Các ngày lễ quan trọng của Phật giáo mà Phật tử nên biết
Những ngày lễ lớn và những nghi lễ chính của Phật giáo là những sinh hoạt Phật giáo mang tính chung nhất trên thế giới đã tồn tại hàng ngàn năm nay, tạo cho Phật giáo một sức sống bền bỉ, vững chắc.
> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy
Trong quá trình phát triển, tuy Phật giáo được phân chia thành nhiều hệ phái và tông phái khác nhau, nhưng những ngày lễ lớn của Phật giáo vẫn được duy trì, được tổ chức trọng thể tại những quốc gia theo đạo Phật. Vào những ngày Lễ Vía dưới đây quý Phật tử nên ăn chay, cúng dường, cầu nguyện để kết duyên lành với Phật Pháp:
Tháng 1:
1/1: Ngày vía Đức Di Lặc
15/1: Ngày Lễ Thượng Nguyên
Tháng 2:
8/2: Ngày Phật Thích Ca xuất gia
15/2: Ngày Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
19/2: Ngày vía Quan Thế Âm giáng sanh
21/2: Ngày Vía Phổ Hiền giáng sanh
Tháng 3:
6/3: Ngày vía Ca Diếp Tôn Giả
16/3: Ngày Phật Mẫu Chuẩn Đề
Tháng 4:
4/4: Ngày Vía Văn Thù Bồ Tát
8/4: Ngày vía Phật Thích Ca Đản Sanh ( thống nhất lại ngày 15)
20/4: Ngày vía Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân
23/4: Ngày vía Phổ Hiền Thành Đạo
28/4: Ngày vía Dược Sư Đản Sanh
Tháng 5:
13/5: Ngày vía Già Lam Thánh Chúng
Tháng 6:
03/6: Ngày vía Hộ Pháp
19/6: Ngày vía Quan Thế Âm Thành Đạo
Tháng 7:
13/7: Ngày vía Đại Thế Chí
15/7: Ngày Vu Lan Bồn ( Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát)
30/7: Ngày vía Địa Tạng Bồ Tát
Tháng 8:
6/8: Ngày Huệ Viễn Tuệ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông
8/8: Ngày Vía Tôn Giả A Nan Đà
Tháng 9:
19/9: Ngày vía Quan Thế Âm xuất gia
29/9: Ngày vía Dược Sư thành đạo
Tháng 10:
5/10: Ngày vía Đạt Ma Tổ Sư
8/10: Ngày Phóng sanh
15/10: Ngày lễ Hạ Nguyên
Tháng 11:
17/11: Ngày vía Phật A Di Đà
Tháng 12:
8/12: Ngày vía Phật Thích Ca Thành Đạo
Mỗi ngày lễ Phật giáo đều gắn liền với điển tích khác nhau và đều mang một ý nghĩa riêng. Với mỗi Phật Tử, ngày lễ là dịp để họ hành hương lên chùa lễ Phật, làm nhiều việc thiện, thành tâm cầu nguyện cho bản thân và mọi người có cuộc sống bình an, hạnh phúc và giác ngộ.
Lịch những ngày trai cho người ăn chay:
Hai ngày: 1 và 15 AL (âm lịch) hằng tháng.
Bốn ngày: 1, 14, 15 và 30 AL hằng tháng.
Sáu ngày: 8, 14, 15, 23, 29 và 30 AL hằng tháng.
Tám ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30 AL hằng tháng.
Mười ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 AL hằng tháng.
Một tháng: Tháng giêng, tháng 4, tháng 7 hay tháng 10 AL.
Ba tháng: Tháng giêng, tháng 7 và tháng 10 AL.
Bốn tháng: Tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 AL.
Trường trai: Quanh năm suốt tháng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm