Cảnh giác với lợi dưỡng, cung kính
Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Lúc bấy giờ, hoàng tử Àjàtasattu (A Xà Thế), sáng chiều đi đến hầu Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) với năm trăm cỗ xe và cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn.
Rồi một số đông Tỷ kheo đi đến bạch Thế Tôn về chuyện ấy. Thế Tôn dạy:
Này các Tỷ kheo, chớ có thèm lợi đắc, cung kính và danh vọng của Devadatta. Ví như, này các Tỷ kheo, nếu đem bóp lá gan trước mũi con chó dữ thì con chó càng dữ dội bội phần. Cũng vậy, chừng nào hoàng tử Àjàtasattu sáng chiều còn đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn, thời này các Tỷ kheo, đối với Devadatta, chỉ có chờ đợi sự tổn giảm trong thiện pháp, không có sự tăng trưởng.
Như vậy, khổ lụy là lợi đắc, cung kính và danh vọng… các ông cần phải học tập.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 6, phẩm 4, phần Xe [lược], VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.421)
Lời bàn:
Người tu hành đức độ, uy tín càng cao thì tín đồ nương tựa càng nhiều, cung phụng càng hậu. Tuy hình thức có thọ nhận nhưng đối với bậc chân tu, tâm luôn hỷ xả, chủ yếu là làm ruộng phước cho chúng sinh. Còn đối với người mới tu, hoặc tu lâu mà chưa chứng thì đối với lợi dưỡng chỉ cần vừa đủ và phải dè chừng, vì đó là “nợ”.
Ngoài ra, người tu cần tỉnh táo để khỏi mất mình bởi thiên hạ có thể “mua” đứt chúng ta bằng hình thức cúng dường, trọng vọng. Chuyện vương tử Àjàtasattu vờ vĩnh cung kính, trọng vọng Tỷ kheo Devadatta thời Thế Tôn tại thế là một điển hình. Àjàtasattu âm mưu soán đoạt ngai vàng nên cấu kết, tranh thủ sự ủng hộ của Devadatta bằng cách cúng dường hậu hĩ. Và Devadatta với tham vọng làm giáo chủ nên “liên minh ma quỷ” giữa họ càng thắm thiết hơn.
Những tân Tỷ kheo chưa có tuệ nhãn nhìn Devadatta áo mão xênh xang, lên xe xuống ngựa, thường hội đàm với vua quan thì xuýt xoa, ngưỡng vọng. Vì vậy, Thế Tôn đã kịp thời cảnh tỉnh hiện tượng Devadatta là khổ lụy, là sự tổn giảm trong thiện pháp, một sự lệch hướng tu tập trầm trọng, cần phải chấn chỉnh kịp thời.
Thì ra, có những sự cúng dường đúng pháp và phi pháp. Đối với sự cúng dường đúng pháp, người tu còn phải tự lượng sức mình “muốn ít và biết đủ” để chuyển hóa tham lam, nói chi đến cúng dường phi pháp. Nợ của đàn na tín thí, người tu có thể trả được bằng sự tu hành của chính mình nhưng nợ của những âm mưu và tham vọng thế tục thì chẳng những không trả nổi mà còn gánh chịu hậu quả mất mạng, vong thân.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Xem thêm