Cận tử nghiệp là gì?
Cận tử nghiệp là nghiệp vừa được tạo tác ra trước lúc chết là yếu tố quyết định cảnh giới tái sinh. Khi có sự kiện của cận tử nghiệp quyết định cảnh giới tái sinh, thì hẳn nhiên những tâm niệm sau cùng giữ vai trò quyết định.
Chữ nghiệp là dịch từ chữ Karma (Sanskrit) hay Kamma (Pàli), có nghĩa là hành động có tác ý của thân, khẩu, ý. Các hành động không có tác ý thì chỉ là hành động mà không được gọi là nghiệp. Tác ý ấy chính là hoạt động của hành uẩn hay tư tâm sở. Tác ý là thiện, hoặc ác, hoặc phi thiện phi ác. Trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy các đệ tử tại gia và xuất gia, phải thường xuyên quán sát về nghiệp: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”.
Nghiệp có bốn loại chính. Đó là:
1. Cực trọng nghiệp (Garukakamma): như tội ngũ nghịch giết cha, mẹ, A-la-hán, phá hòa hợp Tăng và làm thân Phật chảy máu. Nghiệp này còn gọi là vô gián nghiệp.
2. Cận tử nghiệp (Ásannakamma): là nghiệp tạo ra hay nhớ nghĩ lúc lâm chung. Nghiệp này rất quan trọng vì nó chi phối đến việc tái sinh.
3. Tập quán nghiệp (Acarikakamma): là chính những hành động trở thành tập quán tác thành cá tính con người. Tập quán nghiệp tốt có thể giúp con người hoan hỷ khi chết và ngược lại.
4. Tích lũy nghiệp: là các nghiệp còn lại. Nghiệp này như chỗ chứa đựng các nghiệp của một chúng sinh.
Nghiên cứu và trải nghiệm cận tử thông qua thiền định
Trong một cuộc đời có nhiều nghiệp thiện ác lẫn lộn. Vậy khi kết thúc đời sống, loại nghiệp nào dẫn đi tái sinh? Thông thường, tập quán nghiệp nào mạnh thì sẽ sống dậy mãnh liệt nhất trước lúc chết, do đó có nhân tố mạnh quyết định nơi tái sinh. Tuy nhiên, cận tử nghiệp là nghiệp vừa được tạo tác ra trước lúc chết (nghiệp thiện hoặc bất thiện) là yếu tố quyết định cảnh giới tái sinh. Khi có sự kiện của cận tử nghiệp quyết định cảnh giới tái sinh, thì hẳn nhiên những tâm niệm sau cùng giữ vai trò quyết định. Điều này nói lên rằng với một người có tu tập, thường hành chánh niệm tỉnh giác sẽ giữ được phần chủ động trong việc tái sinh. Nếu sự tỉnh giác sau cùng trước lúc chết đủ mạnh đoạn trừ tham ái (dục ái, hữu ái và vô hữu ái) thì có thể giải thoát nghiệp ngay tại chỗ.
Trước lúc lâm chung mà được đức Phật khai thị thì chắc chắn chúng ta sẽ được tái sinh về cõi an lành, không những người chết được nhiều lợi ích mà còn những người khác nghe được lời khai thị đó cũng được những lợi ích nhất định như chứng pháp nhãn thanh tịnh, vào quả dự lưu… Đó chính là những lợi ích của người có đầy đủ duyên lành với đức Phật. Còn bây giờ, đức Phật đã nhập Niết bàn thì đã có chư Tăng. Các vị ấy tu tập theo lời đức Phật dạy, luôn làm những điều lành cho chính mình và cho mọi người. Lúc còn sống, chúng ta phải theo chư Tăng tu học lời Phật dạy, luôn làm lành lánh dữ. Đó chính là những hành trang cần thiết cho một kiếp sống của một con người. Do đó, trước lúc lâm chung, gia đình có thể mời được chư Tăng đến tụng kinh, niệm Phật và khai thị cho người sắp chết thì đó chính là một nhân duyên to lớn để cho người sắp mất có được sự bình an, lòng tin, tỉnh thức.
Những câu chuyện kinh điển về cận tử nghiệp
Hằng ngày chúng ta tích lũy nhiều việc thiện, giữ gìn năm giới cấm thì chắc chắn lúc lâm chung, cận tử nghiệp của ta sẽ nhớ những điều thiện nhiều hơn và sẽ được tái sinh về cảnh giới an lành. Còn hằng ngày, chúng ta luôn làm những việc bất thiện thì lúc lâm chung, cận tử nghiệp sẽ nghiêng về những việc bất thiện và sẽ đi theo nghiệp ấy tái sinh về một trong ba nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh để trả nghiệp. Nhất là đối với người con Phật chúng ta, dù tại gia hay xuất gia, luôn luôn khắc sâu từng lời dạy của đức Phật để lấy đó làm tư lương và hành trang cho chính mình và cho gia đình, mọi người lấy đó để học hỏi và tu tập.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm