Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/12/2018, 19:08 PM

Câu chuyện tiền kiếp gây chấn động của một thiếu nữ ở Lebanon

Luân hồi, nhận quả chuyện tiền kiếp của con người được Phật giáo giải thích hợp lý, rõ ràng, được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Kết luận chung là đời sống dương thế có luân hồi, thông qua những ví dụ điển hình.

Bài liên quan

Một trong những trường hợp trẻ em kể lại kiếp trước nổi tiếng nhất là câu chuyện của Hanan Monsour/Suzanne Ghanem. Hanan chào đời tại Lebanon. Ở tuổi 20, cô kết hôn với người đàn ông tên Farouk Monsour, từ đó mang họ Monsour của chồng. Đôi vợ chồng có với nhau hai con gái tên là Leila và Galareh.

Sau khi sinh Galareh, Hanah mắc bệnh tim và được khuyên không nên sinh thêm con. Tuy nhiên, phớt lờ cảnh báo của bác sĩ, Hanan tiếp tục sinh một cậu con trai năm 1962.

Chân dung Hanan Monsour và Suzanne Ghanem. Những người tin vào các đặc điểm về ký ức tiền kiếp ở trẻ em nhìn thấy nét tương đồng trên khuôn mặt giữa hai người phụ nữ. Ảnh: IISIS

Chân dung Hanan Monsour và Suzanne Ghanem. Những người tin vào các đặc điểm về ký ức tiền kiếp ở trẻ em nhìn thấy nét tương đồng trên khuôn mặt giữa hai người phụ nữ. Ảnh: IISIS

Một năm sau, bệnh tình trở nặng, ở tuổi 36, cô tới bang Virginia, Mỹ, để phẫu thuật tim. Trước ca phẫu thuật quan trọng, Hanan cố gắng liên lạc với con gái Leila nhưng không thành. Di nguyện chia đôi số đồ trang sức cho hai con gái một khi cô không qua khỏi của Hanan không bao giờ được nhắn nhủ tới con gái Leila bởi Hanan đã qua đời sau phẫu thuật vì biến chứng.

Bài liên quan

10 ngày sau cái chết của Hanan, bé gái Suzanne Ghanem chào đời. 16 tháng tuổi, bé gái liên tục nhấc ống nghe điện thoại và lặp đi lặp lại câu nói: "Xin chào, Leila đấy à?" Hành động của cô con gái nhỏ khiến bố mẹ bé cảm thấy rất kỳ quặc vì gia đình không hề quen biết ai có tên Leila.

Lớn thêm một chút, bé gái Suzanne kể với cha mẹ rằng Leila là con gái mình và cô bé không phải là Suzanne mà là Hanan. Tới khi tròn 2 tuổi, Suzanne càng khiến bố mẹ bất ngờ vì có thể đọc vanh vách tên 13 thành viên trong gia đình kiếp trước của mình.

Những biểu hiện lạ lùng liên tiếp của cô con gái khiến vợ chồng Ghanem bắt đầu tìm kiếm nhà Monsour. Lần đầu gặp mặt, gia đình Monsour tỏ ra nghi ngờ câu chuyện khó tin. Tuy nhiên tâm lý ngờ vực dần biến mất khi Suzanne gọi tên chính xác nhiều thành viên gia đình Hanan trong ảnh.

Lên 5 tuổi, Suzanne gọi cho người chồng trong tiền kiếp Farouk ít nhất ba lần một ngày. Khi tới thăm "chồng kiếp trước", Suzanne thích ngồi lên đùi và ngả đầu vào ngực Farouk.

Người chồng cuối cùng cũng chấp nhận sự thực Suzanne chính là kiếp sống mới sau đầu thai của người vợ quá cố, sau khi anh được nghe chính Suzanne kể những chuyện chỉ có Hanan mới biết.

Luân hồi là gì

Luân hồi không đồng nghĩa với hồi tưởng tìm lại tiền kiếp (PLR) hay ký ức về tiền kiếp, dù đây thường được xem là hai bằng chứng điển hình của luân hồi. Luân hồi cũng không nhất thiết là một niềm tin tôn giáo. Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, không có nghĩa một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo hay ngược lại, người có tôn giáo chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.

Một định nghĩa đơn giản của luân hồi trong số rất nhiều khái niệm từng được đưa ra chính là sự đầu thai hay tái sinh của linh hồn vào một thân xác mới sau cái chết. Những người tin vào luân hồi xem thể xác và linh hồn là hai thực thể riêng biệt, trong đó chỉ có thân xác chết đi, còn linh hồn là bất diệt. Sau cái chết, linh hồn sẽ rời khỏi thân thể và tiếp tục hành trình của bánh xe luân hồi tới kiếp sống khác.

Trong một số tôn giáo, luân hồi có mối liên hệ mật thiết với nghiệp chướng, tức niềm tin cho rằng linh hồn sẽ thực hiện cuộc hành trình nơi mà quá khứ và hiện tại nối kết nhau dựa trên những lựa chọn mà con người đưa ra trong cuộc sống.

Không ít người bác bỏ hoàn toàn sự hiện hữu của luân hồi. Họ tin rằng mỗi người chỉ có duy nhất một cuộc đời, do đó, con người cần nỗ lực sống tốt nhất có thể. Những người theo trường phái này cũng quan niệm, khi chết đi con người cuối cùng sẽ tới được "nơi yên nghỉ", dù tốt, xấu hay trung lập.

Lịch sử từng ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ em bỗng dưng nhớ lại những ký ức trong cuộc đời được cho là kiếp trước của mình. Hiện tượng này thu hút nhiều nhà khoa học cất công làm sáng rõ những điều lạ thường bằng lý giải khoa học, trong đó có tiến sĩ Stevenson.

Tiến sĩ Stevenson, qua đời năm 2007, đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu ký ức tiền kiếp ở trẻ em. Trong sự nghiệp của mình, Stevenson đã nghiên cứu hơn 2.500 trường hợp trẻ em kể chuyện kiếp trước. Trong số này, tiến sĩ khẳng định có tới 1.200 ca được chứng thực hoàn toàn khách quan.

Các ca nghiên cứu của tiến sĩ Stevenson chủ yếu tập trung ở những khu vực nơi dân cư duy trì niềm tin lớn vào luân hồi (như châu Á, Ấn Độ…). Sau 40 năm nghiên cứu, Stevenson xác định 7 đặc điểm thường gặp về ký ức tiền kiếp ở trẻ em, mà chính ông khẳng định chỉ là bằng chứng chứ chưa đủ để chứng minh bất cứ điều gì. 

Đó là những đặc điểm: đứa trẻ bắt đầu mô tả những hồi ức trong kiếp trước ngay khi có thể giao tiếp; đứa trẻ nhớ được những chi tiết về cái chết của mình trong kiếp trước; có đủ mô tả được đưa ra để xác định gia đình trong tiền kiếp; có sự tiếp nối trong đặc điểm tính cách, sở thích và thói quen sau khi đầu thai. 90% các trường hợp giới tính trong hai kiếp sống là không thay đổi; ngoại hình, đặc biệt là các đặc điểm trên khuôn mặt, có xu hướng giống nhau giữa thân xác của kiếp trước và kiếp này; luân hồi làm mới các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Luân hồi theo quan niệm Phật giáo

(Toàn bộ từ khoá về luân hồi)

Sáu cõi luân hồi (tiếng Phạn: Kamadhatu) là thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ về những con đường mà chúng sinh sẽ tái sinh vào sau khi chết.Sáu cõi luân hồi là một mô tả về sự tồn tại có điều kiện dẫn đến nơi mà chúng sinh được tái sinh. Đôi khi chúng được biết đến như những cảnh giới “thực”, nhưng ngày nay, 6 cõi thường được xem như một “phương tiện” giảng dạy thông qua các câu chuyện ngụ ngôn.

Trạng thái tồn tại của một người được xác định bởi nghiệp lực. Một số cõi dường như dễ chịu hơn những nơi khác – cõi trời tốt hơn địa ngục – nhưng tất cả đều là dukkha, có nghĩa chỉ là tạm thời và không hoàn hảo. 

Sáu cảnh giới tái sinh trong Đạo Phật thường được minh họa bởi Bhava Chakra hoặc Wheel of Life (Bánh Xe Sự Sống hay Vòng Luân Hồi).

Đọc thêm bài này

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm