Lời Phật dạy về tham, sân, si của con người
Trời đất bao la, lòng người sâu vô tận, lòng tham của con người mênh mông hơn biển trời. Những lời Phật dạy về lòng tham và nghiệp báo nặng nề từ lòng tham sẽ giúp cho những người con Phật biết quán chiếu hành động, sống biết đủ để tránh được nghiệp duyên oan nghiệt trong tương lai.
Tham
Phật dạy rằng: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si”. Trong đó, tham đứng hàng đầu, tuy nhiên phàm là con người ở đời, ai cũng có lòng tham. Từ chữ tham mới nổi lên sân hận, mới khiến con người si mê u tối, từ đó gây nên nghiệp ác.
Theo Phật pháp, tham là sự đắm say, sự ham muốn, sự đam mê một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham nằm ở 5 nhu cầu của con người: Tài (tài sản), sắc (sắc đẹp, hình thức bên ngoài), danh (danh thơm, tiếng tốt), thực (ăn uống), thùy (ngủ nghỉ). Khi ham muốn về 1 trong thứ này dâng lên cao hơn mức bình thường, con người sẽ nảy sinh lòng tham và được hiển hiện với những hành động, lời nói của mình.
Thế nhưng, lời Phật dạy về lòng tham khẳng định rằng, tham lam không phải là bản chất của con người. Nhân chi sơ, tính bổn thiện. Con người sinh ra thuần khiết như tờ giấy trắng, trái tim thuần hậu và thiện lương. Lòng tham lớn dần lên theo năm tháng, qua những bể dâu mà mỗi người gặp phải. Người không biết tiết chế lòng tham thì lòng tham cứ lớn dần mãi lên, đưa lối dẫn đường đến những hành động sai trái.
Phật nói: “Lòng tham càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán”. Vì sao? Tham thường đi liền với ác. Người tham muốn đoạt được thứ mình muốn, lại sinh làm điều ác để thỏa mãn cho mình.
Những dẫn dụ về lòng tham luôn đầy rẫy trong cuộc sống hằng ngày:
Người vì lòng tham mà cố gắng gầy dựng sự nghiệp, khi có của ăn của để rồi lại ưu tư lo nghĩ sợ trộm cắp.
Người giàu sang có tiền của bo bo giữ gìn, sống ích kỷ với kẻ ăn người làm, tằn tiện bố thí, khi bị mất của thì đám ngực khóc than, mất ăn mất ngủ. Lại có người giàu có bạc vạn mà chỉ chăm chút để dành, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc.
Quan lại, người có chức tước vì lòng tham mà bớt xén của công, ăn của hối lộ, bóc lột sức lao động người khác.
Người vì lòng tham mà lao vào cờ bạc, cá độ, lô đề, dẫn đến tán gia bại sản.
Đức Phật dạy tham như cỏ hoang làm hại ruộng nương, đây là làm hại “đất tâm” của người tu hành và trị tham chẳng gì hơn là việc bố thí:
(Pháp Cú 356)
Cỏ hoang làm hại ruộng vườn
Tham lam gây hại nhiều hơn cho người,
Tham lam ai đã lìa rồi
Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng
Hưởng về phước báu vô vàn.
Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không tham muốn thì được thành tựu những điều tốt đẹpsau đây: Ba nghiệp thân, khẩu, ý được tự tại, của cải không bị mất mát, hưởng phúc đức và những sự tốt đẹp sẽ đến với mình, mặc dù mình không mong ước.
Đức Phật còn dạy là đừng để tham và sân, đừng để tội lỗi lôi mình vào cảnh khổ. Tội lỗi ở đây nghịch nghĩa với chánh hạnh, là không theo giáo pháp, trong câu sau này có nghĩa là sân hận. Căn nguyên của điều ác là tham lam và sân hận:
(Pháp Cú 248)
Các ngươi nên biết rõ rằng
Dễ gì chế ngự việc làm ác đâu
Tham lam, tội lỗi hố sâu
Kéo ta xuống chốn khổ đau đời đời.
Kinh Phật dạy rằng, lòng tham của con người không bao giờ có giới hạn. Ví như được ăn no mặc ấm, rồi nhu cầu cao lên lại ăn sang mặc đẹp, rồi nhu cầu được xã hội trọng vọng, nhu cầu được thể hiện bản thân. Nhu cầu càng cao, lòng tham càng lớn.
Phật dạy rằng, tham lam càng nhiều thì báo ứng càng lớn. Luật nhân quả của lòng tham thường được trả ngay trong kiếp này, qua rất nhiều minh chứng thực tế trong đời sống mà hàng ngày chúng ta vẫn thấy báo đài đưa tin. Kẻ tham nhũng trộm cắp thì tù tội, kẻ cờ bạc cá độ thì bần hàn, người tham quyền cao chức trọng rồi cuối cùng cũng chẳng còn được gì, gia đình bất hòa, xã hội bất dung.
Sân
“Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ýmuốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp mà trả thù.
Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. Nhưng nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian như Đức Phật đã từng đưa nhận xét:
(Pháp Cú 227)
Người con Phật hãy nghe đây
Chuyện không phải chỉ đời này mà thôi
Từ đời xưa đã nói rồi:
“Làm thinh thời sẽ có người chê bai,
Nói nhiều cũng bị chê hoài,
Dù cho nói ít cũng người chê thôi”.
Làm người không bị chê cười
Thực là chuyện khó ở nơi cõi trần.
Trong quá khứ, trong tương lai và trong hiện tại chưa hề có người nào bị tất cả mọi người chê bai hay được tất cả mọi người khen ngợi, đúng như lời Đức Phật dạy:
(Pháp Cú 228)
Ở đời toàn bị chê bai
Hay toàn nghe tiếng người ngoài khen ta
Từ xưa chẳng thấy xảy ra,
Tìm trong hiện tại thật là khó sao,
Tương lai cũng chẳng có nào.
Phải tu tâm để đạt tới “vô sân”. Vô sân là không nóng nảy, hết giận hờn. Chúng sinh bị qua nhiều kiếp sinh tử luân hồi chính vì không thắng nổi lòng sân. Chư Phật được tự tại, giải thoát, là do dứt trừ được lòng sân tận gốc. Điều khó nhất là diệt trừ phẫn nộ ngay từ trong tâm. Khi tâm chúng ta không còn nghĩ đến giận hờn thì tự nhiên cơn phẫn nộ sẽ không bộc phát. Trong khi đốn cây để cất tịnh thất cho mình, thầy Tỳ kheo nọ vô tình làm tổn hại đến cái chồi non của một vị thần cây. Vị này nổi giận, muốn giết thầy nhưng kịp nghĩ suy nên kiềm chế được cơn sân hận của mình đang phát sinh. Đức Phật tán dương vị thần và dạy:
(Pháp Cú 222)
Khi cơn giận dữ bùng ra
Ai mà ngăn được mới là người hay
Giỏi như hãm lại được ngay
Chiếc xe đang chạy chở đầy, phóng nhanh,
Nếu không thì bản thân mình
Cầm cương hờ hững tài tình gì đâu.
Si
“Si” là si mê, vô minh, ngu tối. Người vô minh không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại… nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người. Si, vô minh theo thế tục gọi là “dại” hay “ngu”. Vô minh che lấp tâm trí, làm cho con người không còn nhìn thấy được những chất bợn nhơ đang gậm nhấm từ bên trong con ngườikhiến các thói hư tật xấu ấy sẽ tăng dần và cuối cùng đưa con người vào con đường tội lỗi triền miên. Đức Phật dạy rằng vô minh là điều ô trược tệ hại nhất. Hãy dứt bỏ vô minh để trở thành người trong sạch
Hai ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên bạch với Đức Phật rằng họ không thể thuyết phục được ông thầy của họ trước kia đến gặp Đức Phật và nghe giáo pháp vì vị này còn quá luyến ái tín đồ riêng. Nhân dịp này Đức Phật giải thích sự khác biệt giữa người suy luận chân chính với người suy luận sai lầm và hậu quả dĩ nhiên của mỗi lối suy luận:
(Pháp Cú 11)
Những gì không thật, hão huyền
Lại cho là thật và tin vô bờ,
Những gì chân thật lại ngờ
Lại cho không thật, chỉ là giả thôi,
Nghĩ suy lầm lạc mất rồi
Thấy sao chân thật rạng nơi pháp mầu.
(Pháp Cú 12)
Biết đây là thật để tin
Biết kia không thật, hão huyền mà thôi
Nghĩ suy theo đúng đường rồi
Thấy ngay chân thật rạng nơi pháp mầu.
Với hai câu Pháp Cú kể trên, chúng ta đã thấy vai trò chủ yếu của vô minh và tà kiến trong các nguồn gốc phát sinh các hành vi bất thiện. Như vậy chúng ta cũng không lạ gì khi Đức Phật khuyên chúng takhông nên tu theo lối khổ hạnh khắt khe, ép xác, chỉ nhắm vào bề ngoài và không nên chuyên lo tế tự, vì những hành động này không dẫn chúng ta đến giác ngộ giải thoát, không giúp chúng ta trở nên trong sạch.
Con người sống giữa nhân sinh đều phải thuận theo luân hồi nghiệp báo, tránh không được, nhưng tự mình có thể xây dựng những nghiệp duyên tốt đẹp cho mình. Muốn thiện, trước hết phải hết tham. Muốn phúc, trước tiên phải biết đủ. Vô sở cầu nhi tự đắc, đó mới thực sự là đại trí huệ của đời người.
Tiền của trên đời, cố kiếm thật nhiều rồi chết đi cũng không mang theo được. Tiền tài danh vọng, mất rồi tất cả cũng chỉ là hư vô. Đời người là hữu hạn, nhân sinh là vô hạn, cớ gì mãi tham lam để tự chuốc lấy đau khổ cho mình.
Những lời Phật dạy về sân si và lòng tham nhắc nhở chúng sanh rằng, lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách con người. Nếu sở hữu nào của chúng ta có được từ sự đau khổ của người khác, thì sự sở hữu ấy tất yếu là không chính đáng. Dù là mưu cầu cho cuộc sống hằng ngày hay lưu danh hậu thế, bất cứ ai bị lòng tham chi phối ắt sẽ nhận quả báo nặng nề.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật dạy 5 điều thân kính với bà con
Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”
Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.
Giữ giới và định tâm pháp tu căn bản của Phật tử
Lời Phật dạy 16:00 19/11/2024Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới cùng các điều kiện liên quan, nhất là biết rõ lợi ích to lớn nhờ giữ giới, hoan hỷ và an lạc trong sự bảo hộ của Thánh giới.
Oán gia không muốn kẻ thù có lợi lớn
Lời Phật dạy 18:00 18/11/2024Người có tâm oán thù thường không muốn kẻ thù của mình làm ăn tấn tới, chẳng vui khi kẻ thù thành đạt, ngược lại luôn mong cho kẻ thù phá sản, thất bại. Đây cũng là thói thường ở thế gian.
Xem thêm