Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 23/06/2015, 15:15 PM

Các nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng lên án việc sùng bái Shugden

Theo kết luận của Hội nghị Phật giáo Tây Tạng lần thứ 12, họp từ ngày 18-20/06/2015 tại Dharamsala, Ấn Độ; Chính phủ Tây Tạng lưu vong và các vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng kêu gọi các Đại biểu Hội nghị tránh chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, hiện có những người theo việc bái Shugden (Dolgyal), họ được sử dụng như là công cụ chính trị

Các nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng bày tỏ lòng tri ân và đánh giá cao đức Đạt Lai Lạt Ma, đã quan tâm lo ngại cho cộng đồng Tây Tạng và phật tử trên toàn thế giới. 

Từ năm 1975 cho đến ngày nay, đức Đạt Lai Lạt Ma đã thường xuyên công khai bày tỏ quan điểm của Ngài là mọi người không nên theo đuổi thực hành theo tín ngưỡng Shugden (Dolgyal) này, dựa trên ba lý do sau đây:

1. Phật giáo Tây Tạng có nguy cơ bị suy đồi thành một hình thức sùng bái Tinh linh: Lúc ban đầu Phật giáo Tây Tạng được phát triển từ truyền thống cổ xưa và xác thực được duy trì trong Đại học Phật giáo Nalanda Ấn Độ vĩ đại, trường Đại học cổ xưa nhất, hơn 2.000 năm tuổi, là truyền thống mà đức Đạt Lai Lạt Ma thường mô tả là một hình thức Giáo dục toàn diện.

Nó là hiện thân giáo lý nguyên thủy của đức Phật khi được phát triển qua những nội quán triết học, tâm lý học và tâm linh phong phú của những Đạo sư Phật giáo vĩ đại như Nagarjuna (Long Thọ), Asanga (Vô Trước), Vasubandhu (Thế Thân), Dignaga (Trần Na) và Dharmakirti (Pháp Xứng). Từ khi nhà luận lý và triết gia vĩ đại, Tôn giả Shantarakshita (Tịch Hộ-शान्तरक्षित) (725–788) có công lao thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng trong những giai đoạn đầu của nó vào thế kỷ thứ tám, yêu cầu triết học và phân tích phê bình luôn luôn là những đặc điểm quan trọng của Phật giáo Tây Tạng.

Vấn đề của thực hành Shugden (Dolgyal) nằm ở chỗ nó giới thiệu Tinh linh Shugden (Dolgyal) như một vị Hộ Pháp và hơn nữa, nó có khuynh hướng quảng bá Tinh linh này còn quan trọng hơn cả chính đức Phật. Nếu khuynh hướng này không được kiểm soát, những người ngây thơ bị cám dỗ bởi những thực hành giống như sự sùng bái của loại Tinh linh này, thì truyền thống phong phú của Phật giáo Tây Tạng có nguy cơ bị suy đồi thành sự đơn thuần xoa dịu các Tinh linh. 
 
2. Là những chướng ngại cho việc phát triển tinh thần bất bộ phái đích thực: Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói rằng một trong những hứa nguyện quan trọng nhất của Ngài là việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hòa hợp giữa các Tôn giáo với nhau. Như một phần của nỗ lực này, đức Đạt Lai Lạt Ma đã hết lòng khuyến khích tinh thần bất bộ phái trong mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.

Trong việc này, đức Đạt Lai Lạt Ma đang noi theo gương mẫu của những vị tiền nhiệm của Ngài, đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm và Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba. Không chỉ là một tiếp cận bất bộ phái tương tác mang lại lợi lạc cho mọi trường phái Phật giáo Tây Tạng, nó còn là sự che chở tuyệt hảo để đương cự lại sự phát triển tinh thần bộ phái có thể mang lại những hậu quả tai hại cho truyền thống Tây Tạng nói chung.

Căn cứ vào sự nối kết được thừa nhận giữa việc sùng bái Shugden (Dolgyal) và tinh thần bộ phái, thực hành đặc biệt này duy trì một chướng ngại chủ yếu cho việc thúc đẩy một tinh thần bất bộ phái đích thực trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. 

3. Đặc biệt không thích hợp trong việc mang lại hạnh phúc cho xã hội Tây Tạng: Căn cứ vào những hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người dân Tây Tạng thì việc xoa dịu Shugden (Dolgyal) mang lại rắc rối đặc biệt. Những nghiên cứu về Kinh luận và lịch sử cho thấy Tinh linh Dolgyal xuất hiện do sự thù địch đối với đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm vĩ đại và Chính phủ của Ngài.

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm, nhà lãnh đạo tâm linh và thế tục của Tây Tạng vào thế kỷ 17, đã đích thân lên án Shugden (Dolgyal) là một Tinh linh xấu ác xuất hiện từ những ý hướng lầm lạc và tác hại đến hạnh phúc của chúng sinh nói chung và Chính phủ Tây Tạng do các đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo nói riêng. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười ba và những Đạo sư tâm linh tôn kính khác của Tây Tạng cũng đã mạnh mẽ phản đối thực hành này. Vì thế, trong bối cảnh hiện nay của Tây Tạng, khi sự đoàn kết giữa nhân dân Tây Tạng thì vô cùng cần thiết, việc dấn mình vào thực hành xoa dịu Shugden (Dolgyal) gây tranh cãi và chia rẽ này thật không thích hợp. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ kêu gọi các môn đồ của ngài xem xét cẩn thận vấn đề thực hành Shugden (Dolgyal) trên căn bản của ba lý do này và hành xử một cách phù hợp.

Ngài đã tuyên bố, một nhà lãnh đạo Phật giáo với mối quan tâm đặc biệt về dân chúng Tây Tạng, ngài có trách nhiệm phải phản đối những hậu quả tai hại của loại sùng bái Tinh linh này. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ rằng lời khuyên của ngài có được lưu ý hay không, đó là việc của mỗi người. Tuy nhiên, bởi bản thân ngài cảm nhận mạnh mẽ về sự tiêu cực của thực hành này, Ngài đã yêu cầu những ai tiếp tục xoa dịu Shugden (Dolgyal) đừng tham dự những khóa giảng tôn giáo chính thức của Ngài, là điều mà theo truyền thống đòi hỏi phải thiết lập một mối liên hệ đạo sư - đệ tử.

Họ cùng nhau cam kết, dưới sự lãnh đạo tinh thần của mình, hết lòng vâng làm theo lời khuyên của đức Đạt Lai Lạt Ma và kêu gọi cộng đồng Tây Tạng và cộng đồng phật tử thế giới cũng vâng làm theo lời khuyên của Ngài.

Hội nghị xem xét lại các Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị trước, và Thảo luận về cách để phát triển sự Tu Học Phật pháp, phối hợp với các quốc gia Phật giáo khác, tổ chức giới thiệu giáo lý Phật giáo, và phát triển năng lực của chư Tăng già Phật giáo, các học giả của các Trường phái khác nhau của Phật giáo Tây Tạng.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị, đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức thế tục và sự cần thiết phải làm, nghiên cứu phân tích các kinh văn Phật giáo, ứng dụng được sự tinh túy của giáo lý đức Phật mới thực sự lợi ích cho cá nhân mỗi người và làm lợi lạc quần sinh.

Hơn 66 Đại biểu đến từ 58 Tu viện và Học viện Phật giáo Tây Tạng, bao gồm Gaden Tripa Rizong Rinpoche, Sakya Trizin, Đức Karmapa Rinpoche, Menri Trizin, Shabdrung Rinpoche, đại diện Khenpo Tenzin, Drukchen Rinpoche và đại diện Kathok Gezey Rinpoche, Taklung Tsetrul Rinpoche đồng tham dự Hội nghị, cũng như các đại diện từ các cộng đồng truyền thống Jonang của Phật giáo Tây Tạng.

Thích Vân Phong (Tin từ VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong - Ảnh: Tenzin Cheojor)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm