Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/08/2019, 07:07 AM

Câu chuyện chết khát bên cạnh dòng sông và thông điệp

Trong kinh Bách Dụ có câu chuyện của một anh chàng khát nước gần chết. Anh đi tới một dòng sông nhưng không chịu uống nước. Anh nói: “Nước nhiều như vậy làm sao tôi uống được!”. Và cuối cùng anh ta chết khát bên cạnh dòng sông.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những thương gia có tài và có may mắn thì dễ thành công trong sự nghiệp của họ. Ban đầu họ nghèo, nhưng nhờ những điều kiện nào đó mà họ liên tiếp thành công trong việc làm ăn. Họ càng ngày càng giàu, làm gì cũng thành công. Rất nhiều thương gia không được như vậy, nhưng thỉnh thoảng có người được như vậy. Khi nói chuyện với những thương gia giàu có và thành công, ta khám phá ra một điều: Họ cảm thấy có một cái gì trống vắng ở trong họ. Tuy họ thành công và có rất nhiều tiền nhưng họ không thực sự cảm thấy hạnh phúc.

Ta muốn sự thành công này, và khi may mắn có được nó rồi thì ta lại muốn có một sự thành công khác. Thương gia là như vậy, và ta cũng như vậy, không bao giờ thấy đủ. Ban đầu ta nghĩ một bằng cấp là cần thiết, nhưng khi có được bằng cấp rồi, ta lại thấy chưa đủ, ta cần có công ăn việc làm. Có công ăn việc làm rồi, ta cần có nhà. Có nhà rồi, ta cần có xe hơi. Có xe hơi rồi, ta nghĩ phải có hai chiếc mới đủ. Thông thường là như vậy!

Có những người muốn gì được đó, rất là lạ. Thành công việc này rồi thành công việc kia, rồi lại thành công nữa, nhưng họ cũng không bao giờ dừng lại được. Nếu so sánh với những người khác thì người ấy đã quá giàu có, nhưng trong họ vẫn còn một cái gì đó không bao giờ được thỏa mãn, giống như khi khát nước mà ta cứ ăn muối vậy. Càng ăn thì lại càng khát thêm.

Điều đó chứng tỏ là trong mỗi chúng ta có một con ma luôn luôn đói, dù có nhiều thực phẩm đến mấy thì con ma đó cũng không no được. Đó là con ma đói mà trong mỗi người chúng ta đều có. Không phải ta chỉ đói sự thành công thôi, ta còn đói hiểu, đói thương. Được một người hiểu rồi cũng cảm thấy chưa đủ, được một người thương rồi cũng cảm thấy chưa đủ. Nhiều khi có người tặng cho ta hiểu và thương nhưng ta cũng không có khả năng tiếp nhận và ta cứ tiếp tục đói.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong kinh Bách Dụ có câu chuyện của một anh chàng khát nước gần chết. Anh đi tới một dòng sông nhưng không chịu uống nước. Anh nói: “Nước nhiều như vậy làm sao tôi uống được!”. Và cuối cùng anh ta chết khát bên cạnh dòng sông.

Quý vị đang cười anh ấy phải không? Người gì mà dại quá đi, có bao nhiêu là nước như vậy mà lại để mình chết khát bên dòng sông. Sự thật là hầu hết chúng ta đều hành xử như vậy! Tại vì trong mỗi chúng ta đều có một con ma đói (ngạ quỷ), và con ma đói đó không bao giờ no được. Con ma đói trong ta cũng là nguyên nhân của sự khổ đau.

Nhiều người nghĩ rằng họ đau khổ vì họ thiếu cơm ăn, áo mặc, thuốc men, nhà cửa và tình yêu. Nhưng khi có được tất cả những thứ đó rồi, họ vẫn đói như thường.

Quý vị nhìn lại xem mình có giống người ấy không? Ta là một con ma đói, không bao giờ ta cảm thấy no lòng và thỏa mãn được. Đó là một trong những nguyên do của khổ đau.

Trích từ tác phẩm “Làng Mai nhìn núi Thứu” – NXB Phương Đông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật giáo và người trẻ 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Xem thêm