Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 18/09/2018, 14:12 PM

Cách phát tâm trong lúc tu nhân

Dùng cái yên lặng mà xoay các thứ sinh diệt hư vọng trở về nơi bản giác, được tính không sinh diệt của bản giác làm cái tâm tu nhân, thì về sau mới viên thành chỗ tu chứng của quả vị.

Chi 1: Dùng hư không để ví với chính nhân và chia ra bên trong, bên đục

Thế nào là hai nghĩa quyết định trong lúc mới phát tâm. A Nan, nghĩa thứ nhất là: Nếu các ông muốn rời bỏ phép Thanh Văn, tu thừa Bồ Tát, vào tri kiến của Phật, thì nên xét kỹ chỗ phát tâm trong lúc tu nhân với chỗ giác ngộ trong lúc chứng quả, là đồng hay là khác nhau.

A Nan, nếu trong lúc tu nhân, đem cái tâm sinh diệt làm cái nhân tu hành, đề cầu cho được cái quả bất sinh bất diệt của Phật thừa, thì thật không thể được. Do cái nghĩa đó, ông nên xét các pháp, có thể làm ra trong khí thế gian, đều phải thay đổi diệt mất. A Nan, ông xét các pháp, có thể làm ra trong thế gian, có cái gì là không hư nát, nhưng không bao giờ nghe hư không tan rã, vì sao? Vì hư không, không phải là cái bị làm ra, do đó, trước sau không hề tan mất. Thì trong thân ông, tướng cứng là địa đại, thấm ướt là thủy đại, hơi ấm là hỏa đại, lay động là phong đại; do bốn cái ấy ràng buộc, mà chia cái tâm tính diệu minh vẳng lặng, cùng khắp của ông, làm ra cái thấy, cái nghe, cái biết, cái xét, từ đầu đến cuối, tạo thành năm lớp ô trược.

Thế nào là trược? A Nan, ví như nước trong, bản nhiên là trong sạch, lại như những thứ bụi, đất, tro, cát, bản chất là ngăn ngại; hai bên bản nhiên thể chất khác nhau, không hợp nhau được. Có người thế gian lấy đất bụi kia, ném vào nước sạch, thì đất mất ngăn ngại, nước mất trong sạch, hình trạng đục vẩn, gọi đó là trược; năm lớp ô trược của ông cũng giống như vậy.
 
Chi 2: Khai thị về ngũ trược

A Nan, ông thấy hư không khắp thập phương thế giới. Bên không, bên thấy, không tách rời nhau; có cái không mà không thật thể, có cái thấy mà không hay biết, hai bên xen lộn giả dối thành ra lớp thứ nhất, gọi là kiếp trược.

Thân ông hiện ôm bốn món đại làm tự thể, che bít những sự thấy, nghe, hay, biết, thành bị ngăn ngại và trở lại làm cho các thứ địa, thủy, hỏa, phong, thành có hay biết; các điều đó xen lộn giả dối thành ra lớp thứ hai, gọi là kiến trược.

Lại trong tâm ông, những sự nhớ biết học tập, phát ra tri kiến, hiện ra tướng sáu trần, thì những sự đó, rời tiền trần không có tướng, rời tri giác không có tính, xen lộn giả dối thành ra lớp thứ ba, gọi là phiền não trược.

Lại tâm ông ngày đêm sinh diệt không ngừng, tri kiến thì muốn lưu mãi ở thế gian, nhưng nghiệp báo xoay vần thì lại thường dời đổi cõi này, cõi khác, những điều đó xen lộn giả dối thành ra lớp thứ tư, gọi là chúng sinh trược.

Cái thấy, cái nghe của ông, bản tính vốn không khác nhau, do các trần cách trở, mà không duyên cớ gì, lại sinh ra khác nhau; trong tính thì vẫn biết nhau, nhưng trong dụng thì trái ngược nhau, cái đồng và cái khác đã mất hẳn chuẩn đích, xen lộn giả dối thành ra lớp thứ năm, gọi là mệnh trược.

Chi 3: Kết thành cái tâm tu nhân

A Nan, nay ông muốn cho cái sự thấy, nghe, hay, biết, xa xa hợp với bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh của Như Lai, thì trước hết, phải lựa bỏ cội gốc sống chết, nương theo cái không sinh diệt mà thành tựu tính yên lặng cùng khắp. Dùng cái yên lặng mà xoay các thứ sinh diệt hư vọng trở về nơi bản giác, được tính không sinh diệt của bản giác làm cái tâm tu nhân, thì về sau mới viên thành chỗ tu chứng của quả vị. Như lắng nước đục đựng trong một cái đồ để yên, để yên mãi không lay động, thì đất cát tự chìm xuống và nước trong hiện ra, thế gọi là bắt đầu uốn dẹp các khách trần phiền não; gạn bùn hết sạch, chỉ còn nước trong, thì gọi là dứt hẳn căn bản vô minh; tướng sáng suốt đã tinh thuần, thì tất cả các điều biến hiện đều không gây ra phiền não và hợp với đức mầu thanh tịnh của Niết bàn.

Trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm, mục XI: Chỉ nghĩa quyết định, đoạn II: Xét về phát tâm trong lúc tu nhân (Phật học Viện Quốc tế xuất bản PL.2527 - DL.1983)

Hán dịch: Bát Thích Mật Đế
Việt dịch: Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm