Ngược đãi, sát sinh đều tạo nhân đọa địa ngục
Trong một đời nếu không biết tu học thiện nghiệp mà chỉ tạo thập ác, không minh bạch nhân quả sự lý, không biết tu thiện tích đức, thoáng qua vô thường đã đến hồn quy địa phủ, hối hận đã trễ. Một khi đã tắt thở thì sinh mạng không còn, con người khi đã có sinh thì không tránh khỏi cái chết.
Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên
Địa Ngục Biến Tướng Đồ giới thiệu cho mọi người biết rõ đọa xuống địa ngục phải chuốc lấy những chân tướng của tội báo, đồng thời cũng thuyết minh địa ngục quả báo hoàn toàn là tự làm tự chịu, chẳng phải là vua Diêm La định tội. Kinh Trì Địa viết: “Tội sát sinh có thể khiến chúng sinh sa vào ba nẻo ác. Nếu sinh trong loài người thì bị hai loại quả báo: một là chết yểu, hai là lâm bệnh, như vậy mười điều ác thảy đều đủ cả thì phải chịu năm loại quả báo. Đối với ác nghiệp sát sinh, Thượng phẩm là nhân địa ngục. Vì sao sát sinh phải chịu nỗi khổ ở địa ngục? Bởi lẽ sát sinh, làm khổ chúng sinh cho nên khi thân hoại, mệnh hết, mọi nỗi khổ ở địa ngục đều đến giày vò mình.
Hy vọng sau khi đã xem bức họa đồ này có thể đánh thức được mọi người hiểu rõ thân người đáng quý, khởi tâm động niệm tạo tác tội nghiệp đọa địa ngục thật là đáng sợ. Cho nên trong kinh dạy rằng: chân thành phát lồ sám hối tức có thể xa lìa tội báo.
Kích phúc địa ngục
Là địa ngục đâm bụng. Trong kinh luật dị tướng nói: Phàm là người lấy tâm ác độc hại chúng sinh, lấy chĩa sắt đâm cá, giết hại các loài thủy tộc hoặc săn bắn cầm thú thì phải chuốc lấy tội báo đâm bụng. Tội báo này chẳng những bị đâm bụng mà còn bị đâm khắp thân thể đến khi máu thịt nát rã mới thôi, đau khổ thê thảm vạn phần, gió thổi thì sống trở lại, phải chịu nhiều lần thọ tội báo, thống khổ không thể tả.
Người Phật tử phải tu như thế nào để không bị đọa địa ngục?
Tiên thát địa ngục
Là địa ngục roi vọt, động vật tuy nhỏ cũng là một sinh mạng, cố ý dùng roi đánh hoặc dẫm đạp những động vật nhỏ như kiến, tuy chúng nó không biết nói chuyện, chẳng có khả năng kháng cự nhưng sự đau khổ của chúng nó cùng với người chẳng có khác nhau. Lúc còn sống chẳng có tâm từ bi. Sau khi chết bị roi vọt vào thân như bóng theo hình, một báo trả một báo, chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Hàn băng địa ngục
Là địa ngục lạnh giá. Trong kinh luật dị tướng nói: ném chúng sinh tới chỗ đông lạnh chết, thí như bắt cá đem cá còn sống để trong phòng lạnh đông lạnh chết, ngoài ra sau khi con người vừa tắt thở, lật đật đem người chết cho vào phòng lạnh, điều này thật là bất nhân. Sau khi chết đều đọa vào địa ngục này. Trong Ngọc chuẩn luận khoa nói: ỷ thế hiếp người khiến cho lòng người run sợ cũng đọa vào địa ngục này. Ngày nay có rất nhiều bọn côn đồ dùng thủ đoạn hăm dọa, bức ép đối phương phải tuân theo. Sau khi chết khó mà thoát khỏi ngục này, lại háo sắc uống rượu và bất hiếu với cha mẹ.
Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh chịu khổ vô cùng tận
Nùng huyết địa ngục
Là địa ngục máu mủ. Ngọc Lịch nói: Lúc sinh tiền, kẻ ưa thích giết hại sinh linh động vật thì đọa vào địa ngục này, động vật bị giết hại quang cảnh thật là tàn nhẫn, máu chảy như nước kêu rên đến chết. Đây thật là bi thảm, nếu là con người, lẽ nào chúng ta không phẫn nộ, không báo thù chăng. Trong Ngọc Chuẩn luận khoa nói: Người âm mưu đoạt tài sản của kẻ khác, thí dụ như tính kế lừa gạt tiền tài của người già không biết chữ, khiến cho họ lẻ loi, ôm hận mà chết, đây đều là tạo tội đại cực ác, giống như loài quỷ hút máu vậy. Sau khi chết đọa vào địa ngục này đều phải trả nợ.
Bão điếu địa ngục
Là địa ngục treo ngược. Trong Kinh Luật nói: Lúc sinh tiền lấy tâm ngược đãi bắt chúng sinh lộn ngược vui chơi hoặc treo ngược chúng sinh như câu tôm câu cá để thiêu nướng, như nướng heo rừng con, nướng thịt dê, nướng thịt bò thịt heo, thịt gà vịt v.v…, đều đọa vào ngục này. Lại khéo léo làm bẫy để săn bắt chim muôn thú vật treo ngược hoặc dùng thủ đoạn bắt cóc hiếp dâm đều đọa vào địa ngục này.
Bác bì địa ngục
Là địa ngục lột da. Kẻ đọa vào địa ngục này lúc sinh tiền đa số làm nghề lột da chúng sinh. Thí như kẻ giết rắn thường hay lột da của nó, cắt thịt và lấy máu tươi của nó hoặc roi vọt ngược đãi chúng sinh, khiến cho da thịt tan rã. Sau khi chết đọa vào địa ngục này, lại dùng ác tâm hiếp đáp ngược đãi người ta giống như lột y phục của kẻ khác, khiến cho người ta đau đớn không kham nổi. Phàm là tạo tác nghiệp này, sau khi chết thì đọa vào địa ngục lột da.
Phật giáo có tin thiên đường và địa ngục hay không?
Hỏa luân xa băng địa ngục
Địa ngục này còn gọi là địa ngục xe lửa, phàm là lúc sinh tiền chém chặt chúng sinh, lấy tâm sân hận ngược đãi con cái của chồng trước, kẻ tạo tác tam nghiệp sát đạo tà dâm. Sau khi chết đều đọa vào địa ngục này. Trong gia đình cốt nhục không thể sống chung với nhau là nhân luân bi kịch. Những đứa trẻ vô tội đáng thương rất là thê lương đã không có cha mẹ thương yêu lại còn bị cha mẹ ghẻ ngược đãi, càng thêm bi thảm. Nhân tính vốn thiện, tấm lòng thương người ai ai cũng có đủ, có duyên thì trở thành người trong một nhà đều là do nhân duyên túc thế, đời người chẳng qua là mấy mươi năm. Ngày nay hiếp đáp nó nhỏ yếu, tương lai nó mạnh anh yếu, tức thì quả báo hiện tiền, lúc đó hối hận đã trễ.
Đối đão địa ngục
Là địa ngục cối giã. Lúc sinh tiền làm nghề sát sinh hoặc làm nghề chài lưới, sau khi chết đều phải chịu quả báo này. Trong kinh Lập Thế nói: để tội nhân vào trong cối giã gạo, quỉ tốt lấy chày sắt đập giã, máu thịt nát bấy như tương, thê thảm không thể tả.
Địa ngục: Nên hiểu như thế nào?
Hỏa ngư địa ngục
Còn gọi là Ngư Điêu Mã Táo. Ngọc Chuẩn nói: bò ngựa chó, những gia cầm này đối với việc nhà nông có sự cống hiến rất lớn, lại có thể giúp đỡ việc nhà, khi chúng nó già yếu, thì không có lòng thương tiếc vì muốn lợi ích riêng tư, hoặc đem chúng nó bán đi, hoặc giết chết nấu nướng, những hành vi không nhân đạo này, sau khi chết phải đọa vào ngục này.
Chá tủy địa ngục
Là địa ngục đốt tủy, trong kinh Khởi Thế nói: tự làm hoặc dạy người dùng lửa thiêu đốt đồng bằng hoặc dùng lửa thiêu đốt loài chuột và ổ kiến cho đến dùng điện hoặc nhang muỗi giết hại loài muỗi đều đọa vào ngục này. Rất nhiều người vì phương tiện cắt cỏ, thường dùng phương pháp lấy lửa đốt cỏ, nào có biết đâu ở trong cỏ, có rất nhiều những động vật nhỏ ẩn náu dưới đất, ngọn lửa đã thiêu đốt không biết có bao nhiêu sinh mạng, đồng thời bị ngọn lửa thiêu chết ở trong, đây là sát nghiệp rất nặng, không thể không lưu ý, lại có người quét dọn sạch sẽ hoàn cảnh thường dùng thuốc sát trùng giết hại loài kiến côn trùng, nào có biết đâu tội này cũng nặng. Chúng ta có thể cầu nguyện trước ba ngày, nguyện cầu Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ khiến cho những chúng sinh này không bị giết hại. Trong kinh Nhân Quả nói: Thầy thuốc người Mông Cổ không thông y thuật vì bệnh nhân châm chích, khiến cho bệnh nhân bệnh tình càng thêm nặng, sau khi chết cũng đọa vào ngục này.
Hỏa cẩu địa ngục
Là địa ngục chó lửa. Tam Pháp Độ Luận nói: Lúc sinh tiền, làm nghề nuôi tằm lấy tơ tằm làm chỉ. A Tỳ Đàm Luận Kinh nói: chiên xào chúng sinh còn sống hoặc nuôi những động vật nhỏ rồi đem cho cọp beo ăn, sau khi chết đều phải đọa vào địa ngục này, chịu lấy chó lửa ăn nuốt và giẫm đạp. Thượng Thiên có háo sinh chi đức, đối với động vật phải có lòng thương bình đẳng.
Trích ấn phẩm: “Bức tranh nhân quả”
Dịch giả: HT. Thích Đồng Văn
> Xem thêm video "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh
Kiến thức 19:30 31/10/2024Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.
Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý
Kiến thức 18:30 31/10/2024Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Xem thêm