Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/05/2020, 05:47 AM

Trải nghiệm cận tử của con người

Trải nghiệm cận tử là một trong những vấn đề khiến giới khoa học thực nghiệm phải đau đầu. Bởi liên quan mật thiết đến câu hỏi chết có phải là hết. Trên thực tế, trên thế giới đã ghi nhận không ít các trường hợp trải nghiệm cận tử. Bên cạnh đó, đạo Phật cũng có góc nhìn riêng về vấn đề này.

Trải nghiệm cận tử qua lời kể của người trong cuộc

Một số đặc điểm phổ biến của trải nghiệm cận tử 

Theo lời kể của nhiều người, trải nghiệm chung là cảm thấy không còn đau đớn về thể chất khi linh hồn của họ thoát ra ngoài. Một số người còn chứng kiến được thân xác của mình và hoạt động của mọi người xung quanh. Đặc điểm chung thứ hai của trải nghiệm cần tử là câu chuyện về một đường hầm và những âm thanh lạ. Điều khác biệt là có người nghe được âm thanh ầm ầm, có người lại nghe được tiếng chuông chùa.

Một trải nghiệm có thể xem là thú vị khác, là có thể gặp lại những người đã mất. Thậm chí nhiều người còn có thể giao tiếp và có được những thông tin giá trị từ người đã khuất. Những thông tin này thường liên quan đến tương lai người có trải nghiệm cận tử. Tiếp theo là một trải nghiệm khác có phần siêu nhiên hơn nữa. Đó là cuộc gặp gỡ với các sinh mệnh cao cấp. Tuy nhiên, trường hợp rất hiếm xảy ra. 

Tuy nhiên, đa phần những người trải qua trạng thái này đều đạt được thức tỉnh về tâm linh. Có nhiều người lại nhận được những khả năng dị thường, thậm chí tính cách thay đổi hoàn toàn khác.

Một số đặc điểm phổ biến của trải nghiệm cận tử gây sốc cho người nghe.

Một số đặc điểm phổ biến của trải nghiệm cận tử gây sốc cho người nghe.

Tâm lý trong cận tử nghiệp

Những ghi chép về trải nghiệm cận tử

Bác sĩ Jeffrey Long đã nghiên cứu hơn 4000 trường hợp trải nghiệm cận tử và đúc kết thành cuốn sách ‘Sự sống bất tử”. Theo đó, ông cho rằng các giác quan của người sắp chết sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm. Bên cạnh đó, tâm trạng trong thời điểm này của họ cũng tràn đầy cảm xúc tích cực và yêu thương dành cho những người xung quanh.

Theo ông, cái chết từ lâu đã gây nên nỗi sợ lớn nhất với con người. Tuy nhiên, điều họ thật sự sợ hãi là cảm giác không biết điều gì xảy ra khi họ chết. Do đó, nếu chúng ta tin thấu hiểu và chấp nhận những thông điệp từ trải nghiệm cận tử, có lẽ ta sẽ không sợ cái chết nữa. Trên thực tế, khi được hỏi về trải nghiệm này, đa phần những người từng trải đều đưa ra cùng một nhận định. Đó là họ cảm thấy không còn sợ cái chết nữa. Vì họ đã hiểu được chết không phải là hết và khi được quay lại cuộc sống, họ thường sống hết mình vì xã hội.

Quan điểm về sự sống sau cái chết vẫn vấp phải sự phản đối của khoa học, bởi còn thiếu quá nhiều bằng chứng. Tuy nhiên, có những sự việc khoa học vốn không thể giải thích được từ hàng ngàn năm qua. Và như một lẽ tất yếu, con người tìm đến tôn giáo để tìm câu trả lời cho những vấn đề này.

Những ghi chép về trải nghiệm cận tử được Bác sĩ Jeffrey Long đúc kết thành cuốn sách ‘Sự sống bất tử”.

Những ghi chép về trải nghiệm cận tử được Bác sĩ Jeffrey Long đúc kết thành cuốn sách ‘Sự sống bất tử”.

Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử thông qua thiền định

Trải nghiệm cận tử dưới góc nhìn của Phật giáo

Mặc dù trong những văn tự hay lời dạy của Đức Phật rất ít nhắc về khái niệm trải nghiệm cận tử là gì. Tuy nhiên, xét theo thuyết Luân hồi thì linh hồn, tức thần thức của người chết sẽ thoát khỏi cơ thể và tìm đến thân xác mới sau khi chết. Vì vậy, có thể nói những ai có thể quay lại thân xác cũ thì tức là thọ mạng của người đó vẫn còn. Nếu rời khỏi thân xác quá lâu mà không trở về hoặc đầu thai kiếp người mới thì rất dễ rơi vào các cõi Tam đọa.

Hiện nay, một số giả thuyết cho rằng Thiền định chính là phương pháp để tìm đến trải nghiệm này. Thế nhưng Đức Phật đã dạy rằng đừng mong cầu dị năng khi tọa thiền, bởi rất dễ phát sinh vọng niệm mà cứ phải trầm luân trong luân hồi. Mặc dù vậy, ở chiều ngược lại thì giới khoa học Tây phương vẫn đang nghiên cứu sâu hơn để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này. 

Theo: Thienvien.vn

> Xem thêm video: Chân lý của hạnh phúc:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm