Thứ sáu, 19/06/2020, 07:49 AM

Cảm niệm công đức của Phổ Hiền Bồ Tát

Bồ tát Phổ Hiền là vị Bồ tát được nói đến trong phẩm Nhập Bất Tư Nghì giải thoát cảnh giới, Kinh Hoa Nghiêm. Bồ tát cũng có mặt trong phẩm Phổ Hiền Bồ tát khuyến phát kinh Pháp Hoa.

> Bồ tát Phổ hiền là ai?

Sở dĩ Ngài xuất hiện trong hai bộ kinh Đại thừa quan trọng với tư cách là một đại Bồ tát thượng hạnh, thần lực vô song, vì ở Ngài nổi bật hai tư chất: hoàn toàn trong sạch và vô nhiễm.

Đức Phật dạy rằng: Phổ Hiền Bồ tát là trưởng tử của ba đời mười phương Phật, Ngài gánh vác các Phật sự quan trọng giúp cho Phật pháp tồn tại mãi ở cõi Ta Bà. Để thành tựu trọng trách ấy, Ngài cưỡi voi trắng sáu ngà đến thế giới chúng ta mà giáo hóa. Voi là loài thú mạnh nhất có khả năng kéo nặng khi đi ngược dốc, mà không loài thú nào có thể cản ngăn được bước chân voi. Vì vậy trong kinh, đức Phật thường ví Bồ tát hành đạo phải có sức mạnh, sức chịu đựng giống như voi. Tiêu biểu nhất cho ý nghĩa ấy là hình ảnh Phổ Hiền Bồ tát cưỡi voi. Voi ngài Phổ Hiền cưỡi không phải là voi thường, mà là voi trắng, tượng trưng cho bạch nghiệp hay sức mạnh của sự trong sạch hoàn toàn, sức mạnh không do chèn ép, không dùng quyền uy, thủ đoạn, áp đảo người mà có được. Phổ Hiền Bồ tát ngồi trên voi trắng cũng đồng nghĩa với sự trang nghiêm thân tâm bằng sức mạnh trong sạch tuyệt vời, chi phối toàn bộ cả pháp giới một cách an nhiên tự tại.

Sự vô nhiễm của Bồ tát Phổ Hiền được tượng trưng bằng hình ảnh cầm hoa sen. Hoa sen trong sạch không dính nước và bùn nhơ. Sự vô nhiễm của Bồ tát cũng vậy, Ngài tiếp cận, chịu khổ cho chúng sinh, thành tựu vô số công hạnh, nhưng tất cả thành quả  Ngài tạo được đều lần lượt bỏ lại phía sau, không lưu lại dấu vết gì trong Ngài. Hoa sen trong sạch vươn lên từ bùn nhơ, tỏa hương thơm ngát cho đời, tượng trưng cho sự hành đạo, giáo hóa của Bồ tát ở cõi Ta Bà mà không tham đắm ngũ dục.

Gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như chư Phật

Gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như chư Phật

Có thể tu theo 10 hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền được không?

Phổ hiền bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà bởi sáu ngà là nêu biểu cho Lục Độ Ba La Mật, con đường đưa đến Phật quả. Phổ Hiền Bồ tát tiếp cận với đời, chịu khổ thay cho chúng sinh, lập muôn hạnh lành, giáo dưỡng người khổ đau thành người an vui giải thoát, biến tất cả những gì ô uế thành thanh tịnh, ngát hương, hữu ích.

Phổ Hiền bồ tát đã thành tựu Tam thừa, mới nhập Pháp giới, đi vào tính tu. Ngài giáo hóa thẳng tâm người, không qua ngôn ngữ, Phổ Hiền đưa tâm Ngài vào tâm chúng sinh, biến tâm chúng sinh thành tâm Ngài. Mọi việc làm của Phổ Hiền đều thành tựu không nhọc sức, Đức Phật gọi là nhập bất Tư Nghì giải thoát, cảnh giới trong kinh Hoa Nghiêm. Chúng ta không thể dùng vọng thức để phân biệt, suy nghĩ, biết được việc làm bất tư nghì của Ngài, trừ khi hành giả có tâm chứng, đồng hạnh với Phổ Hiền Bồ tát.

Phổ Hiền Bồ tát tiêu biểu cho nhân cách và phẩm hạnh rộng lớn của các vị Bồ tát, cũng như phẩm chất siêu việt của Phật. Vì vậy, ở góc độ biểu trưng Phổ Hiền Bồ tát biểu thị cho Lý - Định - Hạnh. Đó là con đường lấy hạnh nguyện độ sinh, cầu Vô Thượng Bồ đề làm cơ sở để xây dựng viên mãn hai phần lý trí và định tuệ. Đồng thời, trong sự tác động qua lại đó, hạnh nguyện đó bao gồm cả lý và định. Bởi vậy, Lý - Định - Hạnh là cội nguồn của chư Phật, là bản thể của tâm sinh lý và sự vật hiện tượng. Bồ tát tu tập, thể nhập được bản thể này, gọi là đã vào được biển tính của Như Lai. Vì vậy, Bồ tát Phổ Hiền cũng là hạnh nguyện công đức được hiển bày từ biển tính, tức là Pháp thân Phật. Thế nhưng biển tính kia ở bậc Thánh không thêm, phàm không bớt. Khi mọi niệm hành giả đều thanh tịnh, sáng suốt thì tự nó đã tương ưng với Lý – Định – Hạnh của Đức Phổ HIền.

Có lòng tu hành tinh tấn nên nay ngài đã thành Phật, ở cõi Bất Huyền và hóa thân vô số ở trong các thế giới mà giáo hóa chúng sinh.

Có lòng tu hành tinh tấn nên nay ngài đã thành Phật, ở cõi Bất Huyền và hóa thân vô số ở trong các thế giới mà giáo hóa chúng sinh.

Lợi ích vô lượng khi trì tụng kinh Phổ Hiền Quảng Nguyện Vương

Trong một đời hoằng hóa, Đức Phật Thích Ca chỉ nói kinh Hoa Nghiêm có một lần, lại cố ý nêu rõ ý nghĩa “nhất thiết viên mãn” lại chính là mười hạnh nguyện vương trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, dẫn đường chỉ lối cho kẻ tu hành nên hướng tâm về cõi Cực Lạc.

Nhận được trọng trách đó, Bồ tát Phổ Hiền đã đem pháp môn Tịnh Độ tích cực khuyến tấn chúng Tăng trong hải hội Hoa Tạng, đồng nhất tâm cầu nguyện Phật A Di Đà. Đức Phổ Hiền tự nguyện, và dẫn đạo toàn thể chúng hội đồng nguyện cùng về Cực Lạc thế giới để mau viên mãn phúc tuệ, chóng chứng quả Vô Thượng Bồ đề, và chỉ có cứu cánh Phật quả mới độ sinh được viên mãn rốt ráo.

(Trích ấn phẩm “Mười hạnh Phổ Hiền trong Kinh Hoa Nghiêm”

Tác giả: Thích Chí Giác Châu

NXB Phương Đông, 2008)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm