Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/07/2019, 11:25 AM

Cận cảnh những núi rác cao hơn nhà 4 tầng tại Sầm Sơn

Đã gần 10 năm qua, người dân sống quanh khu vực bãi rác khổng lồ của TP biển Sầm Sơn "kêu cứu" nhưng bất thành. Nhiều gia đình phải bỏ xứ để đi nơi khác sinh sống...

Do bãi rác này đã quá tải và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nên từ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã xếp bãi rác Sầm Sơn là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần đóng cửa.

Rác cao gần tới ngọn cây

Rác cao gần tới ngọn cây

Tháng 3/2018, khi cả 3 ô chôn lấp đã đầy thành 3 núi rác, Công ty CP Môi trường đô thị dịch vụ du lịch Sầm Sơn báo cáo không còn có thể chất cao hơn nữa, UBND TP biển Sầm Sơn chỉ đạo đổ rác vào đường đi nội bộ. Và đến nay, đường đi nội bộ không còn, cả bãi rác là một "núi" rác khổng lồ.

Núi rác gây ô nhiễm cho người dân

Núi rác gây ô nhiễm cho người dân

Bằng mắt thường có thể nhận thấy "thành phần" chính trong bãi rác thải là túi nilon - loại rác thải mà phải mất 500 năm mới có thể phân hủy hết.

Rất nhiều chất nhựa mà 500 năm chưa phân hủy được hết

Rất nhiều chất nhựa mà 500 năm chưa phân hủy được hết

Ông Nguyễn Hữu Hào, người dân phường Bắc Sơn cho biết: “Hơn chục năm nay môi trường ở đây bị “đầu độc” nghiêm trọng. Rác thải của cả thị xã tập trung về bãi chứa rác của phường, qua thời gian thẩm thấu xuống đất, chảy ra sông Đơ, khiến cho cả con sông dài hàng chục cấy số đen ngòm, chẳng ai còn dám lội xuống nữa. Thậm chí, hôm nào trở trời cá lại chết nổi trắng sông”

Rác thải thẩm thấu xuống đất gây ô nhiễm sông hồ

Rác thải thẩm thấu xuống đất gây ô nhiễm sông hồ

Bãi rác nằm cạnh sông Đơ, phía nam thông ra biển ở phường Trường Sơn, phía Bắc nối với sông Mã và cũng thông ra biển Sầm Sơn ở Lạch Hới (phường Quảng Tiến). Nước thải đổ ra sông Đơ sẽ tấn công bãi biển Sầm Sơn, đe dọa trực tiếp tới du khách khi về đây tắm biển.

Bốc mùi là thứ ai cũng sợ hãi

Bốc mùi là thứ ai cũng sợ hãi

Làm sao sống được?

Làm sao sống được?

Anh Nguyễn Hữu Cường, phường Bắc Sơn bức xúc: “Dân chúng tôi gần 10 năm nay “kêu cứu” cơ quan chức năng nhưng không được,. Cực chẳng đã, vợ chồng phải thuê lên khu vực trên để ở. Thế nhưng, mùi cũng không đỡ đi là bao. Hiện bố mẹ tôi vẫn phải ở đây vì không có điều kiện đi nơi khác. Ô nhiễm không khí, nguồn nước, cuộc sống khốn khổ vô cùng nhưng biết làm sao được, chấp nhận “sống chung với lũ” mà thôi”. (Ảnh: Những căn nhà hoang bên cạnh bãi rác).

(Theo Dân trí)

>>Môi trường bền vững

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

'Việc thiếu nước là một vấn đề lớn của vùng Tây Nam Bộ'

Môi trường 20:52 12/04/2024

Phỏng vấn nhanh Đại đức Thích Chiếu Pháp, uỷ viên Ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang, người đang cùng các nhà hảo tâm và cộng đồng thực hiện các 'chuyến xe không màu' đưa nước ngọt cung ứng cho đại chúng ở Thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Xem thêm