Tôi đi tu: Phật pháp cứu tôi khỏi u mê, lầm lạc
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo. Tuổi thơ tôi cũng như bao bạn bè trang lứa khác - phải vui vẻ đón nhận, tập quen thuộc với những cơn gió Lào rát da, những mùa mưa bão ê chề.
Mùa hè nắng gay gắt, cánh đồng khô khan, lúa cũng trơ trụi. Ba mẹ cùng dân làng phải vào tận trong rừng, nơi có hồ chứa nước, để đào đất cuốc mương, kéo nước về làng. Ba mẹ lấm lem cực khổ, mồ hôi thấm đầy nương rẫy, để cánh đồng tươi tốt, cho con có những bữa cơm trắng thơm ngon, và những bộ quần áo mới vui tung tăng đến trường.
Rồi mùa hè nóng bỏng cũng đi qua, trời chuyển sang mùa mưa bão, nhìn cánh đồng được “uống” đầy bụng nước, ba mẹ xót xa, thân lúa yếu ớt bị gió đánh bầm dập nghiêng ngả, như một cuộc thử thách tử sanh. Vậy mà lũ nhỏ chúng tôi vô tâm vui chơi thỏa thích, chưa hiểu được nỗi lo của ba của mẹ những ngày tới đây sẽ không có gạo để ăn.
Mùa mưa, ba được nghỉ việc. Sợ con ăn không đủ no, ba lại vì con tạo nghiệp sát sanh, làm rọ bắt cá, còn mẹ khoác áo mưa lên nương mót khoai. Tôi hồn nhiên vô tư với cuộc sống đầy đủ mà ba mẹ ban cho, không hề biết đến sự gian nan vất vả của ba mẹ. Cho đến ngày tôi khôn lớn tự lập nghiệp nơi đất khách quê người, trải nghiệm biết bao thử thách, khó khăn rồi mới thấu được nỗi lòng của ba mẹ. Tôi càng thương ba mẹ thật nhiều, thương đến nỗi không biết lấy gì để đền đáp công ơn như trời biển.
Năm ấy, bạn học chung lớp tôi bị tai nạn giao thông đột ngột qua đời. Tôi nhận thấy sự bất an, lo lắng trong lòng, mới ngày hôm qua còn cười nói với nhau mà hôm nay đã cách biệt hai thế giới. Bạn ấy sẽ ra sao sau khi chết, chết có phải là hết không? Những câu hỏi này cứ hiện lên trong tâm trí tôi. Lúc đó tôi chưa biết Phật pháp là gì, tôi cần một người dẫn đường cho tôi đi đúng với tâm nguyện, mong sao sẽ tìm ra được lời giải đáp, để sống cho có giá trị.
Thời gian cứ vậy trôi qua, ngoài giờ học, tôi làm thêm ở một nhà hàng hải sản, hàng ngày phải lột da, làm thịt rất nhiều mực, cá. Tôi thấy mình thật tàn nhẫn, nếu đặt bản thân vào những con vật bị giết này thì đau đớn thống khổ biết bao. Cũng từ đó tôi không ăn thịt, cá nữa. Sau này tôi nghỉ việc ở đó, được nhận vào kiểm hàng cho một xưởng may. Ông bà chủ là Phật tử tại gia. Họ ăn chay trường và thích đi chùa làm từ thiện. Cơ duyên đưa đến, tôi được bà chủ dẫn đi tham dự các khóa tu ở chùa Hoằng Pháp (TP.HCM) và các chuyến đi từ thiện. Việc đó khiến tôi tự tin, hạnh phúc và thấy có ý nghĩa.
MC Hạnh Phúc vượt qua căn bệnh ung thư nhờ Phật pháp
Những buổi giảng pháp của các sư trong chùa giúp tôi hiểu sâu về đạo Phật, giáo lý nhân quả, và cách chuyển hóa những phiền não khổ đau. Rồi từ những nhân duyên lành đó, “tiếp sức” tôi đến với thiền môn, xuất gia, tu học.
Phật pháp đã cứu cuộc đời tôi ra khỏi những u mê, lầm lạc. Càng tu nhiều, tụng kinh nhiều, gần gũi nghe càng nhiều lời dạy của thầy tổ, tôi càng thấy hạnh phúc, càng thấy Phật pháp thật nhiệm mầu. Hạnh phúc, bình an không nằm đâu xa mà ngay trong hiện tại này. Nhờ đó mà tôi hiểu và tìm được ý nghĩa chân thật của cuộc sống. Cảm ơn cuộc đời đã giúp tôi gặp được Tam bảo để hôm nay tôi được “đầu tròn áo vuông” sống đời an nhiên tự tại trong Chánh pháp của Phật-đà.
Ngày trở về quê hương, lòng tôi tràn ngập hạnh phúc. Tuy chưa đạt được quả vị giác ngộ nào nhưng trải nghiệm những ngày ở trong cửa thiền đã giúp tôi tự tin chia sẻ cho mọi người về ý nghĩa con đường tỉnh thức, giáo lý nhân quả và tập làm chủ hơi thở. Ai nấy đều cảm nhận được niềm hạnh phúc an lạc nhẹ nhàng, có thêm niềm tin, nghị lực trong cuộc sống.
Theo Giác Ngộ.
Thích Nữ An Duyệt
(Chùa Hòa Tiên, 526 Núi Thành, Hòa Cường Nam, TP.Đà Nẵng)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm