Cách phóng sinh đúng để giải phóng 'chúng sinh trôi lăn trong lục đạo luân hồi'
Phỏng vấn Phật tử Phạm Quốc Huy, pháp danh Thiện Tâm (quận Tân Phú, TP HCM) về Kinh điển Phật giáo và lợi lạc của phóng sinh, một cách 'giải phóng sinh mạng các chúng sinh trôi lăn trong lục đạo luân hồi' theo cách có ích nhất.
Lợi lạc của việc phóng sinh
Theo đạo hữu, việc phóng sinh lợi lạc như thế nào đối với chúng sinh trong pháp giới?
Khi nói về chúng sinh trong pháp giới thì thường chúng ta sẽ nghĩ ngay tới chúng sinh xưa nay trôi lăn trong lục đạo luân hồi.
Trước hết xin nói về Tam ác đạo.
Đối với chúng sinh trong cõi súc sinh
Trong quá trình hành pháp phóng sinh thì bản thân Huy cũng như các liên hữu đồng tu thấy rõ sự vui sướng của những loài vật khi được thả về môi trường sống ngoài tự nhiên.
Đây là sự chuyển đổi tâm trạng của chúng sinh đang bị bắt, nhốt, giam cầm và biết sắp bị giết nên vô cùng hoảng loạn, tâm oán hận dâng cao đến cùng cực và khi được cứu thả thì vô cùng vui mừng và biết ơn người đã cứu mạng mình.
'Nhờ ánh sáng vi diệu của Phật pháp" - Chủ tịch Hội đồng Chiến lược TH True Milk Thái Hương
Đối với chúng sinh ở cõi ngạ quỷ
Những chúng sinh này do chưa được siêu thoát đôi khi họ còn lưu lại ở gần những bờ sông, mảnh đất nào đó được tổ chức phóng sinh và chúng ta hồi hướng công đức phóng sinh, niệm Phật cho họ để trợ duyên giúp họ được âm siêu dương thới, nếu đủ thiện căn phước đức nhân duyên sẽ được siêu thoát.
Đối với chúng sinh trong cõi địa ngục
Nếu người thực hành pháp phóng sinh chính là hành hạnh Bồ tát đạo, khởi tâm từ bi yêu thương muôn loài chúng sanh thì chúng sinh trong cảnh giới địa ngục là khổ nhất. Xưa nay ngoài Bồ tát và chúng sinh tự tạo ngũ nghịch trọng tội cũng như những tội ác khiến chúng sinh đó phải đoạ địa ngục ra thì không ai tới đó được.
Là một Phật tử học Phật hành Bồ tát đạo chính là đi con đường của Bồ tát đi tuy thân người không vào được địa ngục nhưng nếu dùng tâm từ bi yêu thương chúng sinh, cung kính chúng sinh như cha mẹ, như Phật - Bồ tát và nguyện đem công đức của việc phóng sinh để hồi hướng thì dù ở địa ngục A tỳ cũng thọ nhận được công đức ấy.
Đối với con người
Ngày nay xã hội phát triển, công nghệ số hiện đại, công nghệ thông tin thuận tiện đến mức lười vận động một cách tiêu cực, khiến cho đại đa số con người thiếu đi sự tương tác với thế giới quan. Con người chúng ta thường nói với nhau về tình yêu thương ở gia đình, nhà trường, xã hội nhưng tình yêu thương đó cần hiện thực hoá bằng hành động cụ thể. Vì vậy, việc phóng sinh dễ cảm nhận nhất. Đã có nhiều thành viên trong nhóm phóng sinh đã chia sẻ: "Tuy đọc nhiều kinh sách nhà Phật về tâm từ bi, nhưng chỉ khi dẫn các thành viên gia đình tham gia một buổi phóng sinh thì mới hiểu cảm giác thế nào là sự yêu thương, tâm từ bi khi tự tay mình thả những con cá bơi lội tung tăng, vui mừng...".
Khi chúng ta cảm nhận được tâm từ bi yêu thương được trưởng dưỡng qua việc phóng sinh thì việc tiến tới ăn thuần chay, kiêng giết hại sinh mạng là điều dễ dàng. Đồng thời một người Phật tử biết yêu thương từ những con vật nhỏ bé thì đối với cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè, đối tác... chắc chắn cũng sẽ dùng cái tâm này để đối nhân xử thế. Mà nếu nhìn rộng ra người người, nhà nhà đều biết kiêng giết, ăn chay, phóng sinh thì cuộc sống sẽ đầy ắp tình yêu thương và ngược lại.
Đối với chúng sinh ở cõi trời
Ở hàng chư thiên thì phước báu lớn vô cùng, tuy nhiên như Trời Đế Thích vẫn có kiếp bị đoạ làm heo, do tình chấp. Cho nên phước có lớn bao nhiêu mà không thâm tín nhân quả, không lo tu hành thì nhất quyết bị đoạ, mà đoạ rất sâu. Việc phóng sinh hiển hiện ngày trước mắt chư thiên, nếu đủ duyên lành nhất, quán chiếu nhân quả về tương lai hết phước, chẳng tu thì hàng chư thiên cũng dễ xuống tam đồ ác đạo.
Đối với chúng sinh trong cõi Atula
Những hạng chúng sinh này có phước chẳng thua kém chư thiên, nhưng lại hay có tâm sân hận, hơn thua tranh đấu. Họ sống ẩn mình trong bốn cảnh giới của người, trời, súc sinh, ngã quỷ còn địa ngục thì không. Với việc phóng sinh tạo ra công đức thù thắng, cùng tâm từ bi của những người tham gia sẽ đột phá vô minh, bám chấp, ganh ghét, hơn thua của những chúng sinh này.
Tuỳ căn duyên, phước đức và oan gia trái chủ
Theo anh, phóng sinh con vật là việc dễ hay khó đối với Phật tử hiện nay và vì sao?
Vừa dễ nhưng cũng rất khó. Dễ là với người có đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên hoặc từng gặp biến cố khiến họ tổn thương, phiền não. Việc phóng sinh giúp họ trưởng dưỡng lòng từ bi và xoa dịu đi những nỗi đau của họ. Đối với nhiều người đã tin và hiểu ý nghĩa, lợi ích của việc phóng sinh thì có nhiều tiền sẽ cứu nhiều chúng sinh. Người ít tiền thì mua vài ba con ốc, con cá thôi cũng tốt. Người không có tiền thì có thể phát tâm ăn chay, kiêng giết và thấy ai hành hạnh phóng sinh thì dùng tâm chân thành tuỳ hỷ và tán thán việc thiện lành này vẫn có lợi ích.
Bên cạnh đó cũng có nhiều người không tin nhân quả nên nói ra vô số lý do để phỉ báng, phủ nhận những lợi lạc của việc phóng sinh. Nhìn sâu vào vấn đề này thì nhiều đời nhiều kiếp chúng ta đã tạo biết bao nghiệp sát, đạo, dâm, dối đối với các vị oan gia trái chủ đó. Họ chỉ chờ cơ hội trả thù chúng ta, nên bày ra đủ mọi cách thức ngăn cản chúng ta làm việc tiêu trừ nghiệp chướng vô cùng thù thắng, bất khả tư nghì này. Nên nhưng người sơ cơ mới đi phóng sinh dễ bị thoái tâm đổi hạnh.
Cho nên phóng sinh rất dễ, dễ đến mức có tiền nhiều hay ít đều làm được, thậm chí không có tiền vẫn tu dưỡng được công phóng sinh và ngược lại sẽ rất khó với người thiếu thiện căn, phước đức, nhân duyên, chẳng tin nhân quả.
Kinh Phật nói về công đức phóng sinh
Phóng sinh cứu mạng chúng sinh được nói trong Kinh điển nào của Phật giáo, và việc này có ý nghĩa với cá nhân anh như thế nào?
Trong nhà Phật có nhiều kinh điển nói về công đức phóng sinh cứu mạng cũng như những nhân quả của việc phóng sinh và sát sinh như:
Kinh Đại Tập nói Mười công đức phóng sinh:
1. Không có nạn đao binh, tránh được tai họa chiến tranh tàn sát.
2. Sống lâu, mạnh khỏe, ít bệnh tật.
3. Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp các tai nạn.
4. Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng.
5. Chỗ mong cầu được toại nguyện.
6. Công việc làm ăn phát triển, hưng thạnh, gặp nhiều thuận lợi.
7. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn, chư Phật hoan hỷ.
8. Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn sầu não.
9. Vui hưởng an lành, quanh năm đều được an ổn.
10. Tái sanh về cõi trời, hưởng phước vô cùng. Nếu có tu Tịnh Độ thì được vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Đức Phật dạy về nghiệp quả sát sinh và cứu vật phóng sinh:
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện nói: “Nếu gặp kẻ dùng nước sôi hay lửa, chém chặt, giết hại sinh vật, thời Ngài dạy rõ quả báo phải luân hồi thường mạng lẫn nhau.”
Kinh Lăng Nghiêm: “Người ăn thịt dê, dê chết làm người, người chết làm dê, như vậy cho đến mười loại chúng sanh, chết sống sống chết, ăn nuốt lẫn nhau, ác nghiệp lan tràn cùng tột đời vị lai...”
Kinh Dược Sư: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.”
Kinh Hoa Nghiêm: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh.Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.”; “Nếu ác nghiệp (sát sinh) này có hình tướng thì cho đến cùng tận hư không cũng không dung chứa hết.”
Kinh Chánh Pháp Niệm: “Tạo một ngôi chùa chẳng bằng cứu một sinh mạng.”
Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, bình đẳng giống nhau không khác. ”
Kinh Phạm Võng: “Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra, nên chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ của ta cả.”
Luận Đại Trí Độ: “Trong tất cả các tội ác, tội sát sinh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.”
Đối với cá nhân tôi trước khi là Phật tử thì cũng đã tạo nghiệp sát sinh rất sâu nặng ngay trong đời này và vô lượng kiếp trong quá khứ. Nên đời này biết tới Phật pháp, tin sâu nhân quả thì cần tri ân và báo ân, y giáo phụng hành, làm theo lời Phật Bồ tát chỉ dạy mà cứu vớt chúng sinh khổ đau trôi lăn trong tam đồ, lục đạo ra khỏi nhà lửa về nhà Như Lai.
Có người phóng sinh động vật quý hiếm, có người phóng sinh với rất nhiều động vật (như vài tấn cá, lươn…), nhưng có những người chỉ phóng sinh một con chim bị thương. Theo anh, trước các việc này, việc nào lợi lạc cho chúng sinh và cho người phóng sinh hơn?
Trên thực tế những sự việc này không hiếm gặp. Nếu nói lợi lạc nhiều hay ít thì sẽ còn phải xem "tâm đức, hạnh nguyện" của người đó như thế nào. Nếu phóng sinh mà xuất phát từ tâm cảm nhận được nỗi đau, sự sợ hãi, mong cầu được giải thoát của những chúng sinh đang bị giam hãm sợ hãi vì biết sắp phải lên thớt chịu dao mà cứu loài vật thì dù cứu một con vật nhỏ nhưng lợi ích rất lớn lao. Còn phóng sinh mà muốn vì danh văn, lợi dưỡng thì thả số ngàn vạn cũng chẳng bằng cứu thả một con vật của người thật tâm làm vì tâm yêu thương con vật.
Suy xét rộng hơn thì Kinh Đại Bát Niết Bàn có nói:“ Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, bình đẳng giống nhau không khác. ”
Bên cạnh đó Kinh Phạm Võng dạy: “Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra, nên chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ của ta cả.”
Nếu chúng ta hiểu lý do của việc hành hạnh phóng sanh này chính là cứu cha mẹ của chúng ta, đồng thời cứu một vị Phật trong tự tánh. Như vậy sẽ không còn phân biệt thả số lượng ít hay nhiều, quý hiếm hay không quý hiếm. Bởi quán chiếu được chúng sinh đó do nghiệp mà bị đoạ vào cõi súc sinh này. Nhưng những chúng sinh đó là cha mẹ ta, là một vị Phật trong tương lai thì sẽ chỉ mau mau để cứu thoát mà thôi.
Phóng sinh và bảo vệ môi trường
Pháp môn Tịnh Độ nhắc nhiều đến phóng sinh. Là Phật tử tại gia 'tu nhà', chúng ta cần tu tập thế nào để được phóng sinh mà không tổn hại môi trường, cứu mạng sống mà không làm đảo lộn trật tự môi sinh?
Muốn phóng sinh mà không tổn hại tới môi trường và không đảo lộn trật tự môi trường thì trước tiên chúng ta cần thả các loài vật về đúng môi trường sống phù hợp để chúng có thể thích nghi và sống được trước đã. Sau đó, thấy con vật yếu thì cần thả trước, tránh thủ tục, lễ nghi rườm rà khiến con vật bị yếu và chết.
Đối với những loài vật thả xuống nước như cá chép nhanh yếu thì nên thả sát mặt nước, không thả cá trên cao xuống vừa khiến cá dễ bị đau đớn mà hình ảnh đó không thật sự từ tâm yêu thương loài vật.
Trong pháp môn Tịnh Độ thì một hành giả cần lưu tâm hai việc. Việc thứ nhất là chánh hạnh: Tức niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc được Đức Phật Thích Ca nói trong tam kinh Tịnh Độ gồm "Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ".
Việc thứ hai là trợ hạnh: Với người thực hành pháp phóng sinh thì cần quán chiếu tuy phóng sinh là pháp trợ hạnh nhưng phải hiểu trợ hạnh này là trợ chính cho chánh hạnh niệm Phật. Bởi thiếu trợ hạnh này thì chánh hạnh khó lòng thành tựu.
Vì sao lại khó thành tựu, tại nghiệp sát sinh trùng trùng điệp điệp quá sâu nặng.Oan gia trái chủ quá nhiều, họ tới hết đợt này tới đợt khác làm chúng ta lung lay hạnh nguyện bằng nhiều dạng bằng cả thô tế lẫn vi tế.
Việc phóng sinh là "trợ hạnh chính" có công đức vô cùng thù thắng giúp hành giả học Phật tiêu trừ nghiệp chướng, tăng trưởng phước huệ, thọ mạng dài lâu nên một đời này dễ dàng thành tựu.
Muốn thế giới hoà bình, thoát nạn bệnh dịch, thiên tai, nhân hoạ... thì sám hối, phóng sanh, kiêng giết, ăn chay, sống bằng tình yêu thương, lòng biết ơn, bình đẳng với muôn loài là diệu pháp hoá giải!
Cám ơn anh, chúc anh tinh tấn và miên mật trên con đường đi tìm giác ngộ.
Vài nét về tiểu sử người trả lời phỏng vấn
- Họ tên thật: Phạm Quốc Huy
- Pháp danh: Thiện Tâm
- Trưởng nhóm phóng sanh: Đoàn Viên Tịnh Độ
- Thành viên đội bóng: VEGAN FC
- Nơi cư trú: đường Lê Quát, Phường Tân Thới Hoà, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
- Công việc: Làm việc tự do.
Đang là đối tác của:
1. Công ty Trúc Lâm Quán Tuệ (sản phẩm trầm hương vi sinh)
2. Thuần chay Tâm An (thực dưỡng, ngũ cốc, mật táo, gia vị thuần chay),
3. Phiten Nhật Bản (sản phẩm trợ lực, cân bằng huyết áp, chống đột quỵ, hỗ trợ thể thao...)...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"
Phỏng vấn 12:01 23/10/2024Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.
“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”
Phỏng vấn 12:25 22/10/2024Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.
Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”
Phỏng vấn 15:11 12/10/2024“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.
Xem thêm