Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 03/08/2020, 07:36 AM

Cái giá phải trả của việc sát sinh hại vật

Tác hại của sát hại sinh vật là một điều quá hiển nhiên. Ngoài các tại hại như đánh mất nhân cách của mình, thui chột hạt giống từ bi, tình thương, nuôi lớn tâm địa độc ác,... còn có thể đưa tới nhiều hậu quả khác như khiến cho sắc thân tiều tụy, giấc ngủ không an lành, nét mặt hung dữ…

Nhân ác lớn nhất là nhân sát sinh

Thói quen hay tập khí được xem là động cơ tạo nên nghiệp hay các hạt giống nơi tâm thức của con người. Có những tập khí thiện lành giúp con người thăng hoa về phương diện đạo đức, nhưng cũng có những tập khí xấu ác khiến con người chìm đắm trong bất hạnh, khổ đau.

Theo đức Phật, sát sinh hay sát hại là một trong những tập khí bất thiện, xấu ác, có tác hại vô cùng lớn lao đối với đời sống cá nhân cũng như đời sống xã hội. 

Tự đánh mất nhân cách của mình

Sát sinh có nghĩa là cắt đứt mạng sống của loài hữu tình, tức chúng sinh có tình thức, thức tánh hay sự sống. Do đó, việc giết người, hại vật, là điều đức Phật tuyệt đối ngăn cấm, mục đích khuyến khích những người đệ tử của đức Phật thực tập, phát triển lòng từ bi.

Theo đức Phật, sát sinh là hành vi tự đánh mất nhân cách của mình, là tội cực ác, không thể sám hối. Bởi vì, con người dù như thế nào, đẹp hay bình thường, hiền từ hay hung dữ, suy cho cùng họ vẫn là con người với tất cả ý nghĩa của nó. Họ khát khao được sống, được hạnh phúc, được thương yêu, chán ghét khổ đau, bất hạnh. 

Đức Phật dạy:

Hình phạt ai cũng sợ

Mất mạng, ai cũng khiếp

Lấy ta suy ra người

Chớ giết, chớ bảo giết

maxresdefault-0758

Lợi ích của việc ăn chay và không sát sinh

Do đó, đan tâm sát sinh, giết hại họ là một hành vi vi phạm vào quyền sống, quyền khát khao hạnh phúc của họ. Đạo đức Phật giáo không cho phép điều đó. Pháp luật của thế gian cũng vậy.

Đức Phật rất nghiêm khắc trong việc quy định các kỷ luật dành cho vấn đề này.

Trong Tăng đoàn của đức Phật, nếu ai cố ý sát sinh, sát hại mạng sống của con người, người đó lập tức bị đào thải, không còn cơ hội để sinh hoạt chung với  Tăng đoàn.

Đối với người cư sĩ, sát sinh hay giết người cũng bị xem là hành vi độc ác, tự đánh mất nhân cách của mình.

Trong nguyên tắc đạo đức dành cho người cư sĩ tại gia, nguyên tắc thứ nhất là không được sát sinh, bảo hộ mạng sống của mọi loài. Trong ý nghĩa hoàn thiện đạo đức, nhân cách của người đệ tử Phật, người cư sĩ tại gia phải luôn luôn tôn trọng, thực hành nguyên tắc này. Nếu không tôn trọng, giữ gìn, người cư sĩ mặc nhiên trở thành người thất bại trong việc hành trì giới luật. Và dĩ nhiên rằng người đó cũng không xứng đáng là người đệ tử trọn vẹn của đức Phật.

Như vậy, trong hầu hết mọi trường hợp, sát hại hoàn toàn trái ngược với giá trị đạo đức cơ bản của con người, càng không phù hợp với đạo đức Phật giáo – vốn là nền tảng hướng tới đời sống an lạc, giải thoát cho cá nhân mình và tha nhân. 

Thui chột hạt giống từ bi, nuôi lớn tâm địa độc ác, hận thù

Có ba hình thức sát sinh được kinh điển đạo Phật đề cập.

Tự mình sát sinh: Tức tự mình giết hại một cách chủ động, có tư tác, có chủ ý.

Sai khiến người khác sát sinh: Tức  là gián tiếp giết hại. Suy cho cùng đây cũng là hành vi giết hại mang tính chủ ý.

Hoan hỷ trong việc thấy người khác giết hại: Tức là tâm ý thích thú việc giết hại.

Sát hại sinh vật, giết người thường hay yểu mạng, tức mạng sống ngắn ngủi. Điều này không có gì nghi ngờ cả.

Sát hại sinh vật, giết người thường hay yểu mạng, tức mạng sống ngắn ngủi. Điều này không có gì nghi ngờ cả.

Sát sinh ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh con như thế nào?

Trong ba hình thức đó, hình thức giết hại đầu tiên nguy hiểm nhất, vì nó mang tính trực tiếp với đầy đủ sự chủ ý. 

Chúng ta biết rằng, sát sinh thường đi kèm với tâm lý si mê, sân hận, độc ác. Do đó người thường xuyên sát sanh là tự gieo vào trong tâm thức của mình những hạt giống si mê, sân hận, độc ác. Những hạt giống đó khi đã được gieo vào tâm thức thì nó sẽ lấn át những hạt giống từ bi, thương yêu vốn nằm trong tâm thức của mỗi người ở dạng tiềm năng, khiến cho những hạt giống từ bi, thương yêu đó mất cơ hội bừng nở, trong khi đó, những hạt giống thù hận, độc ác lại có cơ hội biểu hiện ở mức độ mạnh hơn. Điều này không chỉ gây nguy hại cho đạo đức cá nhân người đó mà còn ảnh hưởng tới đạo đức xã hội.

Chúng ta đã từng chứng kiến, hoặc bằng cách này, hoặc bằng cách khác, các cuộc chiến tranh diễn ra trên thế giới từ xưa tới nay. Dù dưới bất kỳ hình thức nào, với bất kỳ danh nghĩa nào, bao giờ các cuộc chiến tranh đó cũng khơi lên ngọn lửa hận thù trong tâm thức con người ở mức độ lớn hơn, mãnh liệt hơn lúc ban đầu. Không có cuộc chiến tranh nào có thể dập tắt hận thù, ngay cả khi nó nhân danh bảo vệ lý tưởng hòa bình.

Chỉ có từ bi, tình thương mới có khả năng dập tắt hận thù. Đó là lời dạy sâu sắc của đức Phật về vấn đề này:

Hận thù diệt hận thù

Đời này không thể có

Từ bi diệt hận thù

Là định luật nghìn thu.

Do đó, muốn có cuộc sống an lạc, hạnh phúc, chúng ta cần phải từ bỏ việc giết hại bằng cách thực tập từ bi, nhổ bỏ tận gốc rễ các tâm lý thù hận, ganh tỵ, đố kỵ, độc ác, sống chan hòa, yêu thương, nâng đỡ mọi người, mọi loài. Đó không chỉ là điều kiện tiên quyết cho đời sống hạnh phúc cá nhân mà còn là cội nguồn cho hạnh phúc của cộng đồng, xã hội.

Chỉ có từ bi, tình thương mới có khả năng dập tắt hận thù.

Chỉ có từ bi, tình thương mới có khả năng dập tắt hận thù.

Đồ chay giả mặn giảm việc sát sinh như thế nào?

Bị mọi người xa lánh

Sát sinh thì bị mọi người xa lánh, đó là hệ quả tất yếu. Không ai thích gần gũi những kẻ sát nhân, thích bạo lực, đâm chém, giết người. Cũng không ai thích gần gũi những người xem việc giết chóc, dù là các con vật, là thú vui của họ. Về phương diện pháp luật, gần gũi những người sát sinh, nhất là khi đối tượng là con người, có thể dễ dàng vướng vào nguy cơ liên lụy. Nhiều người đã trải nghiệm điều này một cách có chủ ý, nhưng cũng có nhiều người vướng vào tội liên lụy một cách vô tình.

Không chỉ sợ liên lụy về phương diện pháp luật, người ta xa lánh kẻ có hành vi sát sinh, hại vật, giết người còn từ phương diện cảm xúc. Bởi vì người thường xuyên sát sinh hay sát hại thường thể hiện sự u uất, giận dữ, sợ hãi trong tâm, trong nhiều trường hợp thể hiện rõ bên ngoài khuôn mặt. Không ai lại thích gần gũi, bầu bạn với những người như thế, trừ trường hợp người đó có chung khuynh hướng, tâm lý, hành vi với người thường xuyên sát sinh.

Thuở xưa, mẹ Mạnh Tử phải chuyển chỗ ở đến ba lần mới bằng lòng để cho con mình phát triển trong môi trường mới. Trong ba chỗ ở đó, có nơi là gần lò giết mỗ. Hàng ngày phải chứng kiến cảnh người ta giết thịt, nghe tiếng kêu của súc vật bà sợ điều đó ảnh hưởng xấu tới tính cách, đời sống của con bà sau này. Ngày nay cũng vậy, chẳng ai thích ở gần lò giết mỗ. Hàng ngày chứng kiến cảnh giết chóc, kêu la của các con vật, một người có đạo đức bình thường cũng không thể nào chấp nhận được. 

Nhiều thanh niên giết hại các con vật một cách tàn nhẫn rồi quay lại cảnh giết chóc đó chia sẻ trên mạng để mua vui. Kết quả là bị thiên hạ chửi rủa, tẩy chay, nhà chức trách truy cứu trách nhiệm, nếu trường hợp đó là các con vật trong danh sách cấm.

Mua vui trên sự bức bách, đớn đau của loài khác kém phát triển hơn mình thực sự là một hành vi không xứng đáng làm một con người, loại động vật bậc cao nhất. 

Sát hại vật thì nhận chịu hậu quả xấu ác, đó là vấn đề nhân quả rất cụ thể, rõ ràng. Có nhiều quả báo xấu ác đến từ nhân sát sinh, tùy theo tính chất, mức độ, động cơ của hành động.

Sát hại vật thì nhận chịu hậu quả xấu ác, đó là vấn đề nhân quả rất cụ thể, rõ ràng. Có nhiều quả báo xấu ác đến từ nhân sát sinh, tùy theo tính chất, mức độ, động cơ của hành động.

7 điểm tâm niệm khi thực hành giữ giới không sát sinh

Yểu thọ, ít sức khỏe, nhiều bệnh tật

Sát hại sinh vật, giết người thường hay yểu mạng, tức mạng sống ngắn ngủi. Điều này không có gì nghi ngờ cả. Đứng về phương diện luật pháp, sát sinh hay sát hại mạng sống con người với động cơ chủ ý, tàn ác thì chắc chắn sẽ bị nghiêm trị. Ở nhiều quốc gia, khung hình phạt cho hành vi giết người có chủ ý, có kế hoạch sẽ lãnh án chung thân. Đó là vì quốc gia đó thể hiện tinh thần nhân đạo. Phần lớn các quốc gia còn lại khác có khung hình phạt tử hình đối với kẻ vi phạm tội giết người có chủ ý. Nếu bị tử hình, mạng sống của người đó coi như kết thúc sớm. Còn nếu không bị tử hình mà bị tù chung thân, thì với mức án đó, phần lớn người tù cũng không thể sống thọ, sống lâu như người khác được. Bởi vì, phần vì môi trường lao tù khắc nghiệt, điều kiện sống thiếu thốn; phần vì tâm lý lo sợ, bất an, không thoải mái dẫn tới tình trạng sức khỏe yếu kém, nhiều bệnh tật, ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ.

Nhiều người gây án bỏ trốn, sau khi bị bắt, được báo chí phỏng vấn cho biết, trong thời gian trốn pháp luật, họ luôn luôn sống trong tâm trạng khổ sở, lo sợ, ăn không ngon ngủ không yên. Phần vì lo bị nhà chức trách phát hiện, phần vì khó khăn trong việc xin việc làm và các vấn đề khác của cuộc sống. Do đó, là Phật tử, chúng ta phải tránh gây nghiệp sát hại. Không những không sát hại người mà cũng không sát hạt các loài thú vật. Bởi vì, mặc dù sát hại thú vật không bị luật pháp trừng trị, nhưng về phương diện tâm thức, ta đã khởi lên tâm niệm giết hại, tức tạo nghiệp thì nhất định phải nhận lãnh quả báo về sau. Mà quả báo của việc giết hại thì rất nặng nề.

Hơn nữa, là người Phật tử, ta không những không sát hại mà còn bảo vệ mạng sống của mọi loài. Đó là nguyên tắc, tiêu chuẩn của đạo đức Phật giáo. Không sát hại, bảo vệ mạng sống các loài thì cuộc sống của ta sẽ luôn luôn được nhẹ nhàng, thư thái, vì ta không gây thù chuốc oán với bất kỳ ai, từ con người cho tới các loài thú vật, tuổi thọ vì thế có nhiều cơ hội, điều kiện tăng trưởng.

Tác hại của sát sinh, sát hại là một điều quá hiển nhiên.

Tác hại của sát sinh, sát hại là một điều quá hiển nhiên.

Ngược đãi, sát sinh đều tạo nhân đọa địa ngục

Câu chuyện về một vị sa-di nhờ cứu một đàn kiến đang trôi trên một dòng nước mà tránh được kiếp nạn yểu mạng trong văn học Phật giáo là bài học điển hình cho việc không sát sinh, bảo vệ mạng sống mọi loài. Mặc dù câu chuyện đó chỉ mang tính văn học, truyền thuyết, nhưng ý nghĩa của nó không phải là không có giá trị tham khảo đối với đời sống của chúng ta.

Nhận quả báo xấu ác như đánh dập, tra tấn, cực hình

Sát hại vật thì nhận chịu hậu quả xấu ác, đó là vấn đề nhân quả rất cụ thể, rõ ràng. Có nhiều quả báo xấu ác đến từ nhân sát sinh, tùy theo tính chất, mức độ, động cơ của hành động.

Về phương diện pháp luật, sát sinh, giết người thì bị bắt, bị đánh đập, tù đày, thậm chí bị áp dụng hình thức tử hình. Ngay cả giết thú vật nhiều khi cũng bị quả báo ngoài sức trù liệu của mình. Mới đây, trên phương tiện truyền thông ở Đài Loan cho biết, một công nhân người Việt vừa bị thẩm vấn vì hành động giết chó mèo. Cũng may cho anh ta là nhà chức trách Đài Loan đã cảm thông cho hành vi thiếu ý thức này. Tuy vậy, việc bị bắt và thẩm vấn như thế cũng khiến cho nam thanh niện này hết sức hoảng loạn. Đó là quả báo của việc giết hại động vật, nhất là động vật được xem là thú cưng của con người.

Tuy nhiên, quả báo xấu ác đó chưa phải là cực nặng so với quả báo về phương diện tâm lý và diễn trình nhân quả báo ứng. Về phương diện tâm lý, như đã nói, họ sống trong nỗi sợ hãi, lo lắng về sự an toàn của mình. Đó là một loại tù đày, một loại cực hình, một loại địa ngục: địa ngục tâm thức. Địa ngục đó bao phủ con người, giam nhốt, bức bách khiến con người rơi đời sống tự kỷ, nhiều trường hợp rất mặc cảm, co rút, trốn tránh, không thích tiếp xúc với con người. Điều đó khiến cho họ càng có nguy cơ lặp lại các hành vi tội ác tương tự trong kiếp sống hiện tại này.

Về phương diện nhân quả báo ứng, sát sinh, giết hại không những nhận chịu các quả báo ở kiếp hiện tại mà còn phải nhận chịu quả báo trong nhiều kiếp tương lai.

Do đó, khi nhận thấy một người sát sinh, sát hại mà chưa có quả báo chúng ta đừng nghĩ rằng hành vi đó không chịu sự chi phối của nhân quả. Trong chiều hướng của nghiệp, không có hành vi nào không mang lấy quả báo cả, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Do đó, trong trường hợp này, người khôn ngoan là người biết ngăn ngừa cái nhân sát sinh, sát hại. Đó cũng là tinh thần tu học chân chính mà một người Phật tử bất kỳ cần phải thực tập.

Để tránh các tác hại trên, điều tối cần thiết đối với chúng ta là, không chỉ không sát sinh, sát hại mà còn nuôi lớn lòng từ bi, tình thương trong trái tim của mình để bảo vệ mạng sống của mọi loài một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

Để tránh các tác hại trên, điều tối cần thiết đối với chúng ta là, không chỉ không sát sinh, sát hại mà còn nuôi lớn lòng từ bi, tình thương trong trái tim của mình để bảo vệ mạng sống của mọi loài một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

Sát sinh cúng tế người thân đã mất chính là hại người đã mất

Kết luận

Tác hại của sát sinh, sát hại sinh vật là một điều quá hiển nhiên. Ngoài các tại hại như đánh mất nhân cách của mình, thui chột hạt giống từ bi, tình thương, nuôi lớn tâm địa độc ác, hận thù, bị mọi người xa lánh, yểu thọ, ít sức khỏe, nhiều bệnh tật, nhận chịu quả báo xấu ác, địa ngục, sát sinh, sát hại còn có thể đưa tới nhiều hậu quả khác như khiến cho sắc thân tiều tụy, giấc ngủ không an lành, nét mặt hung dữ… 

Ở phương diện cá nhân, các tác hại đó khiến cho con người luôn sống trong bất hạnh, đau khổ, không tìm thấy niềm vui, hạnh phúc chân thật, lâu dài. Ở phương diện xã hội, sát sinh, sát hại đưa tới đời sống đầy hận thù, gây chiến tranh, đổ vỡ, đánh mất hòa bình – mục tiêu hướng tới của nhân loại. 

Do đó, để tránh các tác hại trên, điều tối cần thiết đối với chúng ta là, không chỉ không sát sinh, sát hại mà còn nuôi lớn lòng từ bi, tình thương trong trái tim của mình để bảo vệ mạng sống của mọi loài một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

>Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm