Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử thông qua thiền định

Trải nghiệm cận tử (NDE) là những kinh nghiệm tâm lý sâu sắc đã được báo cáo trong nhiều thế kỷ qua, và ngày càng trở thành chủ đề của nghiên cứu thực nghiệm.

>NGHIÊN CỨU VỀ PHẬT GIÁO

Bài liên quan

Cận tử nghiệp là gì?

Khi đối diện với cái chết, bên cạnh những nghiệp thiện và bất thiện chúng ta đã tích lũy trong suốt đời sống đã qua, một nhân tố quan trọng khác quyết định quả báo tái sinh là trạng thái của tâm trước lúc chết (hay còn gọi là cận tử nghiệp).

Một trạng thái tâm tích cực - chấp nhận, tĩnh lặng, và tràn đầy tình yêu thương - sẽ kích hoạt những dấu ấn nghiệp tốt và đưa đến một tái sinh may mắn. Một trạng thái tâm tiêu cực không chấp nhận, đắm chấp vào con người hoặc tài sản hoặc sân giận với những gì chúng ta đang gặp phải sẽ kích hoạt những dấu ấn nghiệp xấu, thúc đẩy tâm chúng ta đến một tái sinh không an lành.

Khi đối diện với cái chết, bên cạnh những nghiệp thiện và bất thiện chúng ta đã tích lũy trong suốt đời sống đã qua, một nhân tố quan trọng khác quyết định quả báo tái sinh là trạng thái của tâm trước lúc chết (hay còn gọi là cận tử nghiệp). Ảnh minh họa

Khi đối diện với cái chết, bên cạnh những nghiệp thiện và bất thiện chúng ta đã tích lũy trong suốt đời sống đã qua, một nhân tố quan trọng khác quyết định quả báo tái sinh là trạng thái của tâm trước lúc chết (hay còn gọi là cận tử nghiệp). Ảnh minh họa

Khi xưa, có Ma ha Nam, con của Cam Lộ Phạm Vương, em con nhà chú bác với đức Phật. Ma ha Nam tu theo hạnh làm người giữ năm giới, thọ bát quan trai, tu thập thiện. Một hôm mới hỏi Phật rằng:

“Kính bạch đức Thế Tôn, bình thường con tu giữ năm giới, thọ bát quan trai, tu thập thiện, giả sử con chết bất đắc kỳ tử bởi một tai nạn bất ngờ xảy ra, sau khi chết con sẽ đi về đâu?”

Phật không trả lời mà đưa ra một ví dụ:

“Có một cây, thân và cành cây nghiêng về một bên. Vậy khi cưa, thân cây sẽ ngã về bên nào?”

Maha Nam đáp:

“Thì dĩ nhiên là cây sẽ ngã về phía mà nó đang nghiêng”.

Phật dạy tiếp:

“Cũng vậy, bình thường ông hay làm điều thiện lành, khi chết bất đắc kỳ tử, tuy có bị khủng hoảng đôi chút, nhưng nhờ nghiệp thiện tích lũy quá nhiều sẽ hướng ông đến chỗ an lành, không có gì mà ông phải lo sợ”.

Vậy, chủ yếu của việc tu hành là ta phải biết tạo nghiệp lành thường xuyên, đều đặn trong khi còn mạnh khỏe, mà đến lúc gần chết vẫn giữ tâm niệm lành thì mới bảo đảm đi đến cõi lành. Còn nếu bình thường tạo nghiệp lành, đến khi gần chết khởi nghĩ ác đủ thứ thì chưa chắc bảo đảm đi đến cõi an lành.

Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử

Vì các nhà nghiên cứu không thể dự đoán khi nào mọi người sẽ có trải nghiệm cận tử, nên nghiên cứu đã tập trung vào việc tìm kiếm những người có NDE và yêu cầu họ mô tả nó, đôi khi là nhiều năm sau khi trải nghiệm.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên Mindfulness cho thấy một cách tiếp cận khác: Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử thông qua thiền định (MI-NDE), một hiện tượng được đề cập trong các văn bản Phật giáo cổ đại, có thể giúp các nhà nghiên cứu dễ tiếp cận NDE hơn về mặt thực nghiệm.

Quan trọng hơn, nghiên cứu cho thấy các thiền sư có thể học hỏi và hoàn thiện trải nghiệm cận tử thông qua hành thiền.

“Việc sử dụng thiền để hiểu rõ hơn về cái chết đã xuất hiện từ lâu, đặc biệt trong Phật giáo nơi tồn tại các văn bản cổ đại nhằm giúp các nhà tu hành chuẩn bị, hoặc hiểu rõ hơn về quá trình chết.” William Van Gordon, một nhà tâm lý học, giáo viên thiền và là một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết. (PsyPost)

Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử thông qua thiền định (MI-NDE), một hiện tượng được đề cập trong các văn bản Phật giáo cổ đại, có thể giúp các nhà nghiên cứu dễ tiếp cận NDE hơn về mặt thực nghiệm. Ảnh minh họa

Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử thông qua thiền định (MI-NDE), một hiện tượng được đề cập trong các văn bản Phật giáo cổ đại, có thể giúp các nhà nghiên cứu dễ tiếp cận NDE hơn về mặt thực nghiệm. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm cách điều tra xem liệu thực hành này có đang diễn ra hay không, điều gì làm thay đổi tâm linh và lý do tại sao một số thiền sư cao cấp chọn tham gia vào nó.

Nghiên cứu có tựa đề “Meditation-Induced Near-Death Experiences: a 3-Year Longitudinal Study” với sự tham gia của 12 nhà sư và cư sĩ Phật giáo trong thời gian 3 năm. Tất cả đều là những người hành giả lâu năm trong lĩnh vực thiền.

Để được đưa vào nghiên cứu, các hành giả phải đạt ít nhất bảy điểm (giới hạn tiêu chuẩn để xác định trải nghiệm cận tử) dựa trên Thang đo Greyson NDE, thường được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm cận tử.

Các nhà nghiên cứu đánh giá trải nghiệm cận tử mà những người tham gia trải qua, các giai đoạn và chủ đề họ mô tả trong một loạt các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured interview).

“Tất cả những người tham gia đều báo cáo rằng: MI-NDE (trải nghiệm cận tử thông qua thiền) bắt đầu với việc họ có ý thức giảm mức độ kết nối với cơ thể trần tục của họ. Những người tham gia gọi đây là một quá trình ‘giải thể dần dần’, buông bỏ thân xác’, hoặc ‘cởi trói’.” Bài nghiên cứu viết.

Trong giai đoạn tiếp theo của MI-NDE, họ đã không còn nhận thức được thời gian và không gian. Cụ thể hơn, những người tham gia giải thích rằng thay vì không biết về thời gian hay không gian, họ nhận ra rằng thời gian và không gian là những hiện tượng tương đối không tồn tại. Mindfulness

Giai đoạn thứ ba, các báo cáo nghiên cứu nói đến cuộc chạm trán với các ‘cõi phi thế giới’ và ‘cõi tra tấn’, nơi chúng sinh ‘treo trên dây thừng’ và cảnh giới ‘ma đói’.

Và cuối cùng, các hành giả đã mô tả việc bước vào trạng thái trống rỗng, một không gian trống, và không phải là bản thân. Tất cả những người tham gia đề cập rằng họ vẫn nhận thức được và kiểm soát trải nghiệm. Họ có thể quyết định khi nào nó bắt đầu và khi nào họ muốn kết thúc nó, và một số thậm chí còn kiểm soát nội dung của ‘trải nghiệm cận tử’.

“Không giống như trải nghiệm cận tử thông thường (NDE), những người tham gia có ý thức về việc trải nghiệm cận tử thông qua thiền định (MI-NDE) có thể giữ quyền kiểm soát đối với nội dung và thời lượng của nó.

“Việc sử dụng thiền để hiểu rõ hơn về cái chết đã xuất hiện từ lâu, đặc biệt trong Phật giáo nơi tồn tại các văn bản cổ đại nhằm giúp các nhà tu hành chuẩn bị, hoặc hiểu rõ hơn về quá trình chết.” William Van Gordon, một nhà tâm lý học, giáo viên thiền và là một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết. (PsyPost). Ảnh minh họa

“Việc sử dụng thiền để hiểu rõ hơn về cái chết đã xuất hiện từ lâu, đặc biệt trong Phật giáo nơi tồn tại các văn bản cổ đại nhằm giúp các nhà tu hành chuẩn bị, hoặc hiểu rõ hơn về quá trình chết.” William Van Gordon, một nhà tâm lý học, giáo viên thiền và là một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết. (PsyPost). Ảnh minh họa

Van Gordon giải thích với PsyPost, đồng thời bổ sung rằng những phát hiện của họ đã chứng minh rằng sự phong phú của MI-NDE tăng lên trong suốt thời gian 3 năm nghiên cứu. Điều này cho thấy kinh nghiệm có thể được học và hoàn thiện theo thời gian.

Mặc dù không rõ liệu mọi người có thể học cách tạo ra và hoàn thành trải nghiệm cận tử hay không, Van Gorden hy vọng rằng nghiên cứu này có thể giúp nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng trải nghiệm cận tử (NDE):

“Một ý nghĩa quan trọng là nghiên cứu hiện tại cho thấy nó sẽ khả thi – về đạo đức – cho các nghiên cứu trong tương lai để tuyển dụng các thiền giả nhiều kinh nghiệm, nhằm đánh giá những thay đổi thời gian thực trong hoạt động thần kinh của một người khi trải nghiệm cận tử.

Cho đến nay, những rủi ro về sức khỏe và những rào cản đạo đức liên quan đến việc thực hiện một nghiên cứu như vậy ở những người trải qua trải nghiệm cận tử đã khiến điều này trở nên không thể.” (PsyPost)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm