Câu chuyện tiền kiếp của người phụ nữ Ireland tự nhận là sát nhân ở kiếp trước
Sharon Parrett, 47 tuổi, luôn mơ về một người đàn ông bí ẩn ở Mỹ suốt 40 năm qua. Bà luôn tin rằng những xui xẻo mà mình gặp phải là do nghiệp kiếp trước đã giết người.
Bà mẹ hai con Sharon sống ở Cork, Ireland đã từng bị 4 vụ tai nạn xe hơi trong 5 năm, nhiều lần dị ứng đầy người, 4 lần gãy xương và người thân trong gia đình qua đời, Mirror đưa tin hôm 4/1.
"Tôi tin vào đầu thai chuyển kiếp, tôi cảm thấy rằng mình đã đầu thai vài lần rồi. Người đàn ông trong giấc mơ của tôi đã làm những điều xấu xa. Tôi không biết tại sao nhưng tôi tin rằng ông ta đã giết người", Sharon nói.
"Ông ta là thám tử, nhưng tôi cho rằng ông ta không phải là người tốt. Tôi cảm thấy mình đang bị trừng phạt ở kiếp này. Có rất nhiều điều tồi tệ đã xảy ra với tôi. Tôi dị ứng với vô số thứ, suốt ngày ra vào viện. Tôi còn bị gãy chân, gãy lưng. Tôi nổi tiếng là người không may. Tôi đã vô cùng đau khổ khi nghĩ rằng mình chính là ông ta ở kiếp trước, nhưng kiếp này, chắc chắn tôi không mang đặc điểm nào của ông ta cả, dù vẫn mang vận rủi vì nghiệp chướng do ông ta đem lại".
Sharon cho hay cô mơ về người đàn ông nọ từ khi còn bé, dù không có bất kỳ liên hệ nào với New Orleans ở nước Mỹ xa xôi. Mỗi lần giấc mơ kỳ lạ tới, cô luôn thức dậy, vã mồ hôi và thở hổn hển.
Tim Parrett, 46 tuổi, chồng của Sharon, đã giúp vợ vẽ phác họa hình ảnh người đàn ông trong giấc mơ. Bản thân Sharon cũng bắt đầu nghiên cứu Phật giáo để thoát khỏi ám ảnh. Cô tìm hiểu về đầu thai chuyển kiếp và thậm chí còn tìm thấy mình có liên kết với Ấn Độ.
"Tôi thường xuyên gặp những người mà tôi nghĩ rằng mình có quen biết, dù chuyện đó không thể xảy ra. Ví dụ, tôi đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, có một người đàn ông nhìn tôi như thể đã từng trông thấy tôi nhưng chắc chắn là không, chúng tôi không thể biết nhau", Sharon nói.
"Tôi cảm thấy có liên hệ với Ấn Độ, dù chưa từng tới đó. Ngay cả gia đình tôi cũng cho rằng trong tôi có một người Ấn Độ, chắc hẳn ở một kiếp nào đó, tôi từng là người Ấn Độ".
Đầu thai chuyển kiếp xuất hiện trong một số đạo và truyền thống tâm linh, nhưng khoa học hiện đại chưa thể chứng minh. Jim Tucker, giáo sư tâm thần học và khoa học thần kinh ở đại học Virginia, đã thử kiểm chứng lý thuyết này. Ông bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1990 và suốt nhiều chục năm, các nhà khoa học ở đại học Virginia đã nghiên cứu hơn 2.500 trường hợp trẻ em có hồi ức về kiếp trước. Họ cố xác định những điều các em nói có chính xác hay không, phù hợp với cuộc sống của kiếp trước mà các em nói tới hay không.
Suốt thời gian qua, luân hồi, nhân quả chuyện tiền kiếp của con người đã được Phật giáo giải thích hợp lý, rõ ràng, được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Kết luận chung là đời sống dương thế có luân hồi. Câu chuyện của Sharon Parrett là một ví dụ điển hình.
Luân hồi là gì?
Luân hồi không đồng nghĩa với hồi tưởng tìm lại tiền kiếp (PLR) hay ký ức về tiền kiếp, dù đây thường được xem là hai bằng chứng điển hình của luân hồi. Luân hồi cũng không nhất thiết là một niềm tin tôn giáo. Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, không có nghĩa một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo hay ngược lại, người có tôn giáo chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.
Một định nghĩa đơn giản của luân hồi trong số rất nhiều khái niệm từng được đưa ra chính là sự đầu thai hay tái sinh của linh hồn vào một thân xác mới sau cái chết. Những người tin vào luân hồi xem thể xác và linh hồn là hai thực thể riêng biệt, trong đó chỉ có thân xác chết đi, còn linh hồn là bất diệt. Sau cái chết, linh hồn sẽ rời khỏi thân thể và tiếp tục hành trình của bánh xe luân hồi tới kiếp sống khác.
Trong một số tôn giáo, luân hồi có mối liên hệ mật thiết với nghiệp chướng, tức niềm tin cho rằng linh hồn sẽ thực hiện cuộc hành trình nơi mà quá khứ và hiện tại nối kết nhau dựa trên những lựa chọn mà con người đưa ra trong cuộc sống.
Nghiệp báo, nhân quả là gì?
Nghiệp theo chữ Phạn là Kamma, nghiã là hành động từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm, tất cả đều sinh bởi ý muốn, có tác ý; do đó nghiệp là tư tưởng, lời nói, việc làm có tác ý, nếu không có ý muốn sẽ không có nghiệp.
Báo là trả lại, kết quả, như trả ân, báo phục. Ví dụ: Ân trả ơn, oán báo thù.
Nhân là hột giống, mất đi tái lại, theo cũ lập lại.
Quả là hậu quả của ý nghĩ, lời nói, hành động. Nghiệp ví như cái nhân cái hột, quả ví như mầm, cây, lá, hoa, trái; tất cả những hành động từ thân, khẩu, ý đều tạo nghiệp; tuy nhiên, những hành động không thiện không ác không tạo nghiệp, và những hành động không tác ý, không có ý muốn cũng không tạo nghiệp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm