Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/02/2024, 20:30 PM

Câu chuyện tụng kinh Địa Tạng kết hợp niệm Phật gặp được mẹ

Ngô Khế Bi cư sĩ người tỉnh Giang Tô, tháng 5 năm Dân Quốc thứ 17 (1928) Mẹ mất đi, sau thất thứ hai gặp Văn Thiều cư sĩ khuyên nên niệm Địa Tạng Bản Nguyện Kinh. Bắt đầu từ ngày đó, mỗi ngày ông thắp hương đọc kinh một lần, cho đến ngày cuối thất mới ngưng.

Một tháng sau cư sĩ đêm nằm đang ngủ ngon, bỗng tự nhớ rằng: “Nếu người nào muốn gặp, thế nào cũng được gặp: Bèn niệm danh hiệu A Di Đà Phật và Địa Tạng Bồ Tát. Nhờ oai thần khiến cho được đến nơi Mẹ. Bỗng sau gáy như có bàn tay đẩy tới bảo dạy theo hướng bay bổng mà đi. Xuyên qua tường vách không hề gặp trở ngại, hai mắt hé mở, bốn bên thấy lờ mờ, đi quãng đường rất dài đến được một nơi.

Bỗng có người ở đằng sau nói là: “Đến rồi ư?” Cư sĩ nói: “Vẫn chưa thấy gì, làm sao bây giờ?” Cư sĩ nhìn thẳng thấy có một bụi rậm, bèn quỳ xuống cầu xin Địa Tạng Bồ Tát cho biết Mẹ mình ở gần xa. Bỗng có tiếng ở trên không vọng xuống, có người trả lời, hiện chưa tìm thấy. Bèn hỏi người cùng đi, người đó trả lời ra sao? Người cùng đi đó trả lời là chẳng thoái chuyển.

Trì tụng kinh Địa Tạng giúp chuyển đổi nghiệp và vận mệnh vô cùng kỳ diệu

45235700_752535091763973_6644897508851974144_n

Cư sĩ niệm rằng: Tuy chẳng thoái chuyển, tức là đã sinh Tây. Người trả lời này tức là Địa Tạng Bồ Tát. Bèn cúi lạy và nói: “Cầu xin Bồ Tát, phát đại từ bi để cho được thấy Mẹ”. Người cùng đi nói: “Hãy nhìn đằng trước”. Cư sĩ ngóc đầu nhìn lên phía trước, quả thấy đình đài lầu các rất là trang nghiêm. Bên trái có một vách đá, trên có một tòa lầu, Mẹ cư sĩ đến cửa sổ nhìn ra, miệng mỉm cười vẫy tay chào. Cư sĩ gọi Mẹ, thoáng cái lại thấy mẹ đứng dưới hành lang, mặc áo màu vàng nhạt, hướng về phía cư sĩ miệng lẩm bẩm, nhưng không nghe thấy nói gì. Cư sĩ xin Mẹ nói lại. Mẹ lại nói nữa: Tên tục của em cư sĩ hiện cũng ở đây, đang muốn hỏi mẹ khi sắp chết có thấy đau khổ không? Mẹ cư sĩ quay lưng lại đi nơi khác, ông bèn lớn tiếng nói: “Xin Mẹ gìn giữ thân thể .”Trong khoảnh khắc Mẹ đã lên núi cao rồi lặn mất.

Cư sĩ chắp tay ngẩng mặt lên trời cảm tạ Bồ Tát, vừa lúc đó thì thức giấc. Nhiếp Vân Đài nghe cư sĩ thuật lại tình hình trong mộng mà ghi lại. Ngô cư sĩ là học sĩ triết học trường đại học bên Mỹ, sau khi về nước nhận chức Tổng Biên Tập Thường Vụ Ấn Thư Quán, sau làm hiệu trưởng trường Trung Học Tô Châu. Trong 10 năm nay cư sĩ bỏ hết các chức vụ. Nay là hiệu đính Dân Quốc Đại Tạng Kinh. Tinh thần khổ hạnh và hy sinh của cư sĩ biểu hiện đối với Phật học hiểu biết rất nhiều.

Trích: Địa Tạng Bồ Tát Linh Cảm Cận Văn Lục.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm