Căn bệnh từ nghiệp chướng mà ra
Vết thương của gã họ Trương chẳng thuyên giảm chút nào dù đã chữa chạy khắp nơi. Vết loét càng mưng mủ nặng hơn, ngày đêm hành hạ hắn đau đớn, rên siết khổ sở ngày này qua tháng khác. Mãi sau mới chết được.
Thời nhà Thanh có một người tên Chu Thanh, từ nhỏ đã kế thừa nghề y của cha, nhưng y thuật lại chỉ thuộc dạng lang băm.
Một ngày, có người đàn ông họ Trương, khoảng tầm hơn 40 tuổi đến khám bệnh, trên ngực ông ta có một vết thương dài, miệng vết thương như chén trà nhỏ, ăn thẳng tới phía sau lưng, máu mủ tanh hôi khiến ông ta đau đớn rên rỉ không ngừng.
Chu Thanh xem bệnh xong, liền chậm rãi nói:
- Vết thương này nằm ngay lồng ngực, gần như xuyên qua tim, để lâu sẽ rất nguy hiểm, nếu như không có viên trân châu cỡ lớn làm thuốc để trị, thì bệnh này rất khó trị hết.
Gã họ Trương vừa nghe xong, vui mừng khôn xiết, giống như chết đuối vớ được cọc, mừng rỡ nói:
- Chỉ cần có thể trị khỏi bệnh, đừng nói một viên trân châu, một trăm viên ta cũng không tiếc.
Thực ra gã lang băm Chu Thanh cũng không chắc có chữa được bệnh không, chỉ là vì muốn hốt bạc của bệnh nhân nên mạnh mồm nói vậy thôi.
Sáng sớm hôm sau, gã họ Trương liền mang đến mười viên trân châu lớn giao cho Chu Thanh lựa chọn. Chu Thanh làm bộ làm tịch, lấy một viên trân châu trong số đó, mài ra thành bột mà đắp lên vết thương. Gã họ Trương giống như được cứu thoát, vội đứng dậy, trả thù lao hậu hĩnh, rồi từ biệt rời đi.
Lúc này, bên cạnh có một bệnh nhân họ Lý chứng kiến từ đầu đến cuối, hỏi Chu Thanh:
- Chẳng lẽ bệnh của ông ta có thể trị được sao?
Chu Thanh không để ý, trả lời cho qua chuyện:
- Có thể trị được!
- Người này hẳn là phải chết ! Khuyên tiên sinh không cần lãng phí y dược.
Chu Thanh kinh ngạc, hỏi:
- Chẳng lẽ ông cũng hiểu y thuật sao?
Người họ Lý trả lời:
- Ta không hiểu về y thuật, nhưng ta biết về quá khứ làm chuyện xấu của người này, hắn là đang gặp báo ứng, cho nên tôi tin rằng hắn ta ắt sẽ phải chết.
Rồi người họ Lý từ từ kể lại. Hóa ra, trước kia, thời buổi binh biến loạn lạc, anh ta từng cùng đi lính chung với gã họ Trương trong quân ngũ. Khi đó, quân lương không đủ dùng, đói kém liên miên, nên quân lính phải đi cướp bóc của dân, nhưng chỉ là cướp đồ vật, chưa có ai dám đả thương hay hại mạng người.
Một ngày, có một ông lão dắt theo hai đứa nhỏ một trai một gái chạy nạn đi ngang qua. Đứa con trai khoảng mười mấy tuổi, đứa con gái khoảng tám chín tuổi, đều là cháu của ông lão.
Tia thấy con mồi, gã họ Trương cùng với họ Lý lập tức cầm đao ra chặn đường cướp, ông lão cầu xin nói:
- Tôi chỉ có hai mươi lượng làm lộ phí, xin được đổi tiền giữ mạng, mong các hảo hán tha cho một con đường sống.
Gã họ Trương liền thu tiền và thả bọn họ đi.
Được một lúc, họ Trương bỗng nhiên khựng lại như phát hiện ra điều gì, hắn nói với họ Lý:
- Hiện tại thời tiết còn không lạnh lắm, lão già đó lại mặc áo bông rất dày, bên trong nhất định có tiền bạc.
Vì thế hai gã họ Trương, họ Lý phấn khởi quay lại, chưa đến một phút đã đuổi kịp ba người già trẻ. Ông lão thấy có người đuổi theo, vội quỳ xuống xin tha:
- Ta không còn có tài vật gì nữa rồi, giờ chỉ còn biết đi ăn xin nữa thôi!.
Gã họ Trương nói:
- Vậy để lại chiếc áo bông đó đi.
Ông lão nghe xong, nước mắt giàn giụa nói:
- Ngày đông giá rét căm căm, cởi bộ y phục này ra nhất định sẽ chết cóng mất. Ta tuổi đã già, chết cũng không có gì hối tiếc, chỉ là hai đứa nhỏ này sẽ không có người chăm sóc.
Gã họ Trương cười lạnh lùng:
- Ông đã nhọc lòng với hai đứa trẻ này đến vậy, thì hãy để ta giúp.
Dứt lời, liền giơ tay chém xuống, lưỡi đao lạnh lùng lướt qua, hai đứa trẻ đáng thương ngã xuống chết ngay, toàn thân đẫm máu. Ông lão thấy thế, bi phẫn tột cùng, gào khóc lao vào gã họ Trương liều mạng.
Gã họ Trương sát khí đằng đằng, cầm đao đâm thẳng vào ngực ông lão. “Xoạt” một tiếng, đao từ trước ngực xuyên thủng tới lưng, tạng phủ lòi ra, ông lão lập tức ngã xuống đất chết ngay, đôi con mắt vẫn mở trừng trừng nhìn tên sát nhân.
Còn hắn thì vẫn điềm nhiên dùng chiếc đao dính máu mở chiếc áo bông ra, thì thấy trong đó có rất nhiều trân châu, mấy chục cây vàng lá. Thấy thế, hắn liền lột chiếc áo bông của ông lão ra, bọc vàng và số châu ngọc lại, mang tất cả đi.
Sau này xuất ngũ, trở về nhà, gã họ Trương phất lên rất nhanh nhờ số tiền hắn cướp được.
Hôm nay, sau nhiều năm họ Lý gặp lại hắn, dù gương mặt hắn đã già đi nhưng vẫn còn nhận ra, xong hắn thì không còn nhận ra họ Lý nữa. Họ Lý lại thấy được vết thương của gã họ Trương, giống y như vết thương mà hắn đã gây ra cho ông lão. Quả là báo ứng mà, họ Lý rùng mình cảm thán trước cái quy luật vay trả tuần hoàn của Nhân quả. Bởi vậy, sau khi gã họ Trương rời đi, ông mới nói :
- Vết thương đó của ông ta, lẽ nào còn có thể chữa khỏi?
Quả nhiên, vết thương của gã họ Trương sau đó chẳng thuyên giảm chút nào dù đã chữa chạy khắp nơi. Vết loét càng mưng mủ nặng hơn, ngày đêm hành hạ hắn đau đớn, rên siết khổ sở ngày này qua tháng khác. Mãi sau mới chết được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm