---------------------------

Đức Phật trước vấn đề môi trường như thế nào? Mời quý vị đọc bài sau:

Đức Phật là người yêu làng mạc núi rừng, yêu nếp sống hài hòa với môi trường thiên nhiên, thương sự sống muôn loài

>PHẬT GIÁO VÀ MÔI TRƯỜNG

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bé trai bị bỏ rơi trước cổng chùa

Trong nước 08:48 19/03/2024

Bé trai khoảng 3-4 tháng tuổi có dị tật ở tai trái, quấn trong chiếc khăn màu xanh dương, đặt trong giỏ xách bị bỏ rơi trước cổng chùa Pháp Hòa (Bình Dương).

Quần thể công trình tâm linh tại núi Bà Đen, Tây Ninh phong phú như nào?

Trong nước 16:14 18/03/2024

Với hàng chục chùa, miếu, động, các đại tượng Phật và nhiều trải nghiệm tâm linh độc nhất vô nhị, núi Bà Đen Tây Ninh không chỉ là miền đất hành hương hàng đầu Nam bộ, mà còn là điểm đến tâm linh hút cả du khách trong nước và quốc tế.

Lễ khai quang tôn tượng Đức Phật tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên

Trong nước 12:18 16/03/2024

Sáng 15/3 trong khuôn khổ Pháp Hội Dược Sư - Hoàng Tài Bảo Thiên, bậc Thầy Phật giáo Truyền thừa Drukpa - Ngài H.E Drukpa Thuksey Rinpoche đã trực tiếp cử hành “Lễ Gia trì khai quang điểm nhãn Đại Tượng Phật” trong niềm hoan hỉ của đông đảo Phật tử và khách hành hương về Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên dự lễ.

TP.HCM: Ni trưởng Thích nữ Tâm Hoa, Chứng minh Phân ban Ni giới T.Ư viên tịch

Trong nước 09:05 16/03/2024

Ni trưởng Thích nữ Tâm Hoa - Chứng minh Phân ban Ni giới T.Ư, Chứng minh Phân ban Ni giới TP.HCM viên tịch lúc 16 giờ 30 phút ngày 15-3.

Xem thêm