Giác ngộ Tam giới sinh tử luân hồi để sớm được giải thoát

Lúc qua đời, tùy theo Nghiệp mà loài chúng sinh đã tạo nên khi còn sống, "Hồn" hay Thân trung ấm sẽ tái sinh, chuyển vào một trong Tam giới. Hiểu theo Vũ trụ quan của đạo Phật, Tam giới luân hồi có những đặc trưng tính chất khác nhau. Hãy cùng khám phá trong bài viết này.

Bài liên quan

Tam giới (tiếng Phạn: Triloka, còn gọi là Tam hữu hoặc Ba cõi) nói về những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Kinh sách dạy rằng, tất cả mọi loài chúng sinh đều có sẵn Phật tính, nhưng do bị các kiến chấp sai lạc làm cho nhận thức mờ tối khiến họ không tự phát hiện, thắp sáng được khả năng giác ngộ ấy.

Giác ngộ Tam giới sinh tử luân hồi để sớm được giải thoát 1

Hiểu biết về Tam giới là con đường dẫn đến giải thoát.

Vì vậy, họ cứ phải quanh quẩn mãi trong Tam giới và bị phiền não chi phối. Chỉ khi nào đạt quả vị giác ngộ thì mới giải thoát ra khỏi Tam giới, tức là thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Tam giới bao gồm: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. 

1. Dục giới (Kamadhatu)

Bài liên quan

Dục giới là cõi của thực phẩm, ước muốn vật chất và ham vọng thể xác. Các loài chúng sinh trong giới Dục này gồm có 6 nẻo:

Ngạ quỷ

Đây là cõi giới của những linh hồn mà khi còn sống đã rất tham lam, gian manh cướp của làm của riêng mình, vu khống đoạt tình... thấy người đói khát mà lòng không mảy may thương xót, còn đánh đập xua đuổi. Màu sắc nơi cõi ngạ quỷ là màu đỏ bầm dữ tợn. Cõi này là cõi thê thảm nhất, khổ cực nhất trong 6 nẻo. Địa Tạng Bồ Tát thường ghé qua cõi này để bố thí, cứu khổ cứu nạn mong luân chuyển nghiệp chướng cho những sinh linh tội lỗi, lầm lạc có cơ hội hồi hướng chuyển sang cõi khác.

Giác ngộ Tam giới sinh tử luân hồi để sớm được giải thoát 2

Ý thức về sự đau khổ.

Súc sinh

Đây là cõi giới của những loài động vật, chúng chỉ biết sống theo bản năng. Theo Tử Kinh Tây Tạng thì người mới chết khi "hồn" còn ngơ ngác thấy những vùng đất trải dài đầy hang lỗ, động đá thế là hồn đang ở ngưỡng cửa của cõi Súc sinh. Màu sắc cõi này màu xám mờ mờ. Ở cõi này cái chết thường kết thúc bi thảm do loài này ăn thịt loài kia một cách dã man. Sau khi chết tùy theo nghiệp lực đã tạo trước đó tốt hay xấu mà được chuyển kiếp hoặc lại bị đọa trở lại cõi này.

Địa ngục

Cõi này có màu sắc tối mờ hắc ám ghê sợ. Đây là nơi dành cho những linh hồn mà lúc còn sống là những kẻ đại gian ác, vô lương tâm, những kẻ chuyên tàn sát, khủng bố, những kẻ gây tai họa đau thương nghiệt ngả cho vô số đồng loại. Theo Tử Kinh Tây Tạng thì khi Hồn tới một nơi mà cảnh trí nơi đó tối tăm thấp thoáng những căn nhà màu đen, trắng xen kẻ, hay lẫn lộn kề bên những hố sâu thăm thẳm thì đó chính là cõi địa ngục. Sau khi chết tùy theo nghiệp lực còn hay hết mà được tái sinh trở lại làm người hay phải đọa là súc vật hoặc quỷ đói.

Loài người

Loài Người có tâm ý phát triển cao nhất, là cảnh giới có khổ đau và hạnh phúc lẫn lộn. Bởi vậy, các vị Bồ tát thường chọn sinh vào thế giới loài Người, nơi có nhiều hoàn cảnh thuận lợi, để phụng sự chúng sinh và tu tập các pháp môn cần thiết sau cùng để thành tựu quả Phật. Màu sắc ở cõi người thường là mây vàng không chói sáng mà sáng đục. Sau khi chết tùy theo nghiệp lực đã tạo lúc sống là lành hay ác mà có thể được tái sinh trở lại làm người hay sinh lên cõi Trời hoặc bị đọa vào các cõi dưới.

A-tu-la

Đây là nơi hiện diện của những linh hồn của những con người mà khi còn sống thường kiêu hãnh vì được nhiều người kính nể do có công tu hành, học hỏi, luyện tập, cố gắng. Tuy nhiên họ lại là người tham danh lợi, thích tiếng khen, tự đắc, huênh hoang. Ví dụ như người tu hành tới cấp cao nhưng lại Tham - Sân - Si, thích tán tụng công đức, mỗi bước đi có lọng tàng che, chung quanh đầy kẻ hầu người hạ, thích được mọi người bái lạy, tôn xưng... Những tính cách ấy đã tạo thành Nghiệp mà khi qua đời phải đọa vào cõi A Tu La. Về màu sắc thì cõi Atula thường mơ hồ, phảng phất màu xanh lá cây. Sau khi chết tùy theo nghiệp lực đã tạo lúc sống là lành hay ác mà có thể được tái sinh trở lại hay được sinh về cõi Trời hoặc bị đọa vào các cõi khác.

Cõi Trời

Nơi thanh thoát an vui dành cho những người khi sống làm điều phước thiện tốt lành cũng như những đời trước đó đã tạo phước đức, tu niệm chân chính. Cảnh trí ở đây trong sáng tươi vui, không có sự lo buồn, tức giận, đau khổ hay chán chường. Cõi trời tuy hưởng được nhiều phước báo hơn Loài Người, nhưng vẫn là những phước báo tạm bợ và trí tuệ thì không hơn Loài Người. Sau khi chết tùy theo nghiệp lực đã tạo lúc sống là lành hay ác mà có thể được tái sinh trở lại hoặc bị đọa vào các cõi dưới. 

2. Sắc giới (Rupadhatu)

Bài liên quan

“Sắc” là hình tướng, vật chất. Đây là cõi của các vị Phạm Thiên, có hình tướng, vật chất như thân thể, cung điện… nhưng rất vi tế, đẹp đẽ, tinh diệu. Các vị ở đây không có tướng nam nữ, không có tham dục như ở cõi Dục, chỉ sống trong thiền định. Tùy theo mức độ cao thấp của thiền định, cõi Sắc được chia làm 4 bậc, gồm 18 cõi Trời.

Giác ngộ Tam giới sinh tử luân hồi để sớm được giải thoát 3

Sám hối Tam giới luân hồi.

Cõi sơ thiền

Cõi Sơ thiền gồm 3 cõi Trời: Phạm chúng (các vị trời tùy tùng của các vị Phạm Thiên), Phạm phụ (các vị trời thân cận các vị Phạm Thiên), Đại phạm (các vị Phạm Thiên có nhiều hạnh phúc, đẹp đẽ, tuổi thọ cao nhất trong cõi Sơ thiền). Các vị Phạm Thiên ở các cõi này có thân thể khác nhau, nhưng cách suy nghĩ thì đều giống nhau, và trong tám thức thì không còn có tị thức và thiệt thức hoạt động.

Cõi nhị thiền

Cõi nhị thiền gồm 3 cõi Trời: Thiểu quang (các vị Phạm Thiên có chút ít ánh sáng), Vô lượng quang (các vị Phạm Thiên có ánh sáng vô cùng), Quang âm (các vị Phạm Thiên có ánh sáng rực rỡ). Cõi Nhị thiền này có rất nhiều ánh sáng. Các vị Phạm Thiên ở đây đều có thân thể giống nhau nhưng cách suy nghĩ thì khác nhau, và trong tám thức thì từ cõi Nhị thiền này trở lên, cả năm thức cảm giác đều không còn hoạt động.

Giác ngộ Tam giới sinh tử luân hồi để sớm được giải thoát 4

Hiểu đúng về Nghiệp trong Tam giới.

Cõi tam thiền

Cõi Tam thiền gồm 3 cõi Trời: Thiểu tịnh (có hào quang nhỏ), Vô lượng tịnh (có hào quang vô hạn), Biến tịnh (có hào quang không xao động). Cõi Tam thiền này mọi sự đều thanh tịnh, cả thân và tâm của các vị Phạm Thiên đều hoàn toàn giống nhau.

Cõi tứ thiền

Cõi tứ thiền là cõi cao nhất của Sắc giới, gồm 9 cõi Trời: Vô vân (cảnh giới quang đãng), Phước sinh (cảnh giới trường cửu), Quảng quả (hưởng phước báo rộng lớn), Vô phiền (hoàn toàn tinh khiết), Vô nhiệt (hoàn toàn thanh tịnh), Thiện kiến (cảnh giới đẹp đẽ), Thiện hiện (hoàn toàn tự tại), Sắc cứu cánh (cảnh giới tối thượng) và Vô tưởng (không còn tư tưởng). Chúng sinh sống trong cảnh giới thiền định sâu xa, hoàn toàn tịch tịnh, chẳng những năm thức cảm giác mà cả ý thức cũng không còn hoạt động nữa.

3. Vô sắc giới (Arupadhatu)

Bài liên quan

Thế ở cõi này được tạo dựng thuần túy bằng tâm thức trú trong các cảnh giới thiền định thâm diệu, hoàn toàn không còn có vật chất, hình thể, cho nên cũng không có tướng nam nữ, không có dục vọng. Đây là cõi cao nhất trong ba cõi, và gồm bốn xứ.

Giác ngộ Tam giới sinh tử luân hồi để sớm được giải thoát 5

Giác ngộ là con đường chấm dứt khổ đau.

Không vô biên xứ

Cảnh giới của các vị trời chỉ thấy có không gian vô biên, đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là không vô biên xứ định.

Thức vô biên xứ

Cõi chỉ thấy có tâm thức vô biên, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là thức vô biên xứ định.

Vô sở hữu xứ

Cõi này không còn có bất cứ một hiện tượng gì, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là vô sở hữu xứ định.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ

Cõi này không có tri giác mà cũng không phải là không có tri giác, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

Giác ngộ Tam giới sinh tử luân hồi để sớm được giải thoát 6

Chết và giác ngộ.

Nhiều Phật tử đến chùa, làm việc thiện… chỉ để cầu mong được phước đức, giàu sang. Nhưng như Đức Phật đã dạy trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”: Dù chúng ta có sinh vào cõi sung sướng như cõi trời hay cao hơn nữa như ở cõi sắc và vô sắc thì vẫn như đang ở trong nhà lửa, hết phước đức lại vẫn bị đọa vào các đường xấu. Hãy cầu xin được giải thoát, cầu xin thoát khỏi sinh tử.

Trong thời mạt pháp này, Đức Phật khuyên chúng ta hãy trì niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để được vãng sanh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Lên được cõi đó, chúng ta không còn bị luân hồi, sinh tử nữa.

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nẻo về của ý

Phật giáo thường thức 10:26 18/03/2025

Những bậc chân tu tiếp thu lời Phật và thực tập có kết quả, cho đến thời Phật giáo phát triển, chư vị Tổ sư đưa ra nhận thức mới và sự tu tập cũng có đổi mới, mà tiêu biểu là hai hệ thống triết học lớn trong Phật giáo là Pháp tánh học do Bồ tát Long Thọ xiển dương và Pháp tướng học do ngài Thế Thân triển khai.

Thực hành hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm trong bối cảnh công nghệ số

Phật giáo thường thức 09:57 18/03/2025

Quán chiếu sâu vào hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm, ta nhận ra rằng những biểu hiện của lòng từ bi và sự lắng nghe luôn hiện hữu trong đời sống. Hạnh lắng nghe của Ngài không chỉ là lắng nghe bằng tai mà còn bằng cả tâm, thấu hiểu ngay cả những điều chưa nói thành lời.

Nói nhiều làm phiền lòng người khác

Phật giáo thường thức 09:15 18/03/2025

Nói nhiều là diễn bày bằng lời nói mọi sự việc phát xuất từ những điều kiện khi thấy, khi nghe, khi ngửi, khi nếm, khi xúc chạm và suy nghĩ. Người nói nhiều đôi khi gây thiệt hại và làm phiền lòng nhiều người khác. Phụ nữ có thói quen nói nhiều nên được ví ba người phụ nữ xúm lại làm thành cái chợ chồm hổm. Đàn ông nói nhiều thì người ta thường gọi là bà tám và tất nhiên nhiều người không thích điều này.

Thế nào là sự cúng dường cao thượng & lạy Phật đúng cách?

Phật giáo thường thức 09:08 18/03/2025

Năm nay đã 97 tuổi, Thiền sư Kim Triệu vẫn mẫn tiệp. Với kinh nghiệm thực chứng, đạo hạnh thanh cao, tư cách khiêm cung bình dị, tràn đầy từ tâm cộng với sự hướng dẫn tận tụy, khéo léo, Ngài đã giúp thiền sinh và Phật tử hưởng nhiều lợi lạc của Giáo Pháp và để lại trong tâm mọi người có duyên lành gặp Ngài một niềm kính mến vô bờ. Phatgiao.org.vn giới thiệu phần trả lời câu hỏi trên của Ngài.

Xem thêm