Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Câu hỏi đắng lòng…

Ngoại tôi đông con, dì cậu hơn mười người. Cậu Hai già, đi đứng không vững, Dì Sáu mới mất năm rồi. Ngày dì ra đi, tôi không có mặt, tang lễ cũng vắng, chỉ đến viếng và thắp hương sau đấy mấy ngày.

Vừa đạp xe đi thăm dì, thắp nén hương và ra tận mộ. Đứa cháu gầy nhom cứ hỏi đúng một câu: sao bữa đám cậu không vào? Riết, tôi hỏi lại: buồn thúi ruột, vào làm chi? Không ngờ “hắn” nói vô tư: vô nhậu, đông lắm! Nghe cái gì đấy chơi vơi…

Cháu tôi không ác ý. Cậu tới nước nôi, hầu khoanh tay đàng hoàng. Chỉ bởi ít tuổi, không ý nhị, nói suy nghĩ thiệt lòng. Mà đúng, miệt này dịp nào cũng nhậu được, và nhậu ra trò. Lễ tiệc ăn mừng đã đành: thôi nôi, sinh nhật, mừng tốt nghiệp và thăng chức, cưới gả... Đằng này, tang lễ, bịnh đau... cũng nhậu tuốt, rượu vào lời ra cười nói như hội. 

Tôi dự nhiều tang lễ, cỗ bàn tươm tất không thua đám cưởi nhà hàng hạng sang: giò heo bách thảo, gỏi sen, gà hầm, lẩu hải sản, cá chẻm chưng bún tàu… Sau nghi thức phúng điếu, trao phong bì, thi lễ trước linh cửu, toàn tập còn lại ăn nhậu nô đùa hát xướng như hội, mà hội lớn. Nếu không có cờ tang, khách qua đường đi nhanh qua khó biết rằng đấy đám tang. Có lần nghe giải thích: cần vui vẻ làm bớt tà khí đám tang và an ủi thân chủ, rầu không hên. Không thỏa, thấy sao sao…

Bất luận thế nào, sinh tử việc trọng, tâm lý buồn đau không thể nào tránh được khi một người ra đi, đau lắm. Lễ nghi quân cách quy định quân nhân đi đường gặp đám tang phải dừng lại cúi đầu. tang lễ dù thương dân hay chính khách cấp cao, ở bất cứ quốc gia nào cũng có dấu hiệu buồn đau như cờ rủ, nhạc tiễn đưa. Điện buồn được phát hành trong dịp này.

Tôi từng dự những tang lễ như biểu dương lực lượng, tiễn đưa kẹt cứng một đoạn quốc lộ, tiền chi tiêu không biết bao nhiêu cho đủ, lễ tiệc tươm tất. Không có gì sai quấy, nhưng đồng hành cùng đoàn tang qua mấy cây số nhà cửa dân cư xơ xác, nhìn những cháu bé cởi trần nhếch nhác nhìn đoàn người, thấy chạnh lòng.

Nhà nước từng có chủ trương bằng văn bản về chuyện này, đơn giản và tiết kiệm. Văn hóa lâu đời cũng ước lệ chuyện nghi thức tang lễ ra sao cho đúng phép tắc, chia buồn cách chi cho hợp: áo đen hay sẫm màu, không nô đùa, phân ưu trịnh trọng, nghiêm cẩn…

Nghe nói trên miền núi vẫn còn lắm tục cổ, đâm trâu giết bò bán đất làm ma to. Nhưng đồng bằng vùng cuối đất vẫn còn tục ấy là lạ. Có điều gì đấy bất cân xứng trong phát triển, giữa văn hóa và kinh tế. Có nhà xong đám tang, ai nấy mệt mỏi mấy ngày không làm gì được, và nếu phúng điếu không “đạt” coi như... tiêu.

Hôm nay có mưa lất phất. Ruộng lúa vừa tháng xanh mơn mởn. Cây xoài to ai chặt hết ngọn và cành, mấy chum lá non thẫm màu trông ngồ ngộ. Tôi hỏi cháu: sao không hái ăn với bánh xèo? “hắn” nói liền: đắng quá cậu ơi, ăn không vô. Đúng, lá xoài non đắng thiệt.

Và tang gia rầu thúi ruột, nhậu sao vô?

Thăm dì, chuyện có bấy nhiêu…

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm