Cái mê truyền kiếp là thế nào?
Trong pháp 12 nhân duyên, vô minh là gốc của luân hồi. Mà vô minh là mê. Tức là ngay một niệm bất giác ban đầu, quên mất tánh chơn sẵn có của chính mình, từ đó mang theo cái mê này đi mãi trong luân hồi.
Quý vị biết cái mê truyền kiếp là thế nào không?
Tức là cái mê từ đời này truyền qua đời kia, truyền mãi đến nay, chúng ta ngồi đây mà nó cũng còn đó không dứt.
Ai sanh ra đời cũng đều có cái mê này, nên gọi đó là truyền kiếp.
Vậy cái mê truyền kiếp là gì?
Tức tình chấp ngã, cái mê chấp ngã.
Và người nào còn đi trong sanh tử luân hồi, cũng đều mang theo cái mê này.
Nếu người không có cái mê này thì không còn đi trong sanh tử.
Giả sử có đi vào sanh tử là vì thương chúng sanh mới vào.
Trong pháp 12 nhân duyên, vô minh là gốc của luân hồi. Mà vô minh là mê. Tức là ngay một niệm bất giác ban đầu, quên mất tánh chơn sẵn có của chính mình, từ đó mang theo cái mê này đi mãi trong luân hồi.
Chỉ do niệm bất giác mà chúng ta đã mang cái mê đó đồng hành với nó, lấy nó làm chủ cuộc sống và tiếp tục cuộc hành trình vô hạn định này.
Quý vị kiểm thật kỹ xem mình đang sống là sống vì cái gì? Có người nói sống vì sự nghiệp v.v…, nhưng thật ra chúng ta “sống vì cái ngã”.
Nếu không có cái ngã, không có cái tôi thì lấy gì để sống? Do đó, người đời vừa mở miệng thì tiếng “tôi” là đầu tiên, là chủ từ.
Thí dụ như mục đích quý vị đến đây là gì? Vì “Tôi đi nghe pháp”; rồi “tôi ăn, tôi mặc, tôi đi làm, tôi buồn, tôi vui, tôi tạo sự nghiệp…”, cái gì cũng lấy tôi là chủ từ hết. Bao nhiêu những sự buồn vui, giận ghét, hơn thua, phiền hận, cho đến những mưu toan, tính toán trong cuộc sống cũng đều vì “cái tôi”.
Trong kinh kể câu chuyện về vua Ba Tư Nặc và bà Mạt Lợi phu nhân cùng luận đạo.
Một hôm, vua hỏi bà: “Trên đời này ái khanh thương yêu ai nhất?”.
Bà đáp: “Dĩ nhiên thần thiếp thương yêu bệ hạ nhất”.
Rồi bà mới hỏi lại: “Còn bệ ha, chẳng hay bệ hạ thương yêu ai nhất?”.
Vua đáp: “Trẫm thương yêu ái khanh nhất chớ còn ai nữa”.
Nhưng bà lại nói thêm: “Tâu bệ hạ, nếu bệ hạ cho phép, thì thần thiếp sẽ nói khác đi một chút”.
Vua hơi ngần ngừ, nhưng cũng nói:“Được ái khanh cứ nói”.
Bà thưa: “Muôn tâu bệ hạ! Thực ra trên cõi đời này thần thiếp chỉ thương yêu thần thiếp nhất thôi!”
Vua không hiểu, nói: “Ái khanh có thể nói rõ cho trẫm hiểu không?”.
Bà mới giải thích: “Bởi vì thần thiếp thương yêu chính mình, nên muốn bệ hạ ban bố cho thân của thần thiếp được hạnh phúc, được nhiều an vui, mà muốn được như vậy thì thần thiếp phải thương yêu bệ hạ. Có vậy, bệ hạ mới thương yêu, rồi ban bố cho thần thiếp hạnh phúc, cái này cái kia... Cho nên vì yêu thương mình mà thần thiếp yêu thương bệ hạ”.
Bà mới nói thêm: “Cũng như bệ hạ cũng chỉ yêu thương mình bệ hạ thôi. Để làm rõ việc này, thần thiếp xin thí dụ, nếu như thần thiếp lại đi yêu thương một người khác thì bệ hạ sẽ nghĩ thế nào? Có phải là bệ hạ sẽ chém đầu thần thiếp hay không”?
Nghĩa là, nếu thật sự bệ hạ thương yêu thần thiếp bậc nhất, thì trước sau gì vẫn yêu thương, cớ sao lại phải chém đầu? Đó là lẽ thật.
Vua Ba tư Nặc mới hiểu ra. Sau đó hai người cùng dẫn nhau đến gặp Phật, rồi thuật lại việc bàn luận, xin Phật xác minh.
Phật xác nhận lời của bà Mạt Lợi phu nhân đúng, và nói bài kệ:
Tâm ta đi cùng khắp
Tất cả mọi phương trời
Cũng không tìm thấy được
Ai thân hơn tự ngã
Tự ngã đối mọi người
Quá thân thiết như vậy
Vậy ai yêu tự ngã
Chớ hại tự ngã người.
Phật dạy là tâm chúng ta đi khắp tất cả mọi phương trời, và xét kỹ thì không ai thân yêu hơn tự ngã của mình.
Bởi tự ngã đối với mọi người quá thân thiết như vậy, ai cũng yêu thương tự ngã của mình. Theo tâm lý ở thế gian nếu mình yêu tự ngã của mình thì người khác cũng yêu tự ngã của người khác; vì vậy mình yêu tự ngã của mình thì chớ làm hại, làm tổn thương đến tự ngã của người khác.
Quý vị thấy Phật dạy rất là công bình. Hiện nay, chúng ta yêu tự ngã của mình nhưng làm tổn thương tự ngã của người khác.
Luôn làm khổ nhau, sống cách biệt nhau là từ chỗ đó.
Nếu biết y lời Phật dạy, thì cuộc sống sẽ rất vui, rất gần gũi vì mình biết yêu tự ngã của mình, nên càng tôn trọng tự ngã của người khác, thì làm sao có chuyện buồn, vui với nhau. Chúng ta thì khác, vì tôn trọng tự ngã của mình, nhưng hạ thấp tự ngã của người khác thì làm sao đến gần nhau được.
Cho nên, Phật dạy rất là chí lý, mà đó là lẽ thật của thế gian. Nếu lấy kinh nghiệm đó để sống và biết rõ ai cũng có cái ngã hết, thì đừng quá chủ quan, chỉ “biết có mình” mà không biết người, rồi gây đau khổ cho nhau.
Theo tinh thần Phật dạy thì phải biết mình biết người. Mình quý tự ngã của mình thì cũng quý tự ngã của người khác, thì sẽ cảm thông đến gần với nhau hơn.
Đó là Đức Phật dạy cách sống còn trong tương đối, nhưng không phải là chỗ rốt ráo.
Đừng nghĩ Phật dạy nếu người yêu cái ngã của mình thì phải quý tự ngã người, tức thấy có ngã, mà còn phải tiến lên “quên ngã " nữa.
Trong kinh Viên Giác, Phật giải thích rõ vô minh là chấp thân tứ đại này là ta, rồi tâm duyên theo bóng dáng của sáu trần bên ngoài là ta.
Tức là con người này gồm cả thân-tâm đều không phải thật là mình, không thật là ta, nó là cái sanh diệt tạm bợ vô thường nhưng lại chấp cho đó là mình, đó là vô minh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm