Buông xả chính là bí quyết để thành tựu đạo nghiệp
Đức Phật thuyết pháp suốt 49 năm, kết tập thành Tam Tạng Kinh Điển, chính là nói gọn với chúng ta hai chữ “buông xuống”. Kinh Kim Cang nói rằng: Tất cả pháp hữu vi; Như mộng, huyễn, bọt, bóng; Như sương cũng như điện; Nên quán đúng như thế.
Học Phật, mấy người có thể buông xả?
(Hữu vi: sự vật gì cũng có tướng, thấy biết được qua cảm giác của sáu căn “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý” luôn chuyển biến vô thường gọi là pháp hữu vi).

Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.
Lại nói rằng: Lìa hết thảy tướng tức là chư Phật. Tâm kinh nói rằng: "Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp”. Kinh A-di-đà dạy chúng ta rằng: "Chấp trì danh hiệu nhất tâm bất loạn". Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta: “Phát tâm bồ-đề một lòng chuyên niệm”. Kinh Hoa Nghiêm phần sau cùng là mười đại nguyện vương của ngài Phổ Hiền dạy chúng ta hồi hướng khắp tất cả, chỉ dạy quay về Cực Lạc. Toàn bộ đều dạy chúng ta cần phải "buông xuống".
Học Phật chính là cần phải xả, xả chính là được, có xả mới có được. Xả một phần được một phần lợi ích, xả mười phần được mười phần lợi ích. Giống như trên tay bạn có đồ vật mà bạn cứ luôn luôn nắm chặt không buông ra, làm sao bạn có thể lấy được một bảo vậy quý báu khác!

Tất cả được làm với tấm lòng bao dung mở rộng như một vị Bồ tát, xử xự theo tinh thần "Từ - Bi - Hỷ - Xả".
Trong Tâm Kinh, Bồ-tát Quán Tự Tại dạy chúng ta rằng: "Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp” chính là dạy chúng ta phải xả. Xả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, xả bỏ sáu căn truy cầu; xả sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp.
Phương pháp xả trong kinh nói rất nhiều. Đặc biệt trong Lăng Nghiêm, chương Bồ-tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông có dạy: "Thu nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Dùng vạn đức hồng danh một câu Thánh niệm Nam mô A-di-đà Phật buộc chặt nơi sáu căn, đem danh hiệu Phật làm “bổn mạng nguyên thần” của chúng ta. Từ thuỷ đến chung, từ sáng đến tối không lìa câu Phật hiệu. Trong quá trình trì danh hiệu Phật, xả bỏ các duyên của sáu căn, xả bỏ sự tiêm nhiễm của sáu trần. Nương tựa vào nguyện lực đại từ, đại bi của Phật A-di-đà để thành tựu hạnh nguyện vãng sinh Cực Lạc, giải thoát luân hồi và chứng quả thành Phật.
Buông xả phiền não theo lời Phật dạy
Trích Liên Trì Cảnh sách
Thích Quảng Ánh dịch
TIN LIÊN QUAN


Top 6 tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021
HomeAZ
Những pho tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021 được giới thiệu dưới đây sẽ đáp ứng nhu cầu chi phối, cân bằng nguyên lý Âm Dương, từ đó củng cố các mối quan hệ của gia ch sao cho tích cực nhất.

Hoạt động tôn giáo được trở lại tại TP. HCM bảo đảm an toàn phòng dịch
Kiến thức
Ngày 8-3, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM Dương Anh Đức ký phổ biến công văn số 666/UBND-VX cho biết lãnh đạo Thành phố cho các loại hình kinh doanh dịch vụ, lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng được hoạt động trở lại từ ngày 9-3-2021.

Vì bảo vệ đàn chim đuổi con mèo có lỗi không?
Kiến thức
Phật tử nên ban bố tình thương của mình cho đồng đẳng. Như thế, thì con vật nào đói khát cũng được Phật tử bố thí cho ăn.

Tinh thần bình đẳng trong Phật giáo
Kiến thức
Đức Phật từng dạy rằng: “Cũng như nước biển chỉ có một vị là mặn, đạo của Như Lai cũng có một vị là giải thoát”. Đây chính là cơ sở nền tảng để mỗi cá nhân tự giải thoát khổ đau cho chính mình và cộng đồng, xã hội thực thi lý tưởng xây dựng đời sống hạnh phúc, bình đẳng.

Cáo phó: Hòa thượng Thích Nhựt Đạo viên tịch
Kiến thức
Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng Thích Nhựt Đạo đã thu thần thị tịch vào lúc 4 giờ, ngày 8-3-2021 (nhằm ngày 25-1-Tân Sửu) tại chùa Bửu Linh, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Trụ thế: 78 năm, 56 Hạ lạp.

Top 6 tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021
Những pho tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021 được giới thiệu dưới đây...
