Buông xả không chấp là pháp tu trí tuệ
Mỗi hành giả tự mình quan sát, biết rõ những thứ đã và đang gây ra phiền não khổ đau cho mình, biết chọn tu buông xả từ những thứ dễ xả dần đến những thứ khó; từ những sự việc cảm xúc đến những tập khí chướng ngại vi tế hơn.
Khi nói đến lời Phật dạy, người ta hay bảo nhau nên sống từ bi hỷ xả. Không phải ngẫu nhiên mà ngoài cổng tam quan các chùa, nhìn vào thường bên trái khắc chữ "Từ bi", bên phải đắp chữ " Hỷ Xả".
Tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả là bốn cái tâm rộng lớn vô lượng (Tứ vô lượng tâm) trong Phật giáo mà các đệ tử nỗ lực tu tập.
Đức Phật và các vị đại Bồ Tát thành tựu trọn vẹn bốn tâm rộng lớn vô biên này dùng để hoá độ cứu giúp muôn loài chúng sanh.
Người Phật tử, dù xuất gia tu hành hay tại gia cư sĩ Phật tử cũng phải thường xuyên vun đắp tu tập bốn tâm rộng lớn này.
Các kinh luận dạy về từ bi hỷ xả như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Pháp cú, Câu xá, Thanh tịnh đạo...
Trong bốn tâm này, tâm xả, hạnh xả có vị trí vô cùng quan trọng không thể thay thế
Người tu hành mà không tu tập phát triển tâm xả, thực hành hạnh xả thì khó mà có thành tựu lớn được
Trong Tứ vô lượng ( 四無量, sa. catvāryapramāṇāni, pi. catasso appamaññāyo), là bốn trạng thái tâm rộng lớn vô lượng, thì Xả vô lượng có vai trò rất quan trọng đưa đến giải thoát.
Buông xả (tiếng Phạn: Upekṣā/Upekkhā) nghĩa là buông bỏ hay Xả (捨) là khái niệm Phật giáo chỉ về tâm bình thản tự tại trước mọi sự và cũng là một pháp hành trì tu tập nhằm khiến tâm trí không bị cột trói, chấp niệm vào các đối tượng hay ý niệm mà phát sinh phiền não khổ đau, từ bỏ tham lam ích kỷ, vọng tâm, kiêu ngạo, tự coi mình là trung tâm, đề cao bản ngã tự thân.
Phật dạy tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn
Thân tâm giữ vững trước sự vô thường thế gian, thản nhiên trước sự thay đổi của thế nhân; đời là bể khổ mà vẫn ung dung, tự tại, bình thản, không bận lòng, phiền muộn hay lo lắng trước cảnh thuận nghịch thế gian.
Biết buông xả là một loại trí tuệ, có buông xả mới có hạnh phúc. Không biết buông xả sẽ khổ nhiều.
Buông xả là một loại khả năng vì không phải ai cũng có khả năng buông xả. Vì họ cố chấp nhiều hơn.
Buông xả là một loại bản lĩnh vì không phải ai cũng có bản lĩnh này.
Buông xả là một pháp tu quan trọng, vì phải thực hành đúng pháp mới có khả năng buông xả.
Xả là chi thứ 7 (cuối cùng) trong Thất giác chi, và là tâm cuối cùng trong Tứ vô lượng tâm. Xét tiến trình thì khi thành tựu 6 chi trước thì chi giác ngộ thứ 7 này mới phát sinh, phát triển biến mãn; tương tự khi thiền phát triển tâm từ, bi, hỷ được phát triển thành tựu, làm nền tảng cho tâm xả phát khởi, phát triển thành tựu giải thoát giác ngộ. Thanh Tịnh đạo luận giải rằng, tâm xả là sự thanh thản tự tại không vướng chấp, vượt thương ghét của một hành giả đã tu tập tâm từ, bi và hỷ.
Nói đơn giản, buông xả 1 phần được 1 phần hạnh phúc, ai xả 5 phần được 5 phần hạnh phúc, ai xả 9 phần được 9 phần hạnh phúc...
Cố chấp tỉ lệ thuận với khổ đau, buông xả tỉ lệ thuận với an lạc. Quan trọng là đúng căn cơ, hoàn cảnh va đúng thời đúng pháp.
Xả nghĩa là bao dung, độ lượng buông bỏ không cố chấp dính mắc thù ghét mọi người, mọi chuyện.
Xả bắt đầu từ chuyện nhỏ nhặt dễ xả bỏ nhất. Mỗi ngày buông xả một chút. Xả những thứ chẳng can hệ gì đến ta mà ta vẫn dính mắc, vẫn cố chấp. Xả đến những việc những không hài lòng hằng ngày. Xả tiếp những người chúng ta chỉ hơi khó chịu. Xả những người ta đã ghét một thời gian
Ví dụ ta ôm chấp một lời nói xấu của người khác một ngày ta khổ một ngày; ta ôm chấp 1 năm ta khổ một năm; ta ôm chấp cả đời không xả ta khổ cả đời.
Cũng lời nói xấu ta đó, ta xả ra ngay lập tức, ta hết bực mình khó chịu ngay lập tức.
Xả luôn những người ta thù hận ghét bỏ
Xả những ân oán tình thân có liên quan huyết thống
Muốn xả được phải tập quán xét, suy nghĩ hằng ngày là;
Ta chấp là ta khổ, ta xả là ta bớt khổ
Ta chấp là gia đình ta khổ, ta xả là gia đình ta bớt khổ
Ta chấp là người thân ta khổ, ta xả là người thân ta bớt khổ
Ta muốn sống an vui hạnh phúc, ta phải tập phép xả hằng ngày
Ta xả vì ta hiểu lời Phật dạy.
Hạnh xả là một loại tâm lý đạo đức cao thượng.
Buông xả không chấp là hành vi đạo đức.
Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được.
Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc hướng tới giải thoát giác ngộ.
Tùy theo trí tuệ, nhận thức, điều kiện, tình hình thực tế hiện tại của chính mình, mình biết mình buông xả cái gì có thể giúp cho bản thân sống tốt hơn, bớt khổ bớt sầu hơn; cái nào cần thiết phải buông xả trước, cái nào buông xả sau.
Quan trọng là phải hiểu người đời, phàm phu chưa thể buông xả hoàn toàn như các bậc Thánh được; Phật tử cư sĩ tại gia chưa thể học các pháp buông xả như các vị Tăng Ni đã xuất gia được. Nếu không sẽ phản tác dụng.
Buông xả là buông xả những thứ đang gây ra khổ đau cho ta.
Trong từng hoàn cảnh, đối tượng, thời gian, không gian, căn cơ khác nhau, phương pháp buông xả hữu hiệu cũng khác nhau.
Phật tử cư sĩ tại gia nên tập buông xả những gì.
Người xuất gia tu hành tu tập buông xả những gì.
Bậc tu Thanh Văn tu pháp xả nào, Duyên Giác tu pháp xả nào.
Hàng Bồ tát tu tâm xả vô lượng, xả ba la mật, xả rốt ráo hoàn toàn hướng đến Vô thượng chánh đẳng giác.
Mỗi hành giả tự mình quan sát, biết rõ những thứ đã và đang gây ra phiền não khổ đau cho mình, biết chọn tu buông xả từ những thứ dễ xả dần đến những thứ khó; từ những sự việc cảm xúc đến những tập khí chướng ngại vi tế hơn.
Buông xả không chấp là pháp tu trí tuệ, thuận Phật tính, đưa đến an lạc giải thoát giác ngộ.
Ta xả vì ta biết rõ như thật về vô thường, nhân quả, chân lý duyên khởi vô ngã.
Tứ vô lượng
Tu tâm xả
Xả là buông bỏ
Xả là trí tuệ
Xả giải thoát.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm