Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 19/07/2020, 08:21 AM

Sát sinh cúng tế người thân đã mất chính là hại người đã mất

Vì sao thế? Vì việc sát hại cho đến tế lễ đó không có mảy may năng lực lợi ích cho người mất, mà chỉ kết thêm tội duyên, làm cho sâu nặng hơn thôi.

 Nhân ác nhất là nhân sát sinh

Chúng ta dứt khoát không thể coi thường đoạn khai thị này, phải ghi nhớ kỹ càng. Vì việc này chúng ta thường gặp, nhất định phải giảng rõ ràng, nói rành rẽ, làm cho họ giác ngộ. Cúng tế quỷ thần đích thật chẳng có giúp ích mảy may gì cho người mất, tuyệt đối đừng khởi vọng tưởng [cho rằng] người mất tạo tội nghiệp, chúng ta cúng quỷ thần, quỷ thần sẽ tha thứ cho họ, quỷ thần sẽ xá miễn cho họ, chẳng có đạo lý này.

Trong thế gian có thể có một số người tham lam, ăn hối lộ, làm sai phép, chứ trong cõi quỷ thần không có, sách xưa có câu ‘thông minh chánh trực mới làm thần’. Những việc cấu kết, nịnh nọt quỷ thần, hy vọng quỷ thần có thể tha thứ, xá miễn là một tâm lý sai lầm, thực hiện một hành vi phạm tội, làm sao có thể được giúp đỡ! Cho nên cách làm này chỉ kết tội duyên mà thôi.

Người hiểu đạo lý này thì trong các hôn lễ, đám ma, tiệc vui, ăn mừng trong thế gian, trong những buổi tiệc này tuyệt đối không được sát sinh, sát sinh tức là như hai câu sau đây: ‘chỉ kết tội duyên, tăng thêm sâu nặng’, kinh này nói rất nhiều, rất tường tận. Làm lễ mừng ngày sinh, chúc thọ, bạn hy vọng trường thọ, nhưng lại sát hại những chúng sinh này, bạn có thể được trường thọ hay sao?

Vì việc sát hại cho đến tế lễ đó không có mảy may năng lực lợi ích cho người mất, mà chỉ kết thêm tội duyên, làm cho sâu nặng hơn thôi.

Vì việc sát hại cho đến tế lễ đó không có mảy may năng lực lợi ích cho người mất, mà chỉ kết thêm tội duyên, làm cho sâu nặng hơn thôi.

Ngược đãi, sát sinh đều tạo nhân đọa địa ngục

Con người có cái khổ già, khổ bệnh, lúc lâm chung, chúng ta nhìn thấy tướng trạng đau khổ đó đều chẳng chịu nổi. Tại sao người ta có những tướng trạng đó? Vì họ chẳng hiểu đạo lý, cả đời chỉ biết kết tội duyên với chúng sinh.

Cho dù những người giàu có, trưởng giả trong thế gian cũng không thể tránh khỏi, lúc người giàu chết đi, tạo ra đủ mọi nghiệp chướng, chúng tôi đã từng thấy tận mắt. Lúc người giàu, quý tộc ở thế gian chết đi thường phải chịu bệnh khổ trong một thời gian dài, hiện nay gọi là chứng người già mất trí nhớ. Đến thời kỳ cuối cùng thì bất tỉnh nhân sự, chẳng nhận ra người nhà, thân thích, mê hoặc điên đảo. Trong những tình trạng như vậy, họ sẽ sinh về đâu? Đương nhiên sẽ sinh về tam ác đạo. Cả đời có phát đạt, có huy hoàng cách mấy, khi chết đi phải đọa vào tam ác đạo, bạn xem họ có thành tựu gì hay không? Chẳng bằng một người nghèo khổ ở thế gian thật thà niệm Phật, tiền đồ của họ là đến tây phương Cực Lạc thế giới làm Phật, làm sao có thể so sánh cùng họ được!

Dù bạn có được tài sản ức vạn ở thế gian cũng chẳng sánh bằng người nghèo mạt niệm Phật vãng sinh. Chúng ta thấy họ biết trước giờ ra đi, tự tại vãng sinh, chẳng có bệnh khổ, đứng vãng sinh, ngồi vãng sinh, đó mới gọi là phước báo chân chánh, đó mới là sự hưởng thọ tối cao trong đời người. Lúc lâm chung sợ nhất là mê hoặc điên đảo, lúc lâm chung mà mê man thì dù được trợ niệm cũng không giúp được gì. Khi trợ niệm thì nhất định người bệnh phải thần trí sáng suốt, mãi cho đến lúc tắt thở cũng phải tỉnh táo, không mê man, được vậy thì trợ niệm sẽ giúp đỡ rất nhiều, nếu họ có thể nhất tâm niệm Phật thì chắc chắc sẽ được sinh tịnh độ. Cho nên chúng ta phải nghĩ coi tương lai lúc mình lâm chung sẽ mê hoặc điên đảo hay không?

maxresdefault

Phật tử có nên sát sinh để cúng người đã khuất?

Muốn mình lâm chung không bị mê man, rối loạn thì nhất định phải tu phước. Người xưa nói đến Ngũ Phước, phước thứ năm [trong ngũ phước] theo cách nói hiện nay tức là ‘chết lành’, đó thật là có phước. Chết lành thì chắc chắn sẽ sinh lành, nghĩa là tương lai bạn đầu thai nhất định sẽ sinh đến cõi lành, đây là đạo lý nhất định. Nếu lúc chết bị mê man, rối loạn thì sẽ không sinh đến cõi lành được.

Do đó có thể biết chúng ta trong đời này phải dứt khoát đừng kết oán thù với chúng sinh, nhất định không được làm tổn hại đến một chúng sinh nào cả. Chúng sinh đều là phàm phu, khi bạn gây tổn thương cho họ, họ ôm hận trong lòng vĩnh viễn chẳng quên, đợi có cơ hội liền trả thù, oan oan tương báo dây dưa chẳng dứt. Không những không được sát hại chúng sinh, mà làm cho chúng sinh khởi phiền não cũng là tội lỗi, khi mình làm cho chúng sinh khởi phiền não thì họ sẽ làm cho mình sinh phiền não, oan oan tương báo. Do đó nếu muốn trên đường Bồ Đề được thuận buồm xuôi gió thì phải ghi nhớ hai câu, đừng kết oán thù với người ta.

Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, tập 25

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm