Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 16/12/2013, 12:00 PM

Cách nhận diện kẻ "giả sư" đi "khất thực"

Hiện nay, ngoài đường chúng ta thường bắt gặp nhiều người "giả sư", có những hành xử không đúng như người tu sĩ. Tuy nhiên, nhiều người dân không phân biệt được đâu là "sư thật", đâu là "giả sư" nên đã vô tình có những sự cúng dường nhất định

Phật giáo có hai tông phái lớn là Bắc tông và Nam tông. Phật giáo Bắc tông đào tạo quý Thầy ở chùa, vừa tu vừa hội nhập dòng đời, hóa tha độ chúng, sống tập thể, sống đại chúng tu hành truyền trì giáo pháp đức Phật. Còn Phật giáo Nam tông đào tạo quý Sư ở chùa tu tịnh hạnh phạm hạnh, độ cư độc thiện, lánh xa mọi ràng buộc thế gian.
 Ảnh minh họa 
Riêng tại Việt Nam có ba tông phái lớn là Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ. Sinh hoạt Phật giáo Bắc tông và Nam tông như giới luật quy chế của Phật giáo quốc tế. Nhà sư Phật giáo Nam tông có đi trì bình khất thực thật nghiêm túc như thời đức Phật sanh tiền, không ăn chiều.

Còn Phật giáo Khất sĩ hiện nay cũng đã truyền bá rộng rãi đến các quốc gia trên thế giới. Về pháp tu Phật giáo Khất sĩ, do đức Tôn sư Minh Đăng Quang khai sơn năm 1943 truyền bá con đường trung đạo, không Nam tông không Bắc tông, không đại thừa không tiểu thừa. Nhà sư Khất sĩ sống ở tịnh xá, đi chân đất, ăn chay trường, đi trì bình du tăng hóa đạo theo tiêu chí không dừng chân bất cứ nơi nào trong thế gian như đức Thế Tôn ngày xưa, ăn ngọ, không ăn chiều.

Theo Hòa thượng Thích Giác Quang (Tịnh Độ Non Bồng - Đồng Nai), có nhiều nhà sư sống tập thể trong một tịnh xá, cũng có những vị phát nguyện sống trong am thất tu hành độc cư độc thiện giữ gìn thật nghiêm túc về giới luật Phật, mỗi ngày đi khất thực với thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ, đi chân đất, không nhận tiền, không che dù… Người dân gặp quý Sư đi khất thực đúng phép nên cúng dường để có thêm nhiều phước đức.

Bên cạnh đó, quý Sư đi khất thực độ chừng ba nhà thì đã trở lại tịnh xá rồi và thọ thực đúng vào lúc giờ ngọ (12 giờ), sau khi thọ thực, nếu có sự cầu thỉnh của tín chủ thì quý Sư thuyết pháp khuyến thiện, 13 giờ chỉ tịnh, chiều và tối học Phật pháp, thực tập thiền định… Đấy là hạnh lành của nhà Sư du Tăng Khất sĩ Việt Nam và thời đức Phật hình thức này cũng chính là hạnh nguyện của ba đời chư Phật.

Theo nội quy Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam hạn chế tối đa việc nhà Sư khất thực và không đi khất thực với thời gian vô hạn định, nhằm để thanh lọc những việc "giả sư". Đó là những kẻ mặc y giả không thọ giới, không ở chùa, ở nhà thế tục tự cạo đầu, tự mặt áo pháp  đi "ăn xin" ( - lưu ý: Không phải khất thực mà là đi ăn xin) ở khắp các tỉnh thành.

Thị Giả

TIN, BÀI LIÊN QUAN


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm