Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/06/2024, 17:05 PM

“Câu hỏi của con dữ dội thật đó!”

Hỏi: Làm sao để biết mình yêu hay ghét một đối tượng nào đó hả Sư ông? Vì việc yêu ghét con cũng thấy nó rất vô thường. Cùng một đối tượng, mới ngày hôm qua con còn yêu thật lòng, mong muốn người ta hạnh phúc, thì ngày mai con đã ghét đến cùng cực!

Hỏi: 

Mà dần dần con nhận ra là với ai con cũng thế, lúc yêu lúc ghét. Nếu vậy thì cái nào mới là thật hả Sư ông?

Làm sao biết thực sự yêu hay ghét ai? Vì cũng là họ nhưng mình lại lúc yêu lúc ghét. Và có thật là yêu thì tốt hơn ghét không?

Tại sao ta phải lấp đầy trái tim bằng tình yêu (như lý thuyết hay giảng) nếu ngay chính cảm xúc yêu nó cũng như mây trên trời, đến rồi đi?

Có một người dạy con phải tập "yêu người vô điều kiện" nếu muốn tiến xa hơn trên đường tâm linh. Người đó dạy là con luôn luôn ở mức “đai trắng tâm linh” nếu vẫn còn tâm lý có qua có lại. Sư ông cho con hỏi điều này có đúng không? Có thật là con cần phải luyện yêu người vô điều kiện để tiến xa trên con đường tâm linh hay không?

Tình yêu mãi mãi như ban đầu?

441463134_2491075667749159_2873583582191412037_n

Đáp: 

Câu hỏi của con dữ dội thật đó nha! Sư ông cũng sẽ giải thích dữ dội nữa đó, không biết con có nghe nổi không đây?

Yêu hay ghét chỉ là biểu hiện phù phiếm của cái “Tôi” ảo tưởng. Người ta yêu một đối tượng nhưng thực ra chỉ yêu chính ý tưởng được hài lòng của cái “Tôi”, và ngược lại, khi cái “tôi” không như ý thì yêu bỗng biến thành ghét.

Yêu ghét như con kỳ nhông đổi màu cho thích ứng với đối tượng, chỉ khác là đối tượng của kỳ nhông là khách quan, còn trong tình yêu đối tượng hoàn toàn chủ quan do tưởng tượng bịa đặt. Thực tình mà nói, người ta không yêu một đối tượng nào cả mà chỉ yêu ý tưởng của mình về đối tượng ấy.

Ý tưởng này rất chủ quan vì trên thực tế nó không giống như đối tượng hiện thực chút nào, nên khi con phát hiện đối tượng ấy không giống như ý tưởng ảo của mình thì yêu thương liền biến thành chán ghét.

Không phải chỉ trong tình yêu mà trong mọi lãnh vực đời sống, hiếm khi ai thấy đúng đối tượng thật, vì đối tượng mà người ta biết được chỉ là phóng ảnh ý tưởng chủ quan của họ mà thôi. Đối tượng là tấm gương để họ soi thấy bộ mặt yêu ghét của mình nhưng họ lại chỉ quan tâm phê phán tấm gương tốt xấu ra sao thôi. Nên lắm khi người ta thấy mặt mình xấu thì lại cho là tấm gương không trung thực chứ không chịu nhận ra mặt thật của chính mình! Dân gian có câu nói: “Khi yêu trái ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo”, thật là chí lý phải không con?

Vậy đó có phải thực sự là yêu không hay chỉ là cái tình hư cấu của thương và ghét, hay nói trắng ra là của tham và sân? Đó có phải là tình yêu mà người ta nói cần phải lấp đầy trái tim hay không? Và nếu tình yêu loại này mà lấp đầy trái tim thì e rằng chẳng bao lâu nó sẽ biến trái tim thành phiền muộn, vì thực ra lấp đầy tình yêu chỉ để che giấu nỗi cô đơn, lo âu, sầu muộn đang tiềm ẩn trong tận đáy sâu của con tim luôn phập phồng sợ hãi.

Đặc tính của tình yêu loại này là muốn chiếm hữu đối tượng mình yêu, ít nhất là cũng trên mặt tâm lý, nhưng tất cả sở hữu đều mong manh, có được thì có mất, có lấy thì có bỏ, có hợp thì có tan… nên bản chất của nó chỉ là hư ảo.

Tình yêu không điều kiện sẽ cũng chỉ là một ảo tưởng, trừ phi người ta đã trút cạn khỏi trái tim cái tình “yêu-ghét” phù du ảo mộng đó đi, thì lập tức trái tim tự tràn đầy một tình yêu thương vốn tuôn trào bất tận. Đó mới chính là tình yêu không điều kiện - tình yêu rộng lớn vô bờ - trong đó vắng bóng người cho và kẻ nhận.

Tình yêu này vô hạn nên nó tràn ngập trái tim con chứ con không cần phải cố gắng rèn luyện để lấp đầy trái tim bé nhỏ của mình bằng một tình yêu hữu hạn. Còn trong phạm vi “yêu-ghét” thường tình thì đương nhiên phải có điều kiện, nếu không, con mà dại khờ yêu ai vô điều kiện thì… chết chắc đó nha!

Nói vậy không có nghĩa là sư ông dạy con phải trút bỏ mọi tình “yêu-ghét” đời thường, vì qua cái tình “yêu-ghét” đó con mới thấy ra được chính mình trong quan hệ với con người và cuộc sống. Như sư ông đã nói, cái tình “yêu-ghét” chính là tấm gương để soi thấy mặt thật của mình. Điều quan trọng là con có thấy ra cái yêu, cái ghét trong lòng mình không. Chỉ thấy thôi, đừng cố gắng giải thích hay phê phán gì cả, con cần thấu hiểu và cảm thông với cái gọi là tình “yêu-ghét” này hơn là muốn tìm ra điều kiện hoàn hảo cho một tình yêu lý tưởng. Điều kiện thì làm sao mà hoàn hảo được, phải không con?

Nếu như con chưa hiểu được tình yêu, dù hữu hạn hay vô hạn, hữu ngã hay vô ngã, thì con vẫn còn bị chúng trói buộc, không thể nào thoát khỏi được lưới tình.

Chúc con thấy ra được "cái vòng tình ái cong cong" mà “kẻ hòng ra khỏi người mong bước vào” ấy để có thể hiểu ra trái tim mình và hiểu hết ý nghĩa kỳ lạ của cuộc đời...

Thế nào là tình yêu không trói buộc?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tâm rỗng lặng, thư thái và hồn nhiên?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:45 27/09/2024

Hỏi: Bạch Thầy, muốn tâm rỗng lặng, trong sáng, thư thái và hồn nhiên sao khó quá, không biết có phải tại con lo toan trong cuộc sống quá nhiều vì gia đình đang gặp khó khăn? Con xin Thầy dạy con làm thế nào để tâm được rỗng lặng...

Tái sinh của bậc thánh

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:32 27/09/2024

Thưa Thầy, trong trả lời câu hỏi về luân hồi sinh tử và tái sinh Thầy có viết:…Muốn chấm dứt tái sinh thay vì chấm dứt luân hồi là không đúng, vì nếu chưa giác ngộ thì tái sinh là cần thiết để người đó học tiếp bài học giác ngộ. 

Thế nào là tùy duyên thuận Pháp mà giác ngộ sự thật?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 17:15 26/09/2024

Hỏi: Tu phải chăng càng ngày càng làm nhiều người hài lòng khi mình sống chung với mọi người? Môi trường không ảnh hưởng gì đến tu tập, tất cả đều do tâm. Vậy tại sao quí sư lớn thời nay lại không cho những người tu trải nghiệm những môi trường khác nhau để nhận ra những bài học giá trị?

Có gì bền vững lâu dài đâu

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 14:07 26/09/2024

Con nhận được sự chỉ dạy của Thầy, con áp dụng ngay vào tâm trạng của con, thật là hiệu nghiệm. Nhất là lúc tâm lo toan, niệm Phật thì từ từ tâm lắng dịu ngay. 

Xem thêm