Thứ năm, 24/01/2019, 12:11 PM

Cần tỉnh giác trước những đối tượng giả danh "từ thiện" để lừa đảo

Vừa qua, Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn gửi đến các cơ quan báo chí nhằm cảnh báo và phối hợp, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp giả danh, lợi dụng danh nghĩa báo chí làm những điều trái pháp luật.

>Tin tức Phật giáo nổi bật

Điều đó, xuất phát từ tình hình phức tạp gần đây, trực tiếp liên quan tới nhiều vấn đề lợi dụng danh nghĩa báo chí nhằm chiếm đoạt tài sản, sách nhiễu của một vài cá nhân, trong đó có cả sự mạo danh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, có trường hợp phải ra pháp đình…tiêu biểu mới đây là vụ việc đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Trang (sinh năm 1986) trú tại quận Tân Phú, TP.HCM đã giả danh "Hội Từ thiện Báo Giác Ngộ" để lừa đảo của người dân. 

Giả danh "Hội Từ thiện Báo Giác Ngộ” để lừa đảo 

Bài liên quan

Đầu tháng 5-2018, tòa soạn Báo Giác Ngộ đã tiếp nhận thông tin từ cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, liên hệ một trường hợp bị tố giác chiếm đoạt tài sản công dân.

Đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật bị khởi tố hình sự có tên là Nguyễn Thị Tuyết Trang (sinh năm 1986), trú tại quận Tân Phú, TP.HCM.

Trong lời khai với cơ quan cảnh sát điều tra, đối tượng Tuyết Trang tự nhận đã công tác tại tòa soạn Báo Giác Ngộ, thuộc Ban Từ thiện, có lúc tự xưng là “Hội trưởng Hội Từ thiện Báo Giác Ngộ”, trụ sở tại số 85 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM - trụ sở của tòa soạn Báo.

Nguyễn Thị Tuyết Trang (SN 1986) - Ảnh do CA cung cấp

Nguyễn Thị Tuyết Trang (SN 1986) - Ảnh do CA cung cấp

Tòa soạn đã xác nhận đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Trang không phải là “Hội trưởng Hội Từ thiện Báo Giác Ngộ” và không có tên trong danh sách thuộc Ban Từ thiện của Báo, từ ngày thành lập cho tới nay.

Gần đây, Tòa soạn lại tiếp một số vị Ni thuộc hệ phái Khất sĩ, tới tiếp tục xác minh đối tượng Tuyết Trang, cũng vấn đề mạo xưng trên, trong việc liên quan tới vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đã được đưa ra tòa xử sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, kết luận tại Bản án số 42/2018/HS-ST, ngày 30-10-2018.

HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Trưởng ban Từ thiện xã hội Báo Giác Ngộ đã xác nhận đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Trang (sinh năm 1986) mạo xưng “Hội trưởng Hội Từ thiện Báo Giác Ngộ”. Bà Tuyết Trang không có tên trong danh sách thành viên của Ban Từ thiện xã hội kể từ ngày Báo thành lập (1975) cho tới nay.

Báo Giác Ngộ không có danh xưng “Hội Từ thiện Báo Giác Ngộ” mà là Ban Từ thiện xã hội Báo Giác Ngộ, vị đứng đầu có chức danh là Trưởng ban. Từ khi thành lập đến nay, có 3 Trưởng ban: HT.Thích Tôn Thật (đã viên tịch), CS.Tống Hồ Cầm (đã nghỉ hưu); HT.Thích Giác Toàn (kiêm, đương nhiệm).

Việc bà Nguyễn Thị Tuyết Trang không liên hệ gì với Ban Từ thiện xã hội Báo Giác Ngộ đã được Ban Biên tập xác minh với đại diện cơ quan cảnh sát điều tra từ tháng 5-2018, nhưng trong nhận định của tòa án vẫn cứ y nêu bà Tuyết Trang “có thời gian làm Hội trưởng Hội Từ thiện Báo Giác Ngộ”.

Nguyễn Thị Tuyết Trang là ai?

Qua tìm hiểu và qua hồ sơ vụ án hình sự của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Trang là người có gia đình, 3 con, làm nghề buôn bán, người có tiền án, từng bị Tòa án Nhân dân TP.Hồ Chí Minh xử phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 18 tháng kể từ ngày tuyên án phúc thẩm, 29-3-2017, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bài liên quan

Ngày 21-5-2018, đối tượng bị công an huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận bắt tạm giam để điều tra, vì liên quan tới một vụ việc có dấu hiệu phạm pháp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thế nhưng lời khai trước tòa, đối tượng Tuyết Trang vẫn tự mạo xưng là làm “Hội trưởng Hội Từ thiện Báo Giác Ngộ” từ năm 2010 đến 2013 (thực tế trong giai đoạn này, HT.Thích Giác Toàn là vị giáo phẩm được Ban Biên tập phân công kiêm nhiệm Trưởng ban Từ thiện xã hội Báo). Đối tượng khai, nhờ “làm Hội trưởng” nên đã có danh sách và số điện thoại của các Ni trưởng, Ni sư thuộc hệ phái Phật giáo Khất sĩ.

Đầu tháng 4-2018, do cuộc sống túng quẫn, khó khăn, thiếu nợ nhiều người với hình thức vay lãi suất cao, đối tượng Tuyết Trang đã nảy ý định lừa gạt người khác để lấy tiền trả nợ. Và Trang đã lợi dụng lòng tin, uy tín của một số vị Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ để thực hiện ý đồ đó.

Trang tự nhận là “Ni trưởng Thảo Liên”, định cư tại Mỹ, dùng điện thoại liên lạc với Ni sư Ph.L (sinh năm 1959, trú xứ tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), nhờ Ni sư Ph.L giúp đỡ cho “Phật tử” quen biết của mình là Trang, đang gặp hoàn cảnh khó khăn, mượn 200.000.000 đồng, với lời hứa sẽ hoàn trả và sẽ giúp đỡ Ni sư Ph.L xây dựng tịnh xá. Trong cuộc nói chuyện giả danh Ni trưởng Thảo Liên, Trang cũng đã cho số điện thoại khác để Ni sư Ph.L liên lạc.

Sau đó, với sự hướng dẫn của Tuyết Trang, ngày 2-4-2018, Ni sư Ph.L đã chuyển vào tài khoản của Tuyết Trang 200.000.000 đồng.

Tại TP.HCM chở Trang ra huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận gặp Ni sư Ph.L, nhằm ý đồ tiếp tục lừa đảo, vì các vụ việc trước đã trót lọt. Nghi ngờ về chuỗi các hành vi trên, Ni sư Ph.L đã báo cơ quan điều tra. 9 giờ cùng ngày, Trang bị cơ quan chức năng mời về trụ sở làm việc ngay khi vừa đến nơi Ni sư Ph.L đang ở.

Qua quá trình điều tra, công an huyện Đức Linh đã xác định Nguyễn Thị Tuyết Trang đã giả danh “Ni trưởng Thảo Liên” để lừa đảo, cụ thể trong liên hệ tới Ni sư Ph.L với tổng số tiền 470.000.000 đồng và quyết định khởi tố vụ án hình sự ngày 23-4-2018.

Căn cứ khoản 1, điểm a khoản 3, Điều 174 BLHS năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017), Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Đức Linh đã truy tố bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Trang về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Bản cáo trạng số 43/CT-VKS-HS ngày 21-9-2018.

Tại phiên tòa ngày 30-10-2018, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án Nhân dân huyện Đức Linh khẳng định tội danh trên là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật. Bị cáo Trang đã khai nhận các hành vi phạm pháp của mình trước tòa. Theo đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã quyết định xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Trang tổng hợp hình phạt 5 năm 9 tháng tù giam, buộc bồi thường cho Ni sư Ph.L 470.000.000 đồng.

Cần tỉnh giác trước những đối tượng giả danh, lừa đảo

Việc lợi dụng danh nghĩa Tăng Ni nhằm mục đích bất chính, trong đó có cả sự lừa đảo tài sản, không phải là chuyện mới, chỉ có đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Trang, như đã nêu. Đó là trường hợp được đưa ra ánh sáng của pháp luật. Có không ít người bị liên lụy, bị chiếm đoạt nhưng do sự không am hiểu về luật pháp hiện hành, cũng như tâm lý e ngại vì phải dính dáng đến việc ra pháp đình, nên đã im lặng chịu thiệt.

Từ vụ việc mạo danh “Hội trưởng Hội Từ thiện Báo Giác Ngộ” của đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Trang trên, cũng như việc cả tin chỉ qua các cuộc điện thoại, không kiểm định tính thực hư như thế nào, dẫu cho nhân danh ai đi nữa, như trường hợp các vị bị liên lụy, là bài học cho việc cần tỉnh giác, nhất là trong thời buổi thông tin bùng nổ như hiện nay. Ảnh minh họa

Từ vụ việc mạo danh “Hội trưởng Hội Từ thiện Báo Giác Ngộ” của đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Trang trên, cũng như việc cả tin chỉ qua các cuộc điện thoại, không kiểm định tính thực hư như thế nào, dẫu cho nhân danh ai đi nữa, như trường hợp các vị bị liên lụy, là bài học cho việc cần tỉnh giác, nhất là trong thời buổi thông tin bùng nổ như hiện nay. Ảnh minh họa

Việc lạm xưng, mạo xưng danh nghĩa Báo Giác Ngộ, Ban Từ thiện của báo để tạo niềm tin trong các mối quan hệ, nhằm mục đích bất chính, trong đó có cả hành vi phạm pháp cũng không phải là lần đầu tiên xảy ra.

Bài liên quan

Trước đây, qua phản ánh của báo Giác Ngộ, về hiện tượng một số cá nhân lợi dụng danh nghĩa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để làm thương mại, TT.Thích Thiện Thống, cuối năm 2016, với vai trò là Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II Trung ương Giáo hội đã có công văn cảnh báo và cho biết việc mạo danh danh nghĩa Giáo hội Phật giáo Việt Nam khi chưa có sự cho phép của Giáo hội là hành vi vi phạm pháp luật.

Từ vụ việc mạo danh “Hội trưởng Hội Từ thiện Báo Giác Ngộ” của đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Trang trên, cũng như việc cả tin chỉ qua các cuộc điện thoại, không kiểm định tính thực hư như thế nào, dẫu cho nhân danh ai đi nữa, như trường hợp các vị bị liên lụy, là bài học cho việc cần tỉnh giác, nhất là trong thời buổi thông tin bùng nổ như hiện nay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm