Thứ ba, 01/04/2025, 23:58 PM

Trịnh Công Sơn: "Phật giáo làm ta yêu đời hơn..."

"Thuở nhỏ, tôi hay đi chùa vì thích sự yên tĩnh. Có thể vì tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được còn có lời kinh vô tình nằm trong lời ca".

Đó là tâm sự của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với Hòa thượng Thích Tâm Thiện, đăng trên tạp chí Phật Giáo Giao Điểm tháng 3/1999.

Trịnh Công Sơn:

Phatgiao.org.vn đăng lại cuộc trò chuyện thú vị ấy, nhân kỷ niệm 24 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4/2001 - 1/4/2025). Tựa do Cổng thông tin Phật giáo đặt.

- "Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai "thế giới" trẻ và già với âm hưởng của triết lý nhà Phật. Anh có thể nói rõ về hoàn cảnh ra đời của ca khúc này?

- Khác với hồi nhỏ, càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh trong bản thân mình. Vì thế, khi viết Một cõi đi về, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vô đến cuộc đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và vạn vật. Một người bạn thân là nhà văn đã nói với tôi: Nghe bài này mình không còn cảm thấy sợ chết nữa.

- Anh quan niệm như thế nào về Phật giáo?

- Tôi đang cố gắng quên Phật giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp ta nhìn thế giới và cuộc sống khác đi. Với tôi, Phật giáo làm ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.

- Anh thường hành Thiền vào giờ nào?

- Tôi có cách hành Thiền riêng, không có giờ nhất định và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Chẳng hạn như khi ngồi trước một ly rượu hay một nhan sắc. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật. Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật.

- Đạo Phật giúp gì trong các sáng tác của anh?

- Cuối năm 1995 tôi viết được một bài hát rất tâm đắc và bạn bè ai cũng thích - ca khúc Sóng về đâu. Tác phẩm này lấy cảm hứng từ câu kệ Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha.

Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.

- "Làm sao em biết bia đá không đau..., ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm của mình khi hát lên điều đó?

- Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị. Tôi nhìn viên sỏi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng có cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng. Tôi là hạt bụi và nó là viên sỏi, có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao lại không thể cảm cảnh vì một viên sỏi lẻ loi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Trịnh Công Sơn: "Phật giáo làm ta yêu đời hơn..."

Phỏng vấn 23:58 01/04/2025

"Thuở nhỏ, tôi hay đi chùa vì thích sự yên tĩnh. Có thể vì tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được còn có lời kinh vô tình nằm trong lời ca".

ThS Nguyễn Thị Thanh Bình: “Biết ơn ta sẽ có hạnh phúc”

Phỏng vấn 15:22 20/03/2025

Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ThS Nguyễn Thị Thanh Bình, Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Nam - Thuy Điển thuộc Liên hiệp Hội hữu nghị TP.HCM, giảng viên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, chia sẻ: “Hạnh phúc đến từ cách mỗi người cảm nhận và trân trọng những gì mình đang có”.

Tác giả Phan Việt: "Đời sống vốn dĩ là cuốn kinh lớn"

Phỏng vấn 09:49 09/03/2025

Xuất gia nhưng vẫn tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại trường đại học ở Mỹ, từng là gương mặt văn chương mới được độc giả yêu mến nhưng rẽ hướng với dòng sách mới mà cô gọi là sách chia sẻ với mọi người về sống sáng.

Trò chuyện với dịch giả cuốn sách "Tâm tình với đất mẹ" của Thiền sư Nhất Hạnh

Phỏng vấn 08:30 08/03/2025

Cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mang đến góc nhìn riêng về môi trường sống, trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ "Mẹ Đất".

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo