Cấp Cô Độc cúng dường quên cả thân mạng

Phật nói, ngày xưa, ta đã cúng dường quên cả thân mạng, nên mới mau thành Phật như hôm nay.

Bo-Thi-Khong-Tu-Choi

Ông trưởng giả Cấp Cô Độc có một lúc bị sa sút, nhà nghèo đến nỗi chỉ còn ăn cháo. Nhưng khi các tỳ kheo đến khất thực thì không nhịn ăn mà cúng dường.

Trên nhà lầu của ông, về phía nam, có một nữ thiên thần phải lánh đi. Lánh đi nhiều lần, bà đâm ra phiền muộn, mới đến thưa với ông trưởng giả Cấp Cô Độc rằng, “Từ nay, ông không nên cúng dường Phật và chúng tăng. Ông ham cúng dường mà đến nghèo khổ như thế, tôi rất thương tâm.”

Ông trưởng giả Cấp Cô Độc hỏi, “Bà là ai, ở đâu, mà đến khuyên tôi như thế?”

Nữ thiên thần nói, “Tôi là thiên thần ở nhờ trên nhà lầu phía nam của ông.”

Ông Cấp Cô Độc nói, “Vậy thì bà đi khỏi nhà tôi tức tốc.”

Bà có con nhỏ, ra đi không có chỗ ở, lang thang rất là khổ sở. Bà mới lên nhờ Thiên Đế Thích giúp dùm. Thiên Đế Thích nói, “Ta cũng chịu thua. Ông Cấp Cô Độc là người Phật tử chánh tín kiên cố, khó nói lắm. Nhưng ta có cách giúp ngươi được ở lại chỗ cũ. Ông Cấp Cô Độc có nhiều chủ nợ không chịu trả. Ngươi lấy giấy nợ trong kho và dẫn quỷ dạ xoa nên sợ mà trả, ngươi đem để trong kho. Của chôn dấu của ông Cấp Cô Độc gần bờ sông Hằng bị lụt cuốn trôi, ngươi cùng quỷ dạ xoa vớt lên để trong kho. Rồi ngươi đến xin lỗi ông, trình hai công tác ngươi làm được, thì ông Cấp Cô Độc sẽ cho ngươi ở.”

Nữ thiên thần cảm ơn Thiên Đế Thích, rồi làm y như lời chỉ dạy. Sau đó đến sám hối ông trưởng giả Cấp Cô Độc.

Ông Cấp Cô Độc thấy nữ thiên thần thành tâm nhất ý, nhất là đã đoái công chuộc tội, nên ông đồng ý cho ở lại, nhưng phải đến sám hối với Đức Phật vì đã nói xúc phạm đến Đức Phật.

Ông Cấp Cô Độc cùng nữ thiên thần đến nơi Đức Phật. Ông trình bày câu chuyện như trên và xin cho nữ thiên thần sám hối.

Đức Phật thấy ông trưởng giả Cấp Cô Độc lòng tin kiên cố đối với Tam Bảo và sự cúng dường cũng kiên cố, nên Phật dạy, “Ta ngày xưa cũng cúng dường kiên cố không từ chối, nên mau thành Phật.”

Ông trưởng giả Cấp Cô Độc bạch Phật, “Bạch đức Thế Tôn, Ngài cúng dường kiên cố như thế nào, xin đức Thế Tôn chỉ dạy.”

Phật dạy: Vào thời quá khứ xa xưa, ta là một chủ nhân giàu có và ưa bố thí cúng dường. Một hôm, có vị Phật Bích Chi từ núi tuyết bay xuống đến trước cửa nhà ta khất thực. Ta sai gia nhân đem cơm và thức ăn cúng dường. Nhưng  thiên ma Ba Tuần muốn vị Phật Bích Chi chết đói nên ngăn cản ta. Phật Bích Chi nhịn đói đã nhiều ngày, nếu hôm nay không được ăn sẽ chết đói.

Thiên ma Ba Tuần hóa hầm lửa đỏ cháy hừng hực. Người nhà bưng cơm ra, thấy hầm lửa, không dám bước tới, đành mang cơm trở vô nói với ta. Ta liền bưng bát cơm bước ra và cũng thấy như vậy.

Ta phát nguyện, “Nam mô Bích Chi Phật Thế Tôn. Con nguyện bưng bát cơm này dâng Thế Tôn. Con nguyện bưng bát cơm này dâng Thế Tôn. Dù thân con có rớt xuống hầm lửa, cũng không từ chối.” Ta phát nguyện xong, liền bước tới, và thiên ma đành rút lui. Vị Phật Bích Chi chú nguyện và bay lên núi tuyết thọ thực.

Phật kết luận: Ngày xưa, ta đã cúng dường quên cả thân mạng, nên mới mau thành Phật như hôm nay.

Ông Cấp Cô Độc cùng nữ thiên thần kính tín, đảnh lễ và lui ra.

Trích trong “Góp nhặt lá Bồ Đề”

Thích Tịnh Nghiêm

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nghiệp địa ngục từ đâu đến?

Phật giáo thường thức 12:09 23/12/2024

Địa Tạng Bồ Tát nói với Phổ Hiền Bồ Tát: ‘Thưa Nhân Giả, đây đều do chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Đề làm ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra như thế’.

Tình thương chân thật dựa trên năm sức mạnh tâm linh

Phật giáo thường thức 10:33 23/12/2024

Tình yêu chân thật thì không có kỳ thị. Ta thấy được đau khổ của người kia là đau khổ của chính mình, hạnh phúc của người kia là hạnh phúc của chính mình. Dưới ánh sáng của tâm vô phân biệt, hạnh phúc và đau khổ mang tính cộng đồng chứ không còn là vấn đề của một cá nhân.

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Phật giáo thường thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Ý nghĩa “Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ tát”

Phật giáo thường thức 09:19 23/12/2024

Câu này là quy mạng tất cả chư Phật trong hội Lăng Nghiêm, tất cả các Bồ Tát. Tụng Chú Lăng Nghiêm thì trước hết phải quy mạng “Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát “ đọc ba lần.

Xem thêm